Bạn có biết câu tục ngữ "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" không? Và bạn có biết ẩn ý đằng sau câu tục ngữ này ông cha ta gửi gắm đến thế hệ sau hay chưa? Nếu chưa thì bạn hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu ngay những điều xoay quanh câu tục ngữ này nhé.

1. Hiểu đúng về “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề”

Có thể đôi lần trong cuộc sống bạn đã từng nghe bố mẹ hoặc ông bà nói với mình rằng “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề”. Đây là câu tục ngữ được sử dụng rất thường xuyên, ngụ ý muốn khuyên bảo người khác tu chí, chăm chút cho một công việc nào đó, không nên đứng núi này trông núi nọ. Đối với mỗi câu tục ngữ sẽ có nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Để hiểu rõ hơn về câu này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở trong nội dung phần sau.

1.1. Nghĩa đen của câu tục ngữ 1 nghề cho chín:

Từ “chín” ý nói sự thành thạo, thông thạo, am hiểu của một người về một lĩnh vực, công việc cụ thể nào đó. 9 nghề: Ý muốn nói một người làm nhiều công việc cùng lúc.

1.2. Nghĩa bóng của câu tục ngữ 

Câu tục ngữ này ý muốn nói chúng ta chỉ nên tập trung vào một công việc nhất định và làm cho tốt nó. Không nên có suy nghĩ làm nghề này rồi lại chuyển nghề khác. Nếu không bạn vẫn mãi nằm trong vòng luẩn quẩn và không có một nghề cố định nào. Mỗi chúng ta khi bước đến giai đoạn lập nghiệp cần phải xác định mục tiêu, đích đến mà mình mong muốn với công việc mình đã lựa chọn. Bạn cần phải cố gắng học hỏi, theo đuổi và phấn đấu cho công việc đó. Một khi bạn đã lựa chọn là phải chinh phục được nó và có những hài lòng nhất định.

Giải thích câu tục ngữ "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề"

2. Ý nghĩa của câu tục ngữ

“1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” – nhìn chung câu tục ngữ này khuyên chúng ta trong việc lựa chọn nghề nghiệp và sự cố gắng trong công việc đó. Cụ thể ý nghĩa câu tục ngữ này đó là: 

  • Một khi đã lựa chọn công việc nào đó bạn cần cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng để đạt đến trình độ nhất định. Khi làm việc không những cần thời gian mà còn phải cần cái tâm nữa. Để đạt được thành quả bạn cần hiểu tường tận, chi tiết và tính chất công việc của mình, biết cách vượt qua khó khăn.
  • Câu tục ngữ còn khuyên chúng ta không nên có thái độ đứng núi này trông núi nọ, đang làm công việc này nhưng lại chỉ để tâm đến việc khác. Không tôn trọng việc hiện tại và chỉ có ý định thay đổi công việc.
  • Bất kể là nghề nào, công việc nào cũng đều cao quý nếu như đó là công sức của chính bạn. Bạn nên lựa chọn một công việc phù hợp với sở trường của bản thân bởi chỉ khi hiểu được năng lực của mình thì mới làm tốt được. Một khi bạn quyết tâm với nó, chinh phục nó bằng cố gắng thì chắc chắn bạn sẽ trở thành người tài giỏi. 

3. Làm thế nào để “chín một nghề”?

3.1. Xác định mục đích hướng đến

Đầu tiên bạn nên xác định cho bản thân mục đích hướng đến là gì? Để từ đó bạn xây dựng lộ trình công việc hoàn hảo và từng bước thực hiện. Có thể bạn chưa biết, chỉ khi có mục đích thì mới có động lực để cố gắng và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2. Luôn làm việc với thái độ nghiêm túc, tích cực

Bạn hãy luôn luôn giữ trong mình thái độ nghiêm túc, tích cực trong công việc, trong mọi hoàn cảnh. Thậm chí bạn có thể làm thêm ngoài giờ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chỉ khi như vậy bạn mới học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới và từ đó tự hoàn thiện bản thân.

3.3. Học hỏi và tiếp thu

Kiến thức là vô tận mà sự hiểu biết của bạn có thể chỉ giống như một hạt cát giữa sa mạc. Để thật sự giỏi trong một lĩnh vực, bạn cần học hỏi mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng, đặc biệt là từ đồng nghiệp và cấp trên. Họ sẽ là người cho bạn những kinh nghiệm quý giá nhất mà có thể bạn sẽ không biết.

> UX Writting là gì? Làm cách nào để tạo ra UX Writing chất lượng?

Công nghệ AI đang trở thành xu hướng, website tuyển dụng nào đang dẫn đầu xu thế?

Công nghệ AI đang trở thành xu hướng, website tuyển dụng nào đang dẫn đầu xu thế?

 

Theo Jobs GO