Nhiều bạn trẻ lựa chọn du học Đức vì chất lượng đào tạo tại quốc gia này thuộc Top hàng đầu thế giới, hệ thống các trường đại học danh tiếng trải đều khắp đất nước. Nếu có dự định du học Đức, bạn đừng bỏ qua những thông tin cần thiết về chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế, học phí các trường, chi phí sinh hoạt, thủ tục xin visa... giúp bạn lập kế hoạch rõ ràng nhằm chinh phục ước mơ tiếp cận nền giáo dục tiên tiến.
Đức là nền kinh tế lớn nhất Liên minh Châu Âu và lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Nhật bản và Trung quốc. 70% các phát minh khoa học bắt nguồn từ nước Đức. Đức đứng đầu châu Âu với hơn 26.500 bản quyền phát minh được đăng ký tại Cơ quan bản quyền châu Âu.
Đức thuộc số những nước có mức sống cao nhất thế giới. Theo chỉ số phát triển con người HDI của Liên hiệp quốc và tính theo tuổi thọ, tỷ lệ người biết chữ và thu nhập bình quân đầu người thì Đức là một trong những nước phát triển nhất thế giới.
Đức là một trong những đất nước an toàn nhất thế giới về sự ổn định chính trị và an ninh xã hội. Tại Đức, bạn sẽ được hưởng một chế độ bảo hiểm y tế tuyệt vời. Khi các bạn đã đóng bảo hiểm y tế thì bạn sẽ được hưởng hoàn toàn miễn phí tất cả các dịch vụ y tế mà không phải mất thêm bất kỳ một khoản chi phí nào khác
Với chất lượng đào tạo thuộc Top đầu thế giới và bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, Đức là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất. Du học Đức với nhiều ưu thế không chỉ là niềm mong ước của nhiều sinh viên Việt Nam mà còn là sự lựa chọn khôn ngoan của rất nhiều sinh viên đến từ châu Âu và các nước khác nhau.
Với vị trí địa lý thuận lợi, văn hoá, con người và hệ thống giáo dục có nhiều ưu việt, nước Đức đã trở thành nơi lý tưởng cho nhiều đối tượng sinh viên, cán bộ khoa học trẻ, nghiên cứu sinh quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc. Các trường Đại học tại Đức luôn kết hợp chặt chẽ với các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để cùng đào tạo.
Hiện nay có 4 bang trong tống số 16 bang của Đức thực hiện việc thu học phí từ học kỳ 1, nhưng chỉ ở mức vừa phải: 500 Euro một học kỳ, tương đương 27 triệu đồng một năm (ở Anh mức học phí hiện nay đã tăng lên 9.000 bảng một năm, tương đương 306 triệu đồng). Còn lại 12 bang không thu học phí.
Các chính sách giáo dục tại Đức luôn thể hiện được tính ưu việt, sự công bằng và luôn khuyến khích khả năng tư duy và học tập của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, trong các điều luật, nước Đức cũng quy định rất rõ các chính sách về việc làm cho sinh viên.
Sinh viên nước ngoài khi chọn du học Đức chỉ phải trả chi phí sinh hoạt ở mức thấp nhất châu Âu (trung bình: 4800 đến 5400 Euro một năm) và có thể làm thêm 90 ngày trong một năm. Với mức lương bình quân là 7 Euro một giờ, sinh viên có thể kiếm thêm khoảng 5040 Euro một năm. Với mức thu nhập này sinh viên đã có thể tự trang trải chi phí sinh hoạt của mình.
Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên: Giảm tiền ăn ở các nhà ăn sinh viên, miễn phí đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng trong nội bộ của bang, miễn hoặc giảm vé vào cửa ở các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe tốt nhất với mức bảo hiểm tối thiểu, vv… khi du học tại Đức.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có rất nhiều cơ hội ở lại làm việc tại Đức và chính phủ tạo điều kiện gia hạn visa cho sinh viên. Hiện tại có 500 Công ty lớn nhất thế giới có mặt ở Đức trong tổng số 45.000 công ty nước ngoài.
Một số tổ chức của chính phủ có chính sách hỗ trợ hồi hương cho sinh viên sau khi hoàn thành khóa du học Đức về nước với mức chi phí đầu tư cho một chỗ làm việc đến 10.000 Euro và từ 3 đến 6 tháng lương (bình quân: 500 Euro/tháng).
Đức là đất nước nổi tiếng với sự phát triển trong rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Quốc gia này luôn đưa ra những chính sách ưu đãi tốt nhất dành cho sinh viên. Để được học tập trong môi trường giáo dục tiên tiến này bạn cần phải có những gì? Cùng Kênh Tuyển sinh tìm hiểu điều kiện du học Đức nhé!
CHƯƠNG TRÌNH |
ĐIỀU KIỆN |
Dự bị Đại học |
- Đỗ kỳ thi THPT Quốc gia |
Đại học |
- Thi đỗ vào hệ chính quy của một trường đại học Việt Nam và học thêm thành công 4 kỳ |
Thạc sĩ |
- Tốt nghiệp Đại Học chính quy loại khá, giỏi |
Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Đức (DAAD) đã công bố: Đối với những bạn vừa thi THPT tại Việt Nam, đang học năm nhất hay dưới 4 kỳ tại VN đều sẽ phải tham gia chương trình Dự bị đại học tại Đức.
Bên cạnh lý do bằng cấp tại các trường đại học tại Việt Nam không được Đức công nhận, học sinh nên học dự bị để nâng cao trình độ về tiếng và tích lũy từ ngữ chuyên ngành, phương pháp học tập có ích cho quá trình học đại học sau này.
Từ năm 2007, Đức đã yêu cầu sinh viên quốc tế phải có chứng chỉ APS trước khi nộp hồ sơ cho trường. Tuy nhiên theo thông báo mới nhất, chứng chỉ APS sẽ chỉ có giá trị khi nộp kèm kết quả TestAS.
Đừng bỏ qua kì thi TestAS diễn ra trong năm và deadline nộp hồ sơ. Bạn có thể chọn thi TestAS bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh mà không hề ảnh hưởng đến kết quả, vì vậy hãy chọn ngôn ngữ bạn cảm thấy tự tin nhất.
Chứng minh tài chính để du học Đức thực chất không khó do Đại sứ quán chỉ yêu cầu tài khoản phong tỏa mà không xét tới thời gian mở sổ tiết kiệm như một số nước khác. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan không tìm hiểu kỹ các yêu cầu của bước chứng minh, đặc biệt là những thay đổi mới nhất.
Gần đây, Đại sứ quán Đức đã đưa ra thông báo thay đổi số tiền tối thiểu phải có trong tài khoản phong toả của sinh viên Việt Nam khi muốn xin visa du học Đức. Cụ thể, sinh viên cần có 8820 euro trong tài khoản, không yêu cầu giấy tờ sao kê. Trước đây, số tiền tối thiểu này cũng đã được thay đổi một vài lần và luôn có xu hướng tăng dần, sinh viên có dự định du học Đức cần cập nhật điều kiện này thường xuyên.
Hồ sơ xin học | ||
1 | Hộ chiếu | Công chứng |
2 | Giấy khai sinh (nếu chưa có hộ chiếu) | Công chứng |
3 | Bằng cấp cao nhất | Công chứng |
4 | Bảng điểm ứng với bằng cấp/học bạ 2 năm gần nhất | Công chứng |
5 | Study plan of purpose SOP | Công chứng |
6 | Xác nhận kinh nghiệm việc làm/hợp đồng lao động | Công chứng |
7 | IELTS hoặc chứng chỉ tiếng anh quốc tế tương đương | Công chứng |
Hồ sơ cá nhân xin visa (gồm hồ sơ xin học và những giấy tờ sau) | ||
1 | Hộ chiếu cũ đã hết hạn | Công chứng |
2 | Giấy khai sinh | Công chứng |
3 | CMND | Công chứng |
4 | Sổ hộ khẩu/ tạm trú KT3 | Công chứng |
5 |
Thư chấp nhận nhập học của trường Đại học. |
Bản gốc |
6 | Văn bản chứng minh về vấn đề thu xếp chỗ ở đã có | Công chứng |
7 | Sơ yếu lý lịch có xác nhận chính quyền địa phương | Bản gốc |
8 | Lý lịch tư pháp số 2 | Bản gốc |
9 | Chứng thực chữ ký nếu đương đơn dưới 18 tuổi | Bản gốc |
10 | Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực chữ ký | Bản gốc |
11 | CMND của người bảo lãnh tài chính | Công chứng |
12 | GTE letter (giống SOP) | Bản gốc |
Cho gia đình làm công ăn lương | |||
1 | Sổ tiết kiệm/ xác nhận số dư tài khoản | Bản gốc | Tùy theo |
2 | Hợp đồng lao động / xác nhận việc làm | Công chứng | 1 |
3 | Xác nhận thu nhập | Bản gốc | 1 |
4 | Sao kê tài khoản thể hiện nguồn thu | Bản gốc | Tùy theo |
5 | Sổ bảo hiểm xã hội | Công chứng | 1 |
6 | Quyết định bổ nhiệm | Công chứng | 1 |
7 | Quyết định tăng lương | Công chứng | 1 |
8 | Sổ đỏ/ hợp đồng mua bán nhà đất | Công chứng | Tùy theo |
9 | Các giấy tờ tài chính khác | Công chứng | Tùy theo |
Cho gia đình có kinh doanh riêng |
|||
Thông tin chung | |||
1 | Sổ tiết kiệm/ xác nhận số dư tài khoản | Bản gốc | Tùy theo |
2 | Sổ đỏ/ hợp đồng mua bán nhà đất | Công chứng | Tùy theo |
3 | Đăng ký ô tô nếu có | Công chứng | Tùy theo |
4 | Cổ phiếu/ chứng khoán | Công chứng | Tùy theo |
Giấy tờ công ty | |||
5 | Giấy phép ĐKKD | Công chứng | 1 |
6 | Các giấy tờ thuế | Công chứng | 1 |
7 | Báo cáo tài chính | Sao y bản chính có mộc công ty | 1 |
8 | Sao kê tài khoản thể hiện đầu ra, đầu vào | Bản gốc | 1 |
9 | Báo cáo kết quả kinh doanh | Bản gốc | 2 |
Tìm hiểu top các trường đại học hàng đầu giúp bạn trẻ có định hướng rõ ràng khi lựa chọn môi trường du học. Danh sách gồm những trường đại học có chất lượng đào tạo danh tiếng trên thế giới, nhiều khối ngành thuộc top đầu chất lượng quốc tế. Đồng thời để thu hút các du học sinh, nhiều trường còn tổ chức chương trình học bổng hấp dẫn với điều kiện và giá trị khác nhau. Học bổng có thể lên tới việc miễn 100% tiền học phí. Trước khi chọn trường, bạn cần quan tâm mức học phí trung bình năm để lập kế hoạch cân đối tài chính phù hợp.
Nếu bạn muốn có được visa du học Đức, bạn phải chứng minh khả năng tài chính cũng như thu nhập hàng tháng của bạn đủ để trang trải cho toàn bộ học phí và các khoản sinh hoạt phí trong suốt thời gian du học tại nước này. Tùy thuộc vào trường ngành nơi bạn theo học mà có những yêu cầu khác nhau.
Phải có bằng chứng về khả năng tài chính trước cho một năm. Bạn cần có 1 tài khoản phong tỏa trị giá 8.640 Euro (Gần 10,000 USD) cho năm đầu tiên. Tài khoản này chỉ được phép rút tối đa là 720 Euro mỗi tháng. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ được yêu cầu chứng minh tài chính nhiều hơn mức đã được thông báo ở trên.
Visa du học Đức, hay còn gọi là thị thực nhập cảnh, là một loại chứng nhận quan trọng được cấp bởi chính phủ Đức cho người nước ngoài khi họ muốn nhập cảnh vào nước này với một mục đích nhất định nào đó. Như vậy, để sinh sống, học tập, làm việc tại đây, bạn cần phải xin visa du học Đức thì mới có thể đặt chân tới quốc gia này.
Thị thực Schengen: Loại thị thực này có thời hạn tối đa là 3 tháng. Nếu muốn gia hạn visa, bạn buộc phải rời khỏi Đức và xin cấp thị thực lại từ quê nhà. Thị thực này chỉ phù hợp cho các du học sinh tham gia các khóa ngắn hạn.
Thị thực National: Thị thực này cho phép bạn ở lại Đức để làm việc và tìm kiếm việc làm trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến 1 năm, hoặc dài hơn tùy theo mục đích lưu trú.
Nộp hồ sơ xin Visa du học Đức
Hồ sơ bao gồm gồm 3 bộ, 1 bộ gốc và 2 bộ photo. Mỗi bộ cho vào một túi hồ sơ riêng biệt và sắp xếp theo trình tự để nhân viên của đại sứ quán dễ dàng kiểm tra hồ sơ của bạn. Sau đó bạn nộp lệ phí 60 Euro và nhận biên lai thu tiền. Phải giữ lại biên lai để làm căn cứ nhận kết quả.
Chuẩn bị hồ sơ du học Đức
Từ ngày 1/1/2007 đến nay tất cả các thí sinh muốn sang Đức du học trước tiên phải nộp hồ sơ tại Bộ phận kiểm tra học vấn (viết tắt là APS). Sau khi việc xét hồ sơ kết thúc và đã được nhân viên của APS phỏng vấn, thí sinh sẽ được nhận một chứng chỉ.
Sau khi đã có chứng chỉ APS, việc tiếp theo cần làm đó là chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
Thời gian xét hồ sơ
Thời gian xét hồ sơ cấp visa du học Đức thông thường là bốn tuần đối với một bộ hồ sơ đầy đủ. Sẽ có thông báo từ nhân viên đại sứ quán để bạn tới nhận visa. Khi đi nhận visa bạn cần mang theo biên lai thu tiền.
Trong từng trường hợp xin visa du học Đức cụ thể, có thể phải nộp thêm các giấy tờ khác, việc này sẽ được nhân viên nhận hồ sơ của sứ quán thông báo cho người xin cấp thị thực biết bằng văn bản. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Kênh Tuyển sinh để biết thêm thông tin.
Chỗ ở du học Đức là một trong những mối quan tâm lớn nhất cho tất cả các sinh viên đang có kế hoạch theo đuổi việc học ở nước này. Trong suốt khoản thời gian du học Đức đây chính là nơi bạn sống và học tập. Nếu có thể tìm được một chỗ ở du học phù hợp cuộc sống những năm du học xa nhà của bạn sẽ dễ dàng hơn.
Không giống như những địa điểm du học phổ biến như Anh, Úc hoặc Mỹ, các trường đại học ở Đức sẽ không giúp bạn tìm kiếm chỗ ở. Một số Hội Sinh Viên nhất định vẫn có chương trình giúp bạn tìm nơi trú ngụ nhưng trong hầu hết trường hợp bạn vẫn phải tự mình tìm kiếm.
Các sinh viên quốc tế chọn chỗ ở du học Đức tại các khu nhà trọ dành cho sinh viên. Ngoài việc các khu nhà trọ này có giá cả phải chăng thì mô hình trên còn cho bạn cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các bạn đồng trang lứa. Giá thuê tại các khu nhà trọ này rất đa dạng tùy thuộc vào kích thước của gian phòng, chất lượng và số lượng đồ nội thất bên trong.
Bạn sẽ phải sống chung trong một nhà với các bạn sinh viên khác bao gồm cả quốc tế lẫn địa phương. Bạn sẽ tự trả tiền thuê cho căn phòng của mình, dùng chung với mọi người một số không gian (nhà bếp, nhà tắm,…) hoặc một số đồ dùng (tủ lạnh, máy sưởi,…). Cuối tháng, mỗi người trong nhà sẽ phải chia nhau trả sinh hoạt phí như tiền điện, internet.
Nếu bạn chỉ thích sống một mình thì đây là lựa chọn chỗ ở du học phù hợp nhất với bạn. Dĩ nhiên, đây cũng là lựa chọn tốn kém nhất trong mọi loại hình nhà ở. Bản hợp đồng là điều quan trọng nhất bạn cần lưu tâm khi chọn ở riêng. Bạn phải chắc chắn rằng mình hiểu tất cả mọi khoản được kê trong hợp đồng. Thông thường, khi bạn thuê nguyên căn thì sẽ không có đồ nội thất đi kèm.
Nhu cầu tìm chỗ ở du học Đức cao nhất vào thời điểm bắt đầu kỳ nhập học mùa đông hằng năm. Nếu bạn không thể tìm được một chỗ ở du học trong thời gian này, hay bạn cần một nơi đáng tin cậy để hỗ trợ, hãy liên hệ với Kênh Tuyển Sinh nhé.