Hệ thống giáo dục Phần Lan luôn có nhiều thành tích đáng kể. Đặc biệt, Chính phủ dành không ít các ưu đãi cho sinh viên quốc tế. Những bạn trẻ có nguyện vọng du học Phần Lan cần lập kế hoạch rõ ràng, tìm hiểu và chọn trường đại học phù hợp, tìm hiểu thủ tục xin visa, tham khảo các chương trình học bổng hấp dẫn của một số trường...
Theo Báo cáo hạnh phúc toàn cầu 2018, được thực hiện bởi Gallup, dựa trên 6 biến số quan trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc như: thu nhập, sự tự do, tin tưởng, tuổi thọ trung bình, phúc lợi xã hội và lòng rộng lượng, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.
Quốc gia Bắc Âu này được đánh giá là quốc gia an toàn nhất trên thế giới theo World Economic Forum. Hơn thế nữa, nhiều khảo sát cho thấy Phần Lan luôn được xếp hạng cao về chất lượng cuộc sống, sự ổn định và giáo dục. Không chỉ có chất lượng sống xuất sắc và nền giáo dục sáng giá, quốc gia này còn được xếp cao nhất về tác động của sự đổi mới và xanh hoá.
Theo Tổ chức OECD (Organization Economic Cooperation and Development), Phần Lan là nước thành công nhất thế giới trong nền giáo dục. Giáo dục được đánh giá cao ở Phần Lan và đặt tiêu chuẩn cao cho giáo dục là một trong những nền tảng chiến lược của Quốc gia này. Đây cũng là lý do quan trọng nhất tại sao bạn nên du học Phần Lan.
Giáo dục đã luôn được coi là chìa khóa của thành công của đất nước Phần Lan. Giáo viên được đào tạo bài bản, phải có ít nhất một văn bằng cao học trong ngành giáo dục và nghề giáo được coi là một trong những nghề danh giá nhất. Cơ sở vật chất tại trường luôn được cập nhật và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của sinh viên.
Phần Lan hiện đang đứng thứ 6 thế giới về chất lượng đào tạo, được vinh danh bởi nhiều bảng xếp hạng giáo dục uy tín như Universitas21, Times Higher Education, QS World University. Vì vậy việc tốt nghiệp các trường tại đây sẽ đáp ứng được trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu mà nhà tuyển dụng khắp thế giới đưa ra.
Giáo dục Phần Lan với mục tiêu giúp sinh viên phát huy hết tố chất vốn có để học sinh nổi bật trên mặt bằng nhân lực và có được những vị trí công việc như ý.
Trước đây, Phần Lan được xem là “thiên đường giáo dục” một phần vì chính sách miễn học phí cho các bậc học. Tuy nhiên, theo quy định mới của chính phủ, sinh viên quốc tế du học Phần Lan phải đóng học phí tối thiểu là 1.500 Euro/năm, áp dụng cho tất cả khóa học cử nhân, thạc sĩ được giảng dạy bằng tiếng Anh, các trường đại học Phần Lan có thể đưa ra những mức học phí khác nhau.
Điều này có thể làm nhiều sinh viên băn khoăn, nhưng nếu so sánh với một số quốc gia hàng đầu về giáo dục, mức học phí ở Phần Lan vẫn vô cùng hợp lý và dễ chịu. Dù không còn miễn học phí, các trường đại học Phần Lan vẫn có những chính sách khuyến khích học tập bằng các suất học bổng giá trị từ 20 – 100% học phí, có thể kèm theo cả sinh hoạt phí, được áp dụng suốt khóa học.
Chính phủ Phần Lan quy định sinh viên được phép làm thêm 25h/tuần và làm việc toàn phần trong các kỳ nghỉ lễ, Tết trong năm để trang trải chi phí sinh hoạt. Lương làm thêm từ 8 EUR đến 15 Euro mỗi giờ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được phép ở lại một năm để làm việc. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn vừa học tập và làm việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho sau này.
Với tất cả các lý do tại sao bạn nên du học Phần Lan trên đã đủ để bạn chọn quốc gia xinh đẹp và hạnh phúc nhất thế giới này làm nơi du học lý tưởng của mình? Nếu bạn muốn biết thêm thông tin gì về du học Phần Lan bạn có thể liên hệ với Kênh Tuyển sinh Để được hỗ trợ nhé.
Tuy đã bắt đầu thu học phí kể từ mùa thu năm 2018 nhưng du học Phần Lan vẫn luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ bởi chi phí hợp lý và nền giáo dục chất lượng. Đặc biệt, chỉ cần bạn đậu kỳ thi đầu vào thì sẽ có cơ hội nhận học bổng từ 50% – 100% học phí.
Vậy điều kiện du học Phần Lan là gì? cùng đi vào tìm hiểu nhé!
Nền giáo dục Phần Lan nổi tiếng bởi mức đầu tư cực cao và đem lại cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người. Đối với sinh viên quốc tế, để được du học Phần Lan, đặc biệt là hình thức miễn học phí, sinh viên cần tham gia kỳ thi kiểm tra đầu vào với 5 phần.
Bài kiểm tra tương ứng với 5 môn là: Đọc hiểu, Viết luận, Toán IQ, Phỏng vấn. 5 phần thi sẽ có tổng điểm tối đa là 100 điểm, thang điểm tối đa của các môn thi sẽ thay đổi tùy theo chuyên ngành học đăng ký. Đây là kỳ thi bắt buộc trong điều kiện du học Phần Lan để xác định năng lực và quyết định xem bạn có được nhận học tại một trường đại học tại Phần Lan hay không.
Cử nhân | Thạc Sĩ |
– Tốt nghiệp PTTH hoặc đang theo học lớp 12. – Không yêu cầu bằng IELTS, tuy nhiên trình độ phải tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL ibt 80. – Vượt qua kỳ thi đầu vào do các trường Đại học ứng dụng Phần Lan tổ chức vào trễ nhất là tháng 4 hàng năm | – Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành, điểm trung bình tốt nghiệp trên 7.0. – Trình độ Anh ngữ tối thiểu IELTS 6.5 hoặc TOEFL ibt 92. – Kinh nghiệm làm việc liên quan ít nhất 3 năm – GMAT tối thiểu 550 (tùy trường yêu cầu) |
Ngôn ngữ chủ yếu ở Phần Lan là tiếng Phần và tiếng Thụy Điển. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là tiếng anh không trở nên phổ biến, hầu hết người dân Phần Lan đều có khả năng tiếng anh tốt và thường sử dụng Tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Một phần nữa, để đặt chân đến “xứ sở ngàn hồ” bạn cần phải trải qua kỳ thi đầy vào tổ chức hoàn toàn bằng Tiếng Anh với yêu cầu trình độ anh ngữ tối thiểu tương đương IELTS 6.0.
Nói về chứng minh tài chính du học Phần Lan không hề khó khăn phức tạp như Anh, Mỹ, Úc….Khi xin giấy phép cư trú sinh viên, du học sinh quốc tế không nằm trong khối EU cần phải chứng minh khoảng thu nhập gia đình tối thiểu rơi vào khoảng 6720 EUR/ năm (tương đương 180 triệu). Trên thực tế, du học sinh cần khoảng 600 – 700 EUR/ tháng để đảm bảo chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.
Hồ sơ xin học | ||
1 | Hộ chiếu | Công chứng |
2 | Giấy khai sinh (nếu chưa có hộ chiếu) | Công chứng |
3 | Bằng cấp cao nhất | Công chứng |
4 | Bảng điểm ứng với bằng cấp/học bạ 2 năm gần nhất | Công chứng |
5 | Study plan of purpose SOP | Công chứng |
6 | Xác nhận kinh nghiệm việc làm/hợp đồng lao động | Công chứng |
7 | IELTS hoặc chứng chỉ tiếng anh quốc tế tương đương | Công chứng |
Hồ sơ cá nhân xin visa (gồm hồ sơ xin học và những giấy tờ sau) | ||
1 | Hộ chiếu cũ đã hết hạn | Công chứng |
2 | Giấy khai sinh | Công chứng |
3 | CMND | Công chứng |
4 | Sổ hộ khẩu/ tạm trú KT3 | Công chứng |
5 | Thư chấp nhận nhập học của trường Đại học. | Bản gốc |
6 | Văn bản chứng minh về vấn đề thu xếp chỗ ở đã có | Công chứng |
7 | Sơ yếu lý lịch có xác nhận chính quyền địa phương | Bản gốc |
8 | Lý lịch tư pháp số 2 | Bản gốc |
9 | Chứng thực chữ ký nếu đương đơn dưới 18 tuổi | Bản gốc |
10 | Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực chữ ký | Bản gốc |
11 | CMND của người bảo lãnh tài chính | Công chứng |
12 | GTE letter (giống SOP) | Bản gốc |
Cho gia đình làm công ăn lương | |||
1 | Sổ tiết kiệm/ xác nhận số dư tài khoản | Bản gốc | Tùy theo |
2 | Hợp đồng lao động / xác nhận việc làm | Công chứng | 1 |
3 | Xác nhận thu nhập | Bản gốc | 1 |
4 | Sao kê tài khoản thể hiện nguồn thu | Bản gốc | Tùy theo |
5 | Sổ bảo hiểm xã hội | Công chứng | 1 |
6 | Quyết định bổ nhiệm | Công chứng | 1 |
7 | Quyết định tăng lương | Công chứng | 1 |
8 | Sổ đỏ/ hợp đồng mua bán nhà đất | Công chứng | Tùy theo |
9 | Các giấy tờ tài chính khác | Công chứng | Tùy theo |
Cho gia đình có kinh doanh riêng | |||
Thông tin chung | |||
1 | Sổ tiết kiệm/ xác nhận số dư tài khoản | Bản gốc | Tùy theo |
2 | Sổ đỏ/ hợp đồng mua bán nhà đất | Công chứng | Tùy theo |
3 | Đăng ký ô tô nếu có | Công chứng | Tùy theo |
4 | Cổ phiếu/ chứng khoán | Công chứng | Tùy theo |
Giấy tờ công ty | |||
5 | Giấy phép ĐKKD | Công chứng | 1 |
6 | Các giấy tờ thuế | Công chứng | 1 |
7 | Báo cáo tài chính | Sao y bản chính có mộc công ty | 1 |
8 | Sao kê tài khoản thể hiện đầu ra, đầu vào | Bản gốc | 1 |
9 | Báo cáo kết quả kinh doanh | Bản gốc | 2 |
Tìm hiểu top các trường đại học hàng đầu giúp bạn trẻ có định hướng rõ ràng khi lựa chọn môi trường du học. Danh sách gồm những trường đại học có chất lượng đào tạo danh tiếng trên thế giới, nhiều khối ngành thuộc top đầu chất lượng quốc tế. Đồng thời để thu hút các du học sinh, nhiều trường còn tổ chức chương trình học bổng hấp dẫn với điều kiện và giá trị khác nhau. Học bổng có thể lên tới việc miễn 100% tiền học phí. Trước khi chọn trường, bạn cần quan tâm mức học phí trung bình năm để lập kế hoạch cân đối tài chính phù hợp.
Nếu bạn muốn có được visa du học Phần Lan, bạn phải chứng minh khả năng tài chính cũng như thu nhập hàng tháng của bạn đủ để trang trải cho toàn bộ học phí và các khoản sinh hoạt phí trong suốt thời gian du học tại nước này.
Bản gốc chứng nhận số tiền gửi với số tài khoản cá nhân tại ngân hàng hoặc chứng nhận học bổng từ cơ sở giáo dục hoặc các cơ sở có liên quan khác. Số tiền được yêu cầu là 560 Euro mỗi tháng nghĩa là khoảng 6.720 Euro (Khoản 7,673 USD) cho một giấy phép cư trú có hiệu lực 01 năm.
Các chứng nhận tài chính hay bảo lãnh học bổng hoặc thu nhập của cá nhân khác không được coi là phương tiện hỗ trợ tài chính hợp lệ.
Phần Lan được xem là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới cũng là điểm đến du học tuyệt vời, thu hút đông đảo du học sinh quốc tế, trong đó có du học sinh Việt Nam. Nếu bạn mong muốn được du học tại đất nước này hãy cùng tìm hiểu về thủ tục xin visa du học Phần Lan nhé.
Lưu ý: ảnh hộ chiếu yêu cầu cỡ nhỏ nhất là 36mm x 47mm, không chấp nhận ảnh không đáp ứng được yêu cầu.
Hiện tại, Sở Nhập cư và Cảnh sát Phần Lan đã cung cấp dịch vụ nộp đơn trực tuyến để xin giấy phép cư trú cho sinh viên nước ngoài. Mẫu khai trực tuyến sẽ cung cấp cả hướng dẫn khai đơn. Người nộp đơn cũng có thể theo dõi quá trình tiến hành giải quyết hồ sơ trực tuyến mà không cần phải xếp hàng tại điểm cung cấp dịch vụ hoặc chờ đến giờ giải đáp điện thoại.
Đến với buổi phỏng vấn xin visa du học Phần Lan, các bạn cần trả lời hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhân viên lãnh sự quán sẽ đánh giá bạn dựa vào các tiêu chuẩn sau:
Vấn đề về nhà ở luôn là ưu tiên hàng đầu của sinh viên quốc tế tại Phần Lan và chiếm khoảng 44% tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng của các bạn. Thông thường ở Phần Lan sẽ không có dạng nhà ở homestay như những nước khác, còn ký túc xá thì sẽ ưu tiên dành cho sinh viên nằm trong khối EU. Vì vậy, sinh viên quốc tế sẽ thường ở tại các khu chung cư, căn hộ dành cho sinh viên.
Có nhiều lựa chọn nhà ở du học bạn có thể tìm kiếm tại Phần Lan. Bao gồm:
Căn hộ sống chung: Đây là lựa chọn lý tưởng đối với sinh viên độc thân và thường được chia sẻ với 2 đến 4 người. Mỗi người có một phòng riêng và dùng chung phòng tắm và nhà bếp. Trong một số trường hợp, họ cũng dùng chung phòng khách.
Căn hộ Studio: Đây là lựa chọn chỗ ở du học Phần Lan phù hợp với sinh viên muốn ở một mình, tuy nhiên loại nhà ở này đắt hơn căn hộ sống chung. Căn hộ Studio cũng sẽ không dễ dàng tìm được.
Căn hộ gia đình: Những căn hộ kiểu này được thiết kế cho các cặp đôi hay gia đình cùng trẻ nhỏ. Chúng được đặt gần các khu vui chơi và trường học cho trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho các phụ huynh có con nhỏ. Căn hộ này thường có từ hai đến ba phòng cùng nhà bếp.
Bạn nên liên lạc với văn phòng quốc tế tại trường để tìm hiểu thêm thông tin về chỗ ở du học Phần Lan cho sinh viên. Các cơ quan nhà ở sinh viên sẽ giúp bạn tìm kiếm nhà trong hầu hết các trường hợp. Hoặc bạn có thể liên hệ với Kênh tuyển sinh để được tư vấn và hỗ trợ.