Kỹ năng quản lý cảm xúc là chìa khóa giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn và tiến đến cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 7 kỹ năng quản trị cảm xúc hiệu quả giúp bạn hiểu rõ bản thân và kết nối dễ dàng với các mối quan hệ xung quanh.
1. Thế nào là quản lý cảm xúc?
Quản lý cảm xúc là khả năng nhận thức, kiểm soát, điều chỉnh và cân bằng cảm xúc hiệu quả trong bất kỳ tình huống nào. Khi sở hữu được kỹ năng này, bạn sẽ có lối hành xử đúng mức, có những quyết định đúng đắn và dễ dàng xử lý các mâu thuẫn. Nhờ vậy, bạn có thể cải thiện các mối quan hệ xung quanh và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
> Self management là gì? Làm sao để quản lý bản thân hiệu quả?
2. Vì sao chúng ta cần quản lý cảm xúc?
Chúng ta cần học cách quản trị cảm xúc bởi các lý do sau đây:
- Có cách cư xử đúng đắn: Khi có khả năng quản lý cảm xúc, bạn có thể giảm bớt những âu lo, áp lực trong cuộc sống và công việc. Không chỉ vậy, sự cân bằng trong cảm xúc giúp bạn có sự thấu hiểu sâu sắc về bản thân và người khác, từ đó hạn chế tổn thương những mối quan hệ xung quanh.
- Sống tốt và hạnh phúc hơn: Người có khả năng quản lý cảm xúc sẽ dễ dàng cảm nhận được niềm hạnh phúc bền lâu. Ngược lại, nếu bạn dễ bị cảm xúc tiêu cực chi phối sẽ không thể đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất tốt.
- Cải thiện các mối quan hệ xung quanh: Kỹ năng quản trị cảm xúc giúp bạn thấu hiểu cảm xúc của người khác. Từ đó có cách điều chỉnh hành vi phù hợp để phát triển các mối quan hệ xung quanh theo hướng tích cực.
- Tăng hiệu quả làm việc: Khi có thể quản lý cảm xúc hiệu quả, bạn có thể xử lý các mâu thuẫn với khách hàng, đồng nghiệp. Ngoài ra, kỹ năng này cũng giúp bạn thích nghi tốt với nhiều sự thay đổi trong công việc.
> Nên xử lý như thế nào khi xảy ra xung đột với đồng nghiệp
Quản trị cảm xúc đúng cách giúp bạn có cách cư xử đúng đắn, cải thiện các mối quan hệ xung quanh, cũng như có cuộc sống hạnh phúc và công việc thuận lợi hơn.
3. Tham khảo 7 kỹ năng quản trị cảm xúc giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống
Để rèn luyện kỹ năng quản trị cảm xúc hiệu quả, bạn cần có quá trình trải nghiệm và rèn luyện thường xuyên. Sau đây là một số cách để quản lý cảm xúc tốt:
3.1. Thấu hiểu cảm xúc của bản thân
Việc hiểu rõ cảm xúc của bản thân trong các tình huống không mong muốn như nóng giận, khó chịu, bực tức,... sẽ giúp bạn có giải pháp xử lý phù hợp. Theo đó, để xác định cảm xúc hiện tại, bạn có thể tự hỏi bản thân những câu sau đây:
- Đây là cảm xúc gì? (bực tức, lo âu, buồn phiền, sợ hãi,...)
- Khi gặp cảm xúc này, cơ thể của bạn có thay đổi gì? (nhịp tim nhanh hay chậm, cảm thấy thoải mái hay bồn chồn,...).
- Vì sao bạn lại có cảm xúc này?
- Lúc này bạn có thể làm gì cho bản thân?
Khi dành thời gian xác định cảm xúc của bản thân, bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng thấu hiểu và quản lý tốt cảm xúc.
> Kiểm soát tốt cảm xúc giúp bạn hướng tới thành công
3.2. Chấp nhận cảm xúc của mình
Quản lý cảm xúc không phải là kìm nén, khống chế những gì bản thân cảm thấy, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe. Thay vào đó, bạn cần học cách thấu hiểu và chấp nhận những cảm xúc bên trong của mình.
Theo kết quả từ một nghiên cứu vào năm 2007, xác định và chấp nhận cảm xúc giúp bạn dễ dàng quản lý cảm xúc và có tâm trạng thoải mái hơn. Không chỉ vậy, duy trì thói quen này thường xuyên sẽ giúp bạn trở nên có trách nhiệm và hạn chế tối đa việc hành động, xử trí cảm tính ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
> Trí tuệ cảm xúc là gì? Bí quyết rèn luyện trí tuệ cảm xúc
3.3. Luyện tập hít thở sâu
Hít thở sâu là giải pháp giúp tâm trí thoải mái hơn, cũng như kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, từ đó tăng sinh hormone hạnh phúc giúp bạn minh mẫn, dễ chịu hơn.
Để thực luyện tập hít thở sâu, bạn có thể tham khảo 2 bài tập sau đây:
- Bài tập 1: Đặt 1 tay lên bụng và tay còn lại để trên ngực. Thực hiện hít thở sâu, đếm thầm từ 1 - 4. Sau đó, nín thở và đếm thầm từ 1 đến 7. Tiếp đến, thở từ từ ra và đếm thầm từ 1 - 8. Lặp lại nhiều lần đến khi cảm xúc cân bằng trở lại.
- Bài tập 2: Đặt 1 tay lên bụng và tay còn lại để trên ngực. Tiếp đến, hít vào bằng mũi, thở ra từ từ kết hợp sử dụng tay hỗ trợ đẩy hết không khí khỏi bụng. Lặp lại các động tác này khoảng 3 lần hoặc nhiều hơn.
Tập hít thở sâu sẽ giúp bạn điều hòa hơi thở, cân bằng lại cảm xúc, giúp tâm trí thư giãn và bình tĩnh hơn.
3.4. Tạo thói quen viết nhật ký
Thói quen viết nhật ký có tác dụng thúc đẩy não bộ bên trái hoạt động, giúp loại bỏ cảm xúc tiêu cực và hỗ trợ tinh thần trở nên thoải mái hơn. Ngoài ra, hoạt động này còn kích thích não bên phải, hỗ trợ bạn nhìn lại sự việc rõ ràng hơn và cách xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu năm 2013, viết nhật ký còn giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm ở những trường hợp rối loạn cảm xúc nghiêm trọng.
Do đó, bạn có thể dành khoảng 20-30 phút/ngày để ghi lại những gì diễn ra trong ngày. Theo đó, bạn nên viết nhật ký trên giấy để tăng khả năng tập trung và sáng tạo nhé.
3.5. Đọc sách về quản trị cảm xúc
Những chia sẻ, kiến thức có trong sách giúp bạn mở mang trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn. Ngoài ra, duy trì thói quen đọc sách cũng có tác dụng loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, giúp bạn điều hòa tâm trạng, từ đó có cách hành xử đúng mực với mọi người xung quanh.
> EQ cao là gì? 7 dấu hiệu của người có EQ cao
3.6. Thiền
Thực hành thiền cũng là một trong những cách quản lý cảm xúc hiệu quả. Bởi hoạt động này giúp tâm trí trở nên thanh tịnh hơn, hỗ trợ cân bằng cảm xúc bên trong. Theo đó, khi ngồi thiền, bạn nên để cơ thể thả lỏng hết mức, mắt khép hờ, duy trì hơi thở đều đặn để cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thực hành thiền và nghe nhạc không lời để tĩnh tâm và thư giãn hơn.
3.7. Học cách bày tỏ cảm xúc đúng lúc
Trước những tình huống không mong muốn trong cuộc sống, chúng ta luôn có quyền thể hiện cảm xúc của bản thân. Dù vậy, để tránh những hệ quả ảnh hưởng đến bản thân và người khác, chúng ta cần học cách thể hiện cảm xúc đúng lúc.
Do đó, khi mất khống chế cảm xúc, bạn nên dành thời gian để suy nghĩ lại sự việc đang diễn ra. Lúc này, bạn nên cố gắng chuyển đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, từ đó tạo nên những hành vi phù hợp, giúp hạn chế tối đa mâu thuẫn và xung đột.
Khi có thể quản lý cảm xúc hiệu quả, bạn sẽ có những hành vi, cách cư xử chuẩn mực để tránh phát sinh xung đột không đáng có trong cuộc sống và công việc.
Những thông tin trên đây chia sẻ những cách quản lý cảm xúc hiệu quả. Hy vọng qua đây có thể giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc bên trọng để vượt qua những thời khắc khó khăn trong cuộc sống và hướng tới cuộc sống hạnh phúc hơn nhé.
Nguồn tham khảo: “Bỏ túi” 7 kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả nhất" - LCV