Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

 

>  Điểm khối C thấp thê thảm

>>  Ngành học và khối thi trái ngược nhau

>>>   Khối ngành xã hội trước nguy cơ thiếu thí sinh trầm trọng

 

Còn một đợt từ 17 đến 24-4 thí sinh thi ĐH, CĐ sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường tổ chức thi. Song qua lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) đã nộp ở các sở GD-ĐT các tỉnh, ngành kinh tế vẫn được thí sinh chuộng năm nay.

 

Khối C tiếp tục thất thế. Dường như không có gì thay đổi so với mọi năm khi lượng hồ sơ khối C chỉ đếm trên đầu ngón tay trong số hàng ngàn hồ sơ mỗi trường. Thị hiếu xã hội coi nhẹ tri thức khoa học xã hội là cảnh báo nguy hiểm trong xu thế xã hội phát triển bền vững cần dựa trên ba trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường.

nganh xa hoi hoc, khoi c, thi khoi c, tuyen sinh 2012, thong tin tuyen sinh, khoi a1, nganh hot, nganh de xin viec, hoc khoi c, nganh luong cao, ho so tuyen sinh

Tình trạng các thí sinh quay lưng với các ngành khoa học xã hội được dự đoán sẽ còn tiếp tục trong những năm tới, khi quy hoạch nguồn nhân lực hiện phân theo ba nhóm chủ yếu là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghệ - xây dựng, thương mại - dịch vụ, những nghề nghiệp nhanh chóng sinh lãi.

Nhóm xã hội bị "bỏ rơi”.

Mấy năm trước, tỷ lệ thí sinh Hà Nội đăng kí thi khối C cũng chỉ 4,44%, TP.HCM 1,4%. Mới đây kỳ tuyển sinh 2011, gần 2 triệu hồ sơ ĐKDT các khối A, B, C, D và một số khối năng khiếu thì khối C cũng chỉ 6,4%. ĐH Quy Nhơn đã phải ngừng tuyển ngành tâm lý giáo dục khi xét tuyển đến NV2 vẫn chỉ có 5 thí sinh trúng tuyển. ĐH Văn Hiến 12 năm qua, ngành tâm lý chưa bao giờ tuyển đủ dù hàng năm chỉ có khoảng 70 chỉ tiêu, còn ngành xã hội học hai năm liền chỉ khoảng 5 - 7 hồ sơ ĐKDT. Giáo sư Phong Lê - nguyên Viện trưởng Viện Văn học lo ngại "cục diện này chưa phải là đã đến đáy nhưng cái đáy đó ai cũng đã nhìn thấy. Đừng chờ đến đáy mới giải quyết vấn đề. Bởi điều này về sâu xa báo hiệu sự suy giảm rất khủng khiếp về giá trị nhân văn”.

 

Quả là "khủng khiếp” khi ngay cả trò giỏi văn cũng không theo học khối C. Nếu có, cũng chỉ hướng tới các ngành báo chí, quan hệ công chúng... chứ không mặn mà với khoa học nhân văn. Cha mẹ thí sinh cũng như các em đều hướng đến các ngành học ra trường dễ xin việc, việc có lương cao. Công tác hướng nghiệp ở những trường đào tạo xã hội nhân văn lại ít có những chiêu "dụ” thí sinh hướng trường. Khối C thất thế hệ luỵ tất yếu là suy thoái các giá trị nhân văn. Trong khi ngành xã hội học, lưu trữ, công tác xã hội, nhân học, tâm lý học, quản lý văn hóa, bảo tàng, lịch sử, địa lý... đều thiếu nhân lực. Số sinh viên theo ngành này ở bậc ĐH chính quy mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Các cơ quan ban ngành địa phương rất cần, nhưng người học ít quan tâm.

 

Khi khối C thất thế, mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, nhiều trường đã "tận thu” nguồn thí sinh, mở rộng nguồn tuyển để những thí sinh giỏi các môn tự nhiên cũng có cơ hội học các ngành học xã hội. ĐHKHXH&NV (ĐHQGTP.HCM) bổ sung khối A và khối A1 vào các ngành triết học, địa lý học, xã hội học, khoa học thư viện. ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) tuyển thêm khối A cho ngành báo chí, ngôn ngữ học, tuyển thêm khối B ngành tâm lí học.
Nhiều ngành thuộc khối xã hội trường cũng đã tuyển bổ sung khối A từ mùa tuyển sinh trước. Hướng đào tạo "nới đầu vào” đáng khích lệ này hy vọng bổ sung kịp nguồn nhân lực KHXH&NV đang thiếu hụt. Đây chính là đội ngũ cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng, phát triển đất nước. Song bài toán "khối C thất thế” rõ ràng vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.

 

Việc tìm nguyên cớ không khó, ai cũng có thể thấy được nhưng quan trọng là giải pháp. Để đào tạo nên một con người hoàn thiện cần cung cấp tri thức khoa học và tri thức về xã hội, đây là hai yếu tố căn cốt. Theo GS. Phong Lê, muốn chấn hưng được thì không chỉ báo động suông mà phải có chính sách cần từ 5 đến 10 năm may ra mới có sự thay đổi. Còn về lâu dài phải dựa vào cả một nền tảng giáo dục gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi đứa trẻ phải được sự giáo dục từ chính bố mẹ, coi tri thức khoa học nhân văn như của cải tinh thần, không cứ muốn theo đuổi các ngành xã hội nhân văn mới học văn.

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: daidoanket)