Làm thêm khi đi du học không chỉ đem lại khoản tiền phụ giúp cho sinh hoạt tại nước ngoài, mà đồng thời sẽ mang lại cho du học sinh nhiều trải nghiệm và cơ hội quý báu. Nhiều người sẽ thắc mắc: Liệu du học Đức có cho phép du học sinh làm thêm? Cần lưu ý những gì khi đi làm thêm tại Đức? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học tại Đức

Các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học tại Đức

Sau đây là danh sách các chương trình liên kết đào tạo quốc tế (đang hoạt động) giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam với các đối tác tại Cộng hòa Liên bang...

1. Du học Đức có được đi làm thêm không?

Theo quy định của luật pháp Đức thì sinh viên nước ngoài được phép làm thêm tại Đức nhưng theo thời gian quy định. Cụ thể các bạn sẽ được làm khoảng 90 ngày/năm, với 8 tiếng/ ngày. Hoặc được làm 180 ngày/ năm với 4 tiếng/ngày. Ngoài ra tùy theo từng thời điểm cũng như quy định của doanh nghiệp sẽ có những  những thay đổi và điều chỉnh riêng.

Theo quy định của một số trường đại học Đức thì mỗi một sinh viên không được làm việc quá 20 giờ/ tuần. Và nếu bạn học tại trường có quy định như vậy thì có thể xin làm thêm toàn thời gian vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ Tết. 

Như vậy căn cứ theo quy định các bạn có thể lựa chọn thời gian làm việc phù hợp với thời gian học cũng như khu vực sinh sống. Nhưng lưu ý trước khi đi làm các bạn cần phải xin giấy phép lao động từ cơ quan việc làm Liên Bang nhé. Điều này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Đặc biệt mọi chi tiết và thông tin về việc làm thêm sẽ được nêu một cách chi tiết.

Làm thêm khi du học Đức: Có được phép không? Lưu ý những gì? - Ảnh 1

Theo quy định của luật pháp Đức thì sinh viên nước ngoài được phép làm thêm tại Đức nhưng theo thời gian quy định

2. Thuế và tiền lương đối với du học sinh Đức khi làm thêm

Thuế cũng là một vấn đề cần quan tâm. Một sinh viên làm việc bán thời gian tại Đức kiếm được ít hơn 450 Euro một tháng không cần phải trả bất kỳ khoản thuế hay phí an sinh xã hội nào. Ngoài ra, nếu bạn làm việc ít hơn 50 ngày liên tục trong thời gian một năm, bạn cũng được miễn. Chính vì chính phủ có nhiều ưu đãi dành cho sinh viên nên bạn cần tuân thủ đúng những quy định đưa ra để nhận được lợi ích tốt nhất. Tuân thủ luật của liên bang là vô cùng quan trọng. Nếu bạn bị phát hiện là đang lừa đảo, bạn có thể bị trục xuất khỏi Đức. 

Còn về vấn đề lương, sinh viên du học tại Đức có thể tham gia lao động vào các ngày cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ, chưa kể các làm thêm vào các ngày bình thường.

10 ngày làm việc một tháng là tương đương với 120 ngày làm việc trong năm, mỗi ngày trung bình 8 tiếng đồng hồ, bạn có thể đạt mức thu nhập: 8 tiếng/ngày x 120 ngày/năm x 7 Euro/giờ = 6.720 Euro/ năm.

Trong trường hợp, bạn đi làm thêm vào cả các ngày bình thường, trung bình mỗi ngày bạn chỉ làm tầm khoảng 2 tiếng, mức thu nhập của bạn sẽ là: 2h/ngày x 7 Euro/ h x 20 ngày/ tháng x 12 tháng = 3.360 Euro/ năm. Phép tính này chưa bao gồm thời gian làm thêm vào những ngày nghỉ dài trong năm.

Lưu ý: Mức 7 Euro/ ngày chỉ là mức tối thiểu tại Đức. Nếu bạn giỏi tiếng Đức, bạn thậm chí còn có thể đạt mức thu nhập cao hơn gấp 2 – 3 lần.

Làm thêm khi du học Đức: Có được phép không? Lưu ý những gì? - Ảnh 2

Chính vì chính phủ có nhiều ưu đãi dành cho sinh viên nên bạn cần tuân thủ đúng những quy định đưa ra để nhận được lợi ích tốt nhất

3. Các loại công việc có thể làm thêm tại Đức

  • Giảng dạy / Nghiên cứu / Hỗ trợ nghiên cứu tại trường đại học

Các công việc này bao gồm hỗ trợ giáo sư đánh dấu các bản sao, hướng dẫn hoặc chuẩn bị tài liệu nghiên cứu, giám sát viên, thủ thư,... Những thông báo đăng tuyển công việc dạng này thường được dán trên bảng tin của trường đại học nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy.

  • Phục vụ tại quán cà phê, quán bar, ...

Nhiều sinh viên du học Đức lựa chọn công việc này vì nhiều lý do hơn là tiền. Mặc dù mức lương có thể không nhiều hoặc thậm chí là cơ bản, bù lại bạn sẽ có những cơ hội tuyệt vời để khám phá thành phố, gặp gỡ những người mới, tạo dựng nhiều mối quan hệ cần thiết hay chỉ đơn giản là thư giãn sau một ngày học hành vất vả tại trường đại học.

Làm thêm khi du học Đức: Có được phép không? Lưu ý những gì? - Ảnh 3

Nhiều sinh viên du học Đức lựa chọn công việc phục vụ vì nhiều lý do hơn là tiền

  •  Trông trẻ/ Giúp việc nhà

Các công việc như trông trẻ, giúp việc nhà là một thử thách lớn với các bạn, không phải ai cũng có thể làm tốt công việc này bởi vì quãng thời gian trước khi sang “xứ người”, hầu hết các bạn còn mải mê quay cuồng trong những chương trình học dài đằng đẵng, việc nhà thì cũng đã có ba mẹ người thân lo phần lớn, do đó mà công việc này khiến các bạn mất chút thời gian để thích nghi với nó.

  • Trợ lý doanh nghiệp

Đây là công việc được trả lương cao và là một lựa chọn tốt cho những bạn sinh viên muốn học hỏi nhiều kinh nghiệm, cũng như xây dựng những mối quan hệ cho công việc sau này. Chính phủ Đức sẽ cho bạn giấy phép làm việc trong vòng 1 năm với thị thực sinh viên. Đây là cơ hội tốt giúp bạn bắt đầu sự nghiệp và có nhiều không gian phát triển hơn ở Đức. Các bạn sinh viên du học Đức có thể tìm thấy những công việc này trong các tờ báo địa phương.

> Những điều bạn cần biết để tồn tại qua mùa đông tại Đức

> Đức - Điểm đến du học luôn đứng TOP đối với sinh viên quốc tế

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp