Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

 

Trường dân lập ở HCM thiếu đất xây trường trầm trọng

>> Trường dân lập chống chọi trong thời khó khăn

>>> Trường dân lập thiếu sân chơi

 

Tại TPHCM, gần 17.000 học sinh không được vào lớp 10 trường công lập trong năm học 2012-2013 sẽ phải đối mặt với việc tăng học phí ở hầu hết các trường THPT ngoài công lập

 

Sở GD-ĐT TPHCM vừa công bố danh sách các trường THPT ngoài công lập tuyển sinh lớp 10 kèm theo quy định mức thu học phí hằng tháng ở mỗi trường. So với năm học 2011-2012, mức học phí quy định ở hầu hết các trường này đều tăng.

Trường tốp dưới tăng mạnh

Điểm qua một loạt các trường có thể thấy mức tăng học phí ở những nhóm trường là khác nhau. Trong khi những trường tốp trên đã tạo được thương hiệu nhưng học phí chỉ tăng nhẹ thì nhóm trường tốp dưới tăng mạnh.

hoc phi truong dan lap, truong dan lap, ngoai cong lap, tuyen sinh, hoc phi cao, tang hoc phi

Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến thông báo học phí áp dụng trong năm học 2012-2013 là 1.500.000 đồng/tháng, tăng 18% so với năm học 2011-2012. Tương tự, Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký thu 1.800.000 đồng/tháng, tăng khoảng 17%; Trường THPT tư thục Ngô Thời Nhiệm thu 1.900.000 đồng/tháng, tăng 12%…

 

Theo thống kê, các trường tốp dưới tăng học phí mạnh nhất. Trường THPT Âu Lạc tăng từ 2.100.000 đồng lên 3.800.000 đồng/tháng. Trường THPT Á Châu tăng từ 6.411.000 đồng lên 7.373.000 đồng/tháng; Trường THPT Phan Bội Châu tăng từ 950.000 đồng lên 2.350.000 đồng/tháng; Trường THPT Thái Bình Dương tăng từ 4.800.000 đồng lên 5.400.000 đồng/tháng.

 

Cũng có vài trường như THPT Sao Việt, THPT Nam Mỹ, THPT APU giảm học phí từ 500.000 - 2.175.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức học phí đang áp dụng ở những trường này lâu nay rất cao: Trường THPT APU thu 20.618.000 đồng/tháng, THPT Nam Mỹ và THPT Sao Việt cùng thu 10.500.000 đồng/tháng.

Tăng học phí để chống trượt giá

Theo bà Nguyễn Yên Chi, Phó Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến và hiệu trưởng nhiều trường THPT ngoài công lập khác, chi phí phục vụ bán trú và những chi phí khác đều tăng nên phải điều chỉnh học phí.

 

 

Bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Ngô Thời Nhiệm, nói phải tăng học phí nhằm cải thiện lương cho giáo viên và chống trượt giá đồng thời tăng cường mua sắm, đầu tư trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo.Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT TPHCM, cho rằng học phí và nhiều khoản thu khác của các trường ngoài công lập không chịu sự ràng buộc của các cơ quan Nhà nước mà do sự thỏa thuận của phụ huynh với nhà trường.Nói đúng hơn là trường quy định các mức thu, phụ huynh chấp nhận được thì cho con theo học. Do vậy, khi đăng ký vào trường ngoài công lập, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ các khoản thu cũng như điều kiện dạy học để chất lượng dạy học tương xứng với kinh phí bỏ ra.

Đầu tư chưa đồng đều

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, hiện có 50.148 học sinh THPT đang học tại các trường ngoài công lập. Đội ngũ giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng hầu hết đạt chuẩn, quy mô và chất lượng tại nhiều trường ngày càng phát triển.Một số trường đã đầu tư cơ sở vật chất và trang bị phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, mức độ đầu tư của các trường không đồng đều. Hiện vẫn còn 18 trường có diện tích nhỏ (dưới 6 m2/học sinh), 9 trường không có sân chơi, 6 trường không có thư viện, 17 trường thiếu các phòng thực hành thí nghiệm.Có trường nhiều cơ sở phân tán ở các địa bàn khác nhau với nhiều cấp học, như Trường THPT Á Châu có 11 cơ sở, trong đó có 5 cơ sở THCS và THPT. Một số trường không tổ chức dạy đầy đủ, không thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh.

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: NLD)