Bạn nên học cách ứng xử tích cực chứ không phải phản ứng theo bản năng, làm chủ được cảm xúc rất quan trọng cho việc định hướng cuộc đời. Các cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến việc hủy hoại các mối quan hệ trong quá trình giao tiếp, nhất là trong các buổi đàm phán, thương lượng. Khi bạn để cảm xúc tiêu cực kiểm soát mình, lúc này lý trí của bạn bị che mờ, làm giảm khả năng ứng xử khôn ngoan của bạn trong giao tiếp, dẫn đến có những lời nói, hành động, không hợp lý.

Cảm xúc buồn và sợ

Khi bạn gặp một việc gì đó không như ý muốn, việc học hành, hay công việc không được thuận lợi suông sẻ, mặc dù bạn đã cố gắng hết sức. Vậy tâm trạng bạn lúc này là gi? Bạn rất buồn, bạn muốn khóc? Nếu việc bạn nhận được kết quả trước mặt mọi người, bạn phải cố ráng kiềm chế cảm xúc, bạn đừng khóc trước mặt mọi người như vậy, nó sẽ không giúp bạn giải quyết được việc, mà có thể sẽ khiến bạn hối hận sau này.

Hãy rời khỏi những nơi đông người ồn ào, đi dạo những nơi không khi trong lành, hít thở sâu và đều sẽ khiến đầu óc của bạn sẽ thư thả hơn, lúc này bạn có thể giải tỏa nổi buồn của bạn theo cách của bạn, miễn là sau đó bạn cảm thấy khá hơn. Nhưng sau đó hãy tiếp tục bước tiếp về phía trước, không được nản chí và chùn bước bạn nhé.

Cảm xúc stress và lo lắng

Ngày này không ai còn xa lạ gì với cảm xúc này phải không? Trong cuộc sống chúng ta không ít thì nhiều luôn phải đối mặt với những cơn stress. Công việc dồn dập, cạnh tranh căng thẳng, mọi thứ bế tắc đều có thể dẫn đến stress cho bạn, vậy bạn làm gì? Bạn cuống cuồng, bạn lo lắng căng thẳng, deadline đã đến mà việc vẫn chưa hoàn thành. Lúc này bạn tự nhủ, mình sẽ cố gắng hết sức mình có thể, và nỗ lực , thay vì thời gian bạn vò đầu bứt tóc, than thở, lo lắng thì bạn hãy cố gắng hoàn thành công việc một cách nỗ lực nhất. Bạn cũng nên nhớ stress nhiều không tốt nhưng đôi khi có một chút stress sẽ đem lại hiệu quả trong công việc đấy.

Kiểm soát cảm xúc lo lắng và stress

 

Cảm xúc tức giận

Cảm xúc này thì hầu như ai cũng đều trải qua, không ít thì nhiều chúng ta đều có lúc tức giận. Nếu bạn không biết cách kiểm soát tốt cảm xúc tức giận, thì thật đáng buồn, vì khi bản để nó kiểm soát nó giống như quả cấu tuyết lăn xuống dốc núi, càng lăn nó càng lớn lên cùng với tác hại của nó.

Cảm xúc vui

Bạn đậu đại học, bạn được một phần thưởng, bạn được thăng chức, tăng lương….tất cả điều này đều khiến bạn vui, và bạn có tỏ ra vui mừng phấn khích đến nỗi ngay lúc đó bạn chỉ muốn hét to cho mọi người cùng biết, hay tự dưng ôm chầm một người nào đó. Tất cả những điều bạn muốn làm là chia sẻ cảm xúc vui mừng trong bạn. Điều này không xấu nhưng bạn vẫn phải kiềm chề nó xuống, bởi hành động quá khích đôi khi sẽ gây ra tác dụng không tốt cho bạn.

Để thành công trong cuộc sống, bạn phải tập cân bằng cảm xúc, chế ngự được cảm xúc không nên để cảm xúc điều khiền mình. Mặc dù kiểm soát cảm xúc là điều nói thì dễ nhưng để thực hiện không dễ dàng, nó đòi hỏi bạn phải vượt qua chính mình, cần sức mạnh của ý chí, bạn nên cố gắng rèn luyện nó. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống và vươn tới thành công, tin chắc bạn sẽ làm được.

Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống

Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận mà nhiều khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.

Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ.

Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối quan hệ tốt hơn.  Chúng ta tham khảo những kỹ năng kiềm chế cảm xúc ngay sau đây để có được lời giải tốt hơn cho cuộc sống:

cách kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống



1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

2. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tránh suy nghĩ tiêu cực để kiểm soát tốt cảm xúc

3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

4. Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

7 biểu hiện nhận biết người có EQ thấp nên cải thiện ngay

5. Không gửi email trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

6. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

7. Học cách đối mặt với khó khăn

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng

Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

Tập đối mặt với khó khăn để kiểm soát cảm xúc

8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.

9. Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

10. Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!

Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…

Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.

Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.

Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.

Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm soát cảm xúc của mình và chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúccủa mình.

Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc:“Phải chi lúc ấy tôi đừng quá nóng giận”.

Theo Baomoi.com