Ngày nay, du học đã và đang trở thành một xu hướng trong thời đại mới. Nhưng liệu rằng chỉ cần là du học sinh thì thu nhập sau thế sẽ rất cao hay không? Để hiểu hơn về vấn đề này, mời mọi người theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu nhé!

Sinh viên ngành Ngôn ngữ có thể làm những công việc gì?

Sinh viên ngành Ngôn ngữ có thể làm những công việc gì?

Bạn không biết học ngành ngôn ngữ ra trường làm gì. Liệu trong tương lai ngành ngôn ngữ có còn hot? Cùng điểm qua 10 việc làm dành cho sinh viên ngành ngôn ngữ.

1. Thực trạng về việc làm của du học sinh sau khi về nước tìm việc.

Đây là một câu hỏi thực tế nói lên tình hình việc làm tại Việt Nam ta. Thông thường, chúng ta cho rằng du học sinh thì sẽ có năng lực giao tiếp xã hội tốt, năng lực ngoại ngữ tốt, kỹ năng tốt, chuyên môn tốt nên thường sẽ được nhận ngay vào công việc và sở hữu mức lương cao ngất ngưỡng khiến người người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại không như vậy. Là do thị trường việc làm tại Việt Nam chưa tương xứng với năng lực của ứng viên hay do chính năng lực của ứng viên chưa đáp ứng được mong muốn của nhà tuyển dụng?

Liệu rằng du học sinh sẽ được hưởng lương sẽ cao khi làm việc tại Việt Nam?  - Ảnh 1

Liệu rằng du học sinh sẽ được hưởng lương sẽ cao khi làm việc tại Việt Nam? 

2. Những yếu tố thúc đẩy bạn khó nhận được việc làm lương cao

Đối với mỗi du học sinh thì khi du học trở về, bất kỳ ai đều có trong mình một cổ "ngạo khí" và tự tin rằng với năng lực, với thành tích mình đã gặt hái tại môi trường ngoại quốc thì chắc chắn sẽ nhận được việc làm lương cao tại quê nhà. Nhưng trên thực tế, các bạn lại quên mất một số điều quan trọng.

Thứ nhất, trong quá trình du học, dù ít dù nhiều, bạn đã hòa nhập và quen dần với môi trường văn hóa nơi đó, với thị hiếu nơi đó và với nhu cầu nơi đó. Bởi vậy nên khi bạn ứng dụng những gì bạn đã quen thuộc ở môi trường nước ngoài vào môi trường nước ta thì hoàn toàn không phù hợp. Vì thế nên các nhà tuyển dụng Việt Nam sẽ không đánh giá cao bạn. Mà khi nhà tuyển dụng không đánh giá cao năng lực của bạn thì liệu rằng các bạn có được trả lương cao hay không?

Thứ hai, lý thuyết khác với thực tiễn. Chẳng hạn như bạn học về chuyên ngành Kinh tế tại các trường Đại học Mỹ thì trong những giáo trình tại nơi ấy, các chuyên gia sẽ chủ yếu phân tích về thị trường Mỹ, thị trường Châu Âu và bối cảnh toàn cầu chứ không về riêng biệt thị trường Việt Nam. Bởi vậy nên một phần lý thuyết kinh tế ấy không thể vận dụng được. Ngoài ra, khi ở nước ngoài, các bạn thường lựa chọn làm các việc như ở nhà hàng, cafe, tiếp tân, v.v và thường sẽ không phù hợp với kinh nghiệm chuyên ngành bạn đang ứng tuyển. Vì thế, ngoài yếu tố giao tiếp xã hội tốt, bạn hoàn toàn không có kinh nghiệm thực tế trong chuyên môn. Do vậy, nhà tuyển dụng vẫn sẽ ưu tiên lựa chọn những bạn có kinh nghiệm về lĩnh vực trong môi trường doanh nghiệp hơn là người chỉ đơn thuần có kinh nghiệm giao tiếp như bạn.

Cuối cùng, các bạn có lẽ đã biết nhưng rất khó thừa nhận rằng các bạn định giá bản thân quá cao nên khi nhà tuyển dụng đàm phán về mức lương trong vòng 10 triệu trở lại thì các bạn rất khó chấp nhận. Ngoài ra, với mức lương này đôi khi chỉ là tiền sinh hoạt hàng tháng của bạn ở nước ngoài mà thôi nên bạn thường vấp ngã ở điểm này. Hơn nữa, các bạn thường quên mất, bạn và nhà tuyển dụng chỉ biết nhau qua các phòng kiểm tra kiến thức, phỏng vấn, v.v mà thôi. Thời gian này thường giới hạn từ 15 - 30 ngày nên rất khó để nhà tuyển dụng đánh giá bạn toàn diện. Bởi vậy nên bạn hoàn toàn có thể nhận được mức lương cao hơn khi biểu hiện tốt trong công việc chứ không phải dừng lại ở mức lương căn bản trên hợp đồng đã thỏa thuận từ trước đó.

> 5 cách nâng cao hiệu quả công việc tại nhà

> Tổng hợp 5 ngành nghề hot nhất Việt Nam trong năm 2022

Bảo Châu - Kênh tuyển sinh