1. Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc (EQ - Emotional Quotient) là khả năng thấu hiểu, đánh giá, sử dụng và quản lý cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.

2. Vì sao trí thông minh cảm xúc quan trọng?

Trong lĩnh vực kinh doanh, trí tuệ cảm xúc mang đến ít nhất 3 lợi thế:

  • Hiệu quả công việc được cải thiện đáng kể. Nhiều nghiên cứu cho thấy năng lực cảm xúc quan trọng gấp đôi năng lực nhận thức đối với nhân viên khi thực hiện những nhiệm vụ bên ngoài văn phòng làm việc. Điều này đúng với cả các vị trí kỹ sư.
  • Những nhà lãnh đạo, nhà quản lý giàu trí tuệ cảm xúc thường vận hành công việc hiệu quả hơn những nhà lãnh đạo, quản lý khác.
  • Trí tuệ cảm xúc giúp một cá nhân cảm thấy hạnh phúc, từ đó làm việc hiệu quả hơn, đem đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Xét dưới góc độ cá nhân, trí tuệ cảm xúc cũng mang đến nhiều lợi thế như:

  • Biết cách giữ bình tĩnh và sáng suốt để “xoa dịu” cơ thể và đầu óc, nhìn mọi thứ rõ ràng và khách quan, thậm chí trong những tình huống khó khăn. 
  • Kiên cường đối mặt với khó khăn, từ đó duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái để vượt qua các trở ngại dễ dàng hơn.
  • Dùng lòng tốt để nhìn nhận bản thân và nhìn nhận người khác. Nhờ đó, các mối quan hệ xung quanh sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Trí tuệ cảm xúc là gì? Bí quyết rèn luyện trí tuệ cảm xúc - Ảnh 1

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn giữ nội tâm bình tĩnh, kiên cường trước mọi hoàn cảnh, đồng thời hỗ trợ xây dựng những mối quan hệ bền chặt.

> Xem thêm: IQ và EQ cái nào quan trọng hơn, bạn đã biết chưa?

3. Cách đo lường trí tuệ cảm xúc

Thông thường, EQ được đo lường bởi các biện pháp sau đây:

  • Bài kiểm tra năng lực xã hội và cảm xúc (ESCI): Đây là bài kiểm tra được sử dụng để đánh giá cảm xúc và khả năng xã hội để tìm ra những ai có khả năng lãnh đạo tốt.
  • Bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc Mayer-Salovey-Caruso (MSCEIT): Bài kiểm tra này giúp đánh giá khả năng nhận thức, thấu hiểu và quản lý cảm xúc của một cá nhân.

4. Các thành phần của trí thông minh cảm xúc

Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao gồm các thành phần sau đây:

  • Nhận thức cảm xúc: Để hiểu về cảm xúc, bạn cần nhận thức chúng rõ ràng, chính xác. Việc này liên quan đến các dấu hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt, biểu hiện cơ thể,... 
  • Lý luận bằng cảm xúc: Để lý luận cảm xúc, bạn cần biết cách sử dụng cảm xúc để có hoạt động tư duy, nhận thức, từ đó hình thành sức mạnh trí tuệ cảm xúc. Khi có cảm xúc, bạn sẽ ưu tiên những điều bản thân chú ý và có phản ứng.
  • Hiểu cảm xúc: Cảm xúc hình thành với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với mỗi biểu hiện về mặt cảm xúc, bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa thật sự của nó.
  • Quản lý cảm xúc: Đây là kỹ năng giữ cấp độ cao nhất trong trí tuệ cảm xúc. Theo đó, bạn cần điều chỉnh cảm xúc và đưa ra phản ứng phù hợp khi cư xử với người khác. 

5. Những dấu hiệu của người có EQ cao

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường có những dấu hiệu như sau:

  • Nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của bản thân.
  • Có sự đồng cảm, thấu hiểu với người khác.
  • Có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc.
  • Học được cách bỏ qua ác cảm và những sai lầm.
  • Biết cách ủi an và khen ngợi người khác.
  • Có khả năng giao tiếp khéo léo, nhạy bén.
  • Luôn cố gắng trở thành phiên bản tốt hơn.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Luôn giữ lời hứa với bản thân và người khác.

Trí tuệ cảm xúc là gì? Bí quyết rèn luyện trí tuệ cảm xúc - Ảnh 2

Người có EQ cao thường có một số dấu hiệu như có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, biết cách bỏ qua ác cảm và những sai lầm,...

> Xem thêm: 7 biểu hiện nhận biết người có EQ thấp nên cải thiện ngay

6. Bí quyết rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Sau đây là một số cách rèn luyện trí thông minh cảm xúc:

6.1. Học cách thấu hiểu cảm xúc của bản thân

Với mỗi cảm xúc xuất hiện mỗi ngày, bạn hãy tìm hiểu đó là cảm xúc tiêu cực hay tích cực, cũng như theo dõi những biểu cảm, hành động kèm theo. Đây là cách giúp bạn hiểu hơn và có sự đánh giá đúng nhất về cảm xúc của chính mình.

6.2. Học cách thấu hiểu cảm xúc của người khác

Khi có thể thấu hiểu người khác, bạn dễ dàng xây dựng mối quan hệ bền vững, hạn chế những tình huống hiểu lầm. Theo đó, bạn có thể học cách thấu hiểu cảm xúc của người khác bằng cách đọc sách, kết bạn mới, đặt mình vào tình huống của người khác,...

6.3. Thừa nhận cảm xúc của bản thân

Để rèn luyện trí tuệ cảm xúc, bạn nên học cách chấp nhận và thừa nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân. Vì thế, bạn hãy hiểu rõ rằng ai cũng có khuyết điểm, và nên nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực để hoàn thiện bản thân. 

6.4. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của người khác, cũng như tạo niềm tin và thiện cảm với người khác. Nhờ vậy, bạn có thể xây dựng và duy trì những mối quan hệ bền chặt. Vậy nên đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất bạn cần trau dồi.

> Xem thêm: Self management là gì? Làm sao để quản lý bản thân hiệu quả?

Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ trí tuệ cảm xúc là gì và làm sao để rèn luyện EQ hiệu quả. Khi biết cách cải thiện trí tuệ cảm xúc, bạn có thể hiểu sâu hơn về thế giới nội tâm của bản thân, cũng như dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh.

Nguồn tham khảo: Trí tuệ cảm xúc là gì? Cách nâng cao trí thông minh cảm xúc - LCV