Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin lie6n quan:

 

Học phí các trường Cao đẳng ngoài công lập

>> Trường ĐH ngoài công lập đuối sức

>>> Cạnh tranh không bình đẳng giữa trường Công lập và Dân lập

 

Ngày 26-4, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị các trường phổ thông ngoài công lập trên địa bàn TP. Trong ba năm (2009 - 2011), TP.HCM có thêm 36 trường PT ngoài công lập (NCL) được thành lập.

truong dan lap, ngoai cong lap, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, bao gia, hoc phi truong dan lap

Trường THPT ngoài công lập Đăng Khoa cơ sở trên đường Cô Bắc, Q.1, TP.HCM là một trong những trường thiếu sân bãi và các phòng bộ môn - Ảnh: Như Hùng

 

Với số trường mới, số lượng trường NCL lên đến 85 trường trong tổng số 182 trường THPT của toàn TP.

 

Tuy nhiên, nghịch lý giữa số lượng và chất lượng trường NCL đặt ra nhiều điều đáng lo ngại. Có những trường tổng số HS chưa đến 50 em, hoạt động cầm chừng. Tình trạng trường có cơ sở vật chất kém, thiếu sân bãi, phòng thí nghiệm, thiếu an toàn... rất phổ biến.

Thiếu học sinh trầm trọng

Theo thống kê mới nhất của Sở GD-ĐT TP.HCM, có 13 trường NCL có dưới 100 HS như Hoa Sen, Hàm Nghi, Việt Mỹ, Phan Huy Ích, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quốc Toản, Bách Việt..., thậm chí có trường chỉ có tổng số 33 em, chia làm ba lớp.

 

Một phần do các trường mới thành lập tuyển sinh còn khó khăn, nhưng cũng có những trường thành lập từ năm 1997, trải qua bao nhiêu thăng trầm mà vẫn chỉ vỏn vẹn hơn 30 HS.

 

Thiếu HS trầm trọng nên mới có chuyện HS xin rút hồ sơ chuyển trường năm lần bảy lượt nhưng trường cứ dùng dằng, đến nỗi phụ huynh phải nhờ sở phân xử.

 

Số trường có sở hữu về cơ sở vật chất chỉ đếm trên đầu ngón tay, số còn lại đa số phải thuê mướn cơ sở, sân bãi. Có trường hoạt động với 11 cơ sở, phân tán nhỏ ở nhiều địa bàn khác nhau như Trường tư thục Á Châu.

 

Theo ban giám đốc sở, việc trường có quá nhiều cơ sở nhỏ lẻ dẫn đến việc tổ chức quản lý, điều hành khó chặt chẽ. Đáng nói là nhiều trường chuyển cơ sở, mở chi nhánh thường xuyên nhưng chưa có giấy phép đăng ký mới vẫn đưa vào hoạt động. Có 18 trường có diện tích quá nhỏ, dưới 6m2/HS.

 

Qua kiểm tra, nhiều trường không xây dựng hồ sơ quản lý cán bộ, hiệu trưởng, hiệu phó chưa được công nhận tính pháp lý, không có hoạt động công đoàn. Công đoàn giáo dục TP phải ngậm ngùi khi có những trường “kiên quyết” không thành lập các tổ chức đoàn thể từ năm này sang năm khác. Bên cạnh đó thực trạng thiếu giáo viên cơ hữu vẫn tiếp diễn nhiều năm qua, nhiều trường chưa khắc phục được. Chỉ có 39/85 trường đảm bảo đúng tỉ lệ giáo viên cơ hữu (trên 40% tổng số giáo viên). Các trường Duy Tân, Bắc Ái, Tân Trào, Hiền Vương... có số giáo viên cơ hữu chỉ chiếm 5-10% đội ngũ giáo viên.

 

Đợt kiểm tra ngẫu nhiên 30 trong tổng số 85 trường NCL của Sở GD-ĐT TP.HCM vừa qua đưa lại nhiều kết quả đáng buồn. Ông Nguyễn Đình Thái Châu, trưởng phòng kế hoạch tài chính (Sở GD-ĐT TP.HCM), cho biết: khi đăng ký thành lập, các trường cam kết sẽ đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất nhưng vẫn chưa thực hiện. Đa số công trình đều là đất, nhà chuyển công năng nên không đáp ứng được quy chuẩn trường học.

“Du di” để tồn tại

Tại hội nghị các trường NCL, đại diện các trường đều mong Sở GD-ĐT du di cho các trường nếu như chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định bởi trường tư còn nhiều cái khó: từ cơ sở vật chất đến tuyển sinh, cạnh tranh giữa các trường, đội ngũ giáo viên, nguồn thu...

 

Bà Nguyễn Thị Sơn, chủ tịch HĐQT kiêm hiệu trưởng Trường tư thục Duy Tân, công nhận giữa HĐQT với hiệu trưởng của các trường thường xảy ra mâu thuẫn. HĐQT luôn đòi hỏi ở hiệu trưởng rất cao. Trong khi đó hiệu trưởng phải chịu áp lực nặng nề: nếu đáp ứng tốt các yêu cầu chuyên môn thì có thể không đảm bảo lợi nhuận. Bên cạnh đó, bà Sơn cũng cho biết trường tư chỉ thu học phí chín tháng nhưng phải nuôi bộ máy suốt 12 tháng nên nhiều lúc gặp trở ngại về tài chính khiến công việc khó trơn tru.

 

Bà Tô Thu Thủy, chủ tịch HĐQT kiêm hiệu trưởng Trường THPT Nam Mỹ, giải thích: “Không nên căn cứ vào những quy định cứng nhắc để nói trường chúng tôi không có sân chơi. Trường chúng tôi nằm trong khu liên hợp có nhà thiếu nhi, sân thể thao, không thiếu gì chỗ chơi cho HS.

 

Chúng tôi cũng muốn rộng rãi nhưng khi liên hệ để thuê đất, xây trường thì không còn suất nào. Ai trong ngành mới thấm thía nỗi lòng của chúng tôi: tâm huyết thì có nhưng không thực hiện được”.

 

Nhiều đại biểu cũng bày tỏ những bức xúc về các quy chế, quy định cứng nhắc hiện nay của ngành giáo dục đã không tạo điều kiện cho các trường tư vốn có điều kiện khó khăn hơn trường công. Nhiều quy định nhiêu khê như việc đổi tên trường (xóa chữ tư thục) cũng mất rất nhiều thời gian và hàng chục lần sửa hồ sơ. Các đại biểu đề nghị công tác thanh tra kiểm tra cần có lý có tình hơn, nhìn vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường trước khi phán xét.

Có thể ngưng hoạt động cơ sở không đáp ứng yêu cầu

Hiện nay tỉ lệ HS các tỉnh về học tại TP trong các trường NCL rất cao, có trường 90% HS ngoại tỉnh, do vậy cần đầu tư, đảm bảo chỗ học tốt, tránh thiệt thòi cho các em. Trước mắt, đề nghị các trường rà soát lại, hoàn chỉnh cơ sở vật chất và trang thiết bị như đã cam kết. Qua kiểm tra, sở có thể sẽ ngưng hoạt động một số cơ sở không đáp ứng được yêu cầu. Yêu cầu các trường phải đảm bảo đúng nội dung và thời lượng của chương trình giảng dạy. Có hiện tượng dạy đối phó với các môn giáo dục quốc phòng, thể dục, giáo dục công dân..., có trường hợp dồn chương trình cả năm dạy trong một học kỳ để tập trung ôn thi là hoàn toàn sai quy định.

Ông NGUYỄN HOÀI CHƯƠNG (PGĐ Sở GD-ĐT TP.HCM)

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: tuoitre)