Bạn đang quan tâm về du học Đức ngành kinh tế mà vẫn chưa có nhiều thông tin? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những điều cần biết xoay quanh vấn đề du học Đức ngành kinh tế!

Tại sao nên du học ngành kinh tế tại Đức?

Tại sao nên du học ngành kinh tế tại Đức?

Bạn có đam mê về các ngành kinh tế và có dự định du học? Bạn muốn tìm kiếm một điểm đến phù hợp với các tiêu chuẩn bạn đề ra? Bài viết dưới đây...

1. Điều kiện để đi du học ngành kinh tế tại Đức là gì?

Đức là quốc gia phát triển, do đó để có thể theo học ngành kinh tế tại đây bạn cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:

1.1 Điều kiện cần để đi du học ngành kinh tế

Kinh tế là ngành phát triển theo từng ngày, do đó không dễ gì mà bạn có thể học thật tốt. Do đó bạn cần có:

  • Niềm đam mê, cố gắng bởi tỷ lệ chuyển từ du học ngành kinh tế sang ngành khác là rất cao
  • Khả năng lập luận và tính toán tốt.
  • Khả năng tài chính tốt như thế mới có thể hỗ trợ tối đa bạn trong thời gian du học tại đây.

1.2 Điều kiện đủ để đi du học ngành kinh tế

Đây là những điều kiện bắt buộc bạn cần có nếu muốn học kinh tế tại Đức:

  • Sinh viên phải đỗ vào các trường đại học chuyên ngành kinh tế
  • Tổng các môn thi không được thấp hơn 24 điểm, trong đó không có môn nào dưới 4.

Du học Đức ngành kinh tế và những điều bạn cần biết - Ảnh 1

Kinh tế là ngành phát triển theo từng ngày, do đó không dễ gì mà bạn có thể học thật tốt

2. Các thế mạnh khi chọn du học Đức ngành kinh tế?

Kinh tế là chuyên ngành được lựa chọn giảng dạy và có nhiều học viên lựa chọn để học tập khá nhiều trên thế giới vì nhu cầu nhân lực luôn ở mức cao. Nhờ vào việc giáo dục Đức đặt giáo trình giảng dạy song hành với thị trường lao động trên toàn cầu cùng với ưu thế và sức mạnh vốn có về kỹ thuật khi là quê hương của những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới như: Audi, BmW, Volkswagen, AG,...

Các trường đại học tại Đức không ngừng mở rộng quy mô của chuyên ngành Kinh tế trong những năm gần đây. Bên cạnh các lĩnh vực quen thuộc như kinh tế vĩ mô, quản trị kinh doanh, thương mại, Đức còn mang đến các khóa học về chuỗi cung ứng, dịch vụ, kinh doanh quốc tế và marketing. Tùy theo nhu cầu khóa học, sinh viên còn có thể được giảng dạy các lĩnh vực như thể thao, du lịch, y tế và truyền thông. Do đó, sau tốt nghiệp, các sinh viên có được hiểu biết đa ngành, đủ khả năng gặt hái những thành tựu xứng đáng trong công việc.

Như những chương trình khác tại Đức, sinh viên theo học ngành Kinh tế sẽ được cung cấp cái nhìn chính xác, mang tính toàn cầu về thực tiễn ngành nghề trên toàn thế giới. Sinh viên đạt được điều này thông qua việc giải quyết các vấn đề quốc tế, thực tập tại nước ngoài, tham quan nghiên cứu tại các công ty và học thêm những ngoại ngữ phổ biến bên cạnh tiếng Anh, tiếng Đức.

Đức đào tạo đa dạng các chuyên ngành về kinh tế. Có thể kể đến như: Kế toán, kinh doanh, tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý; Marketing, hành chính văn phòng, quản lý chất lượng, bán lẻ, vận tải và hậu cần,.....

Du học Đức ngành kinh tế và những điều bạn cần biết - Ảnh 2

Sinh viên theo học ngành Kinh tế tại Đức sẽ được cung cấp cái nhìn chính xác, mang tính toàn cầu về thực tiễn ngành nghề trên toàn thế giới

3. Top 5 trường đại học kinh tế hàng đầu của nước Đức

Đức có hẳn một danh sách những cái tên đáng tham khảo khi bạn lựa chọn theo đuổi ngành kinh tế tại đây:

  • No 1: Rheinische Friedrich-Wilhelms-University of Bonn (Top 50)
  • No 2: Ludwig-Maximilians-Universität München (Top 50)
  • No 3: Universität Mannheim (Top 100)
  • No 4: Freie Universität Berlin (Top 100)
  • No 5: Humboldt-Universität zu Berlin (Top 150)

Du học Đức ngành kinh tế và những điều bạn cần biết - Ảnh 3

Rheinische Friedrich-Wilhelms-University of Bonn là cái tên đầu tiên trong danh sách các trường học giảng dạy ngành kinh tế tại Đức mà bạn nên tham khảo

4. Các chi phí khi lựa chọn du học Đức ngành kinh tế

4.1 Các chi phí du học Đức bắt buộc

 

  • Phí Dịch thuật, Công chứng

 

Khi làm thủ tục du học, tất cả các loại giấy tờ, bằng cấp của bạn phải được dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh, và công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Phí dịch thuật: 120,000 VNĐ / tờ đầu tiên. Các tờ sau là 20,000 VNĐ / tờ.

Phí công chứng: 20,000 VNĐ / con dấu.

 

  • Lệ phí TestAS

 

Bài kiểm tra TestAS được dùng để đánh giá năng lực học đại học của sinh viên nước ngoài tại Đức. Ngoài ra, đây cũng là một trong các yếu tố để các trường đại học tại đây xét tuyển ưu tiên đầu vào.

Phí Test AS: 95 EURO / lần.

 

  • Lệ phí APS

 

APS là một trong các loại chi phí du học Đức bắt buộc đối với các bạn học bậc đại học tại đây. APS sẽ thẩm tra xem các du học sinh nước ngoài có đủ điều kiện để được nhập học không. Bạn sẽ được cấp một giấy chứng nhận nếu vượt qua được kỳ thẩm tra này. Và giấy chứng nhận này có hiệu lực mãi mãi.

Phí APS: 150 USD / lần (thẩm tra) và 250 USD/lần (phỏng vấn).

  • Lệ phí Visa nộp tại VFS: Phí thị thực 75 EURO – Phí dịch vụ VFS 28.13 Euro.
  • Vé máy bay Việt Nam – Đức: 500 – 1.000 EURO / một chiều.

4.2 Các loại chi phí du học Đức khác

 

  • Học phí học tiếng Đức

 

Có 6 cấp độ tiếng Đức, đó là: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Để tham gia các khóa học thông thường tại Đức, tối thiểu bạn cần phải có chứng chỉ là A2.

Học phí học tiếng Đức tại Việt Nam: dao động khoảng từ 7,5 triệu / cấp độ.

Học phí học tiếng tại Đức: 1,500 – 2000 EURO / tháng.

 

  • Lệ phí mở Tài khoản Ngân hàng tại Đức (nếu cần)

 

Mở tài khoản ngân hàng tại Đức là một trong các phương thức để chứng minh tài chính khi du học. Tại Việt Nam, bạn có thể mở tài khoản tại hai ngân hàng sau: Deutsche Bank tại Đức, và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank).

Theo quy định, tài khoản của bạn phải có tối thiểu 10.332 EURO. Và phải được mở 6 tháng trước khi đi du học.

 

  • Lệ phí uni-assist: khoảng 100 EURO / lần

 

Đây là loại lệ phí bạn phải đóng khi gửi đơn đăng ký học ĐH tại Đức. Trung tâm Dịch vụ cho các đơn đăng ký Đại học Quốc tế (Arbeits – und Servicestelle für internationale Studienbewerbungen) sẽ tiếp nhận và xử lý các đơn này nhanh chóng, sau đó trả kết quả về cho bạn.

Phí: 100 EURO / lần

4.3 Chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Đức 

Theo kinh nghiệm của các bạn du học sinh Đức thông thường sẽ mất trung bình 861 Euro cho các chi phí như nhà ở, ăn uống, đi lại… Tính ra, một năm tổng chi phí sinh hoạt tại Đức sẽ dao động từ 8,000 – 11,000 Euro. So sánh với một số nước Châu Âu thì chi phí cho du học Đức được đánh giá là khá hợp lý.

Trong đó, các bạn sẽ chi khoảng 800 Euro cho mọi khoản từ thức ăn, sách, điện thoại, nhà ở, quần áo, giải trí, bảo hiểm y tế…Đây là mức chi phí trung bình của Liên minh Châu Âu. Con số này sẽ thay đổi tùy theo địa điểm cụ thể. Chẳng hạn nếu sinh viên sống tại Munich thì chi phí cần có sẽ cao hơn Leipzig. Theo đó, các thành phố lớn như Berlin, Munich, Stuttgart, Frankfurt hay Dusseldorf thì du học sinh sẽ tốn khoảng 800 – 850 Euro/tháng. Trong khi sinh viên học tại Olderburg, Siegen hoặc Duisburg chỉ tốn khoảng 500 – 650 Euro/tháng.

4.3.1 Tiền thuê nhà

Tiền thuê nhà chiếm phần lớn trong chi phí du học Đức, phụ thuộc vào thành phố, khu vực cụ thể. Thường nằm trong khoảng 34% tổng ngân sách tài chính với số tiền dao động từ 200 – 365 Euro/tháng. Tại một số thành phố lớn như Cologne, Munich, Hamburg, Dusseldoft và Frankfurt am Main thì con số này sẽ cao hơn. Nếu du học sinh muốn tìm nơi ở có chi phí hợp lý hơn thì nên chọn sống trong các tòa nhà dành cho sinh viên hoặc ở chung phòng với bạn khác với mức giá tham khảo là:

  • Sống một mình: 350 Euro/tháng.
  • Sống chung với bạn: 280 Euro/tháng.
  • Sống trong khuôn viên trường: 150-250 Euro/tháng. (Tùy theo bạn ở phòng chung hay riêng.)

Sống trong khuôn viên trường sẽ giúp sinh viên tiết kiệm rất nhiều. Tuy nhiên không hề dễ kiếm được chỗ ở phù hợp vì đôi khi danh sách chờ khá dài. Tuy nhiên, sống trong kí túc xá tiền nhà sẽ được gọi là tiền tổng cộng, bao gồm hết các phụ thu phí như tiền điện nước, internet.

Du học Đức ngành kinh tế và những điều bạn cần biết - Ảnh 4

Tiền thuê nhà chiếm phần lớn trong chi phí du học Đức, phụ thuộc vào thành phố, khu vực cụ thể

4.3.2 Chi phí ăn uống

Khi du học Đức, sinh viên thường mất chưa đến 100 Euro/tháng cho việc ăn uống với nhiều mức giá đa dạng tùy thuộc vào loại hình quán ăn và thực phẩm. Cách tiết kiệm nhất là tự nấu nướng với những loại nguyên vật liệu vô cùng đa dạng được bày bán tại những siêu thị bình dân có mặt trên khắp nước Đức là Aldi, Lidl và Netto. Nếu các em muốn ăn tối trong một nhà hàng thì sẽ tốn ít nhất 10 Euro cho từng món ăn. Như vậy một bữa ăn hai người đơn giản sẽ cần khoảng 40 Euro cho thức ăn và 3 Euro cho đồ uống.

4.3.3 Học phí – phí hành chính

Hiện tại trong 16 bang của Đức chỉ duy nhất bang Baden Wüttermberg có thu học phí của sinh viên nước ngoài tầm 1500 Euro/1 học kì. Còn lại các bang khác đều hoàn toàn miễn học phí.

Tuy nhiên tất cả sinh viên học tập tại các trường của Đức đều bắt buộc phải đóng phí học kì. (Gọi nôm na là phí hành chính). Trung bình khoảng 250 Euro, tùy thuộc vào ngôi trường và những dịch vụ bao gồm. Một phần của phí này sẽ chi trả cho các dịch vụ xã hội (thường là 100 Euro) và lệ phí cơ bản như tiền ăn ở, dịch vụ thể thao, hành chính cho sinh viên sống trong kí túc xá hay nhà ở sinh viên. Bên cạnh đó, ở một số bang, sinh viên phải trả thêm phụ thu hành chính từ 50 -75 Euro mỗi học kì.

Một điều đặc biệt sinh viên cần lưu ý đó là phí học kì của nhiều trường bao gồm cả vé sử dụng miễn phí các loại hình giao thông công cộng. Tùy thuộc vào thành phố và hạn mức của vé mà sinh viên sẽ được sử dụng các phương tiện đi lại khá đa dạng như xe buýt, tàu lửa, tàu điện…để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Như nhiều quốc gia khác tại châu Âu, nhiều sinh viên và người dân tại Đức thích sử dụng xe đạp để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ môi trường. Vì vậy, nếu muốn các em cũng có thể lựa chọn loại hình này. Xe đạp tại đây không quá đắt đỏ nhưng để tiết kiệm thì nên mua lại những chiếc xe cũ vẫn còn dùng tốt, được bày bán phổ biến khắp nơi.

4.3.4 Bảo hiểm y tế

Sinh viên khi du học tại Đức cần phải có bảo hiểm để đảm bảo cho cuộc sống học tập và sinh sống tại đây. Dịch vụ y tế bảo hiểm cộng đồng tại Đức sẽ cung cấp các loại hình phù hợp cho sinh viên khoảng 80 Euro tháng. Với điều kiện sinh viên dưới 30 tuổi và số học kì chưa vượt qua 14. Sau thời gian này, phí bảo hiểm của bạn sẽ tự tăng lên mức tối thiểu 160 Euro/tháng.

4.4 Chi phí phát sinh thêm

Trong quá trình học, sinh viên sẽ cần thêm nhiều thiết bị học tập như sách, tạp chí nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành…Một trong những cách tiết kiệm nhất là mua ở nhà sách có chương trình khuyến mãi hoặc mua sách cũ. Bên cạnh đó, Chính phủ Đức lâu nay vốn nổi tiếng với các chương trình hỗ trợ cho sinh viên. Ngoài miễn học phí, Vương quốc bia còn mang đến những chính sách tuyệt vời khác như:

  • Sinh viên có tài năng sẽ được nhận 300 Euro/tháng từ Chính phủ.
  • Học bổng cho nghiên cứu sinh hoặc sinh viên chuyên ngành đặc biệt.

> Du học sinh chia sẻ hành trình bắt đầu sự nghiệp tại Đức

> Làm thêm khi du học Đức: Có được phép không? Lưu ý những gì?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp