Bạn không biết học ngành ngôn ngữ ra trường làm gì. Liệu trong tương lai ngành ngôn ngữ có còn hot? Cùng điểm qua 10 việc làm dành cho sinh viên ngành ngôn ngữ.
Bạn đang mơ hồ vì không biết học ngành Ngôn ngữ ra trường sẽ làm công việc gì?
Nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đặc biệt với chính sách mở cửa hội nhập đã thu hút sự đầu tư của không ít tập đoàn, doanh nghiệp lớn nước ngoài. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực lao động tại nước ta phải thông thạo ngoại ngữ.
Đó chính là lý do ngành ngôn ngữ trở thành ngành học thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên thực tế học ngôn ngữ ra làm gì ha học ngành ngoại ngữ ra làm gì có phải ai cũng biết?
Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê một số công việc giúp bạn giải đáp thắc mắc học ngôn ngữ làm nghề gì nhé.
1. Làm dịch thuật viên
Công việc đầu tiên phải kể đến khi học ngành ngôn ngữ Anh là dịch thuật viên. Trong dịch thuật viên, bạn có thể lựa chọn phiên dịch, biên dịch hay thông dịch.
Phiên dịch: Công việc chuyển đổi ngôn ngữ nước ngoài về ngôn ngữ trong nước
Biên dịch: Chuyển đổi ngôn ngữ bản địa sang ngôn ngữ nước ngoài.
Thông dịch: Là người đảm nhận các công việc, nhiệm vụ của biên dịch và phiên dịch.
Dù đảm nhận công việc nào thì dịch thuật viên cũng cần trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng:
Nắm vững các yếu tố văn hóa trong ngôn ngữ học
Thông thạo từ hai ngôn ngữ trở lên
Đạo đức nghề nghiệp cần được đề cao
2. Làm nghiên cứu viên
Học ngôn ngữ ra làm gì? Chính là làm nghiên cứu viên. Đây là công việc có nhiệm vụ khai phá những điều mới lạ về ngôn ngữ mà từ trước đến nay chưa đề cập đến. Với ngôn ngữ học Việt Nam, bạn không chỉ phải đào sâu suy nghĩ về tiếng Kinh mà còn phải tìm hiểu về các ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc thiểu số tại nước ta.
Không chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu mà khi ngôn ngữ được xác định là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đến chủ quyền của một quốc gia thì người làm công việc nghiên cứu viên cần phải bảo vệ giá trị thiêng liêng quý báu ấy.
Ngoài ra nhà nghiên cứu viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng là xây dựng chính sách bảo tồn, phát triển ngôn ngữ lên cấp cao, giáo dục ngôn ngữ cũng như biên soạn từ điển và sách giáo khoa để phục vụ mục đích học tập của công chúng.
3. Làm biên tập viên
Biên tập viên được biết đến là người có nhiệm vụ biên soạn, kiểm tra đồng thời sửa chữa lại nội dung bài viết của người khác trước khi đưa sản phẩm đó ra trước công chúng.
Công việc biên tập viên, nhiệm vụ của người chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ cũng giống như các sinh viên học về báo chí, truyền thông bao gồm:
Đề xuất các yêu cầu về nội dung đối với xuất bản phẩm
Thiết kế, biên tập các ấn phẩm thường niên
Phát hiện và sửa chữa các lỗi về nội dung và hình thức trong bài viết.
4. Ngành báo chí, truyền thông
Nếu bạn đang tìm việc làm ngành ngôn ngữ anh, bạn có thể tìm hiểu về các ngành nghề trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Tùy thuộc vào lĩnh vực bạn quan tâm, sẽ luôn có hướng đi thích hợp phù hợp cho các bạn sinh viên học ngôn ngữ Anh trong lĩnh vực báo chí, truyền thông do bản chất của ngành đòi hỏi sử dụng kỹ năng nói, viết tốt để truyền tải thông điệp. Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh có thể thử sức với nhiều vị trí khác nhau, từ sản xuất, viết, hiệu đính, viết đánh giá, phê bình, quảng bá tới quản lý, điều hành.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh mong muốn làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông nên trau dồi kinh nghiệm qua các vị trí thực tập, xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội hay viết blog về những chủ đề mình đam mê để rèn luyện khả năng viết lách.
5. Ngành sư phạm và học thuật
Học ngôn ngữ Anh có làm giáo viên được không? Hoàn toàn có thể!
Để trở thành giáo viên, bạn cần sở hữu thêm chứng chỉ sư phạm, tuy nhiên theo học ngành ngôn ngữ Anh cũng là một bước đệm tốt để phát triển kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết. Với giáo viên cấp tiểu học hoặc trung học, bạn sẽ cần có thêm chứng chỉ sư phạm và kinh nghiệm dạy học, làm việc với trẻ em, thiếu niên. Với cấp đại học, bạn sẽ cần ít nhất bằng thạc sĩ chuyên ngành của mình hoặc cao hơn.
Tương tự như ngành báo chí, công việc học thuật, giảng dạy phù hợp với sinh viên ngôn ngữ Anh bởi nó đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, bao gồm kỹ năng nói và viết ở trình độ cao. Các giảng viên đại học thường xuyên phải viết báo cáo, tạp chí chuyên ngành, viết sách, nghiên cứu hay làm diễn giả cho các chương trình truyền hình, talkshow,...
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Nếu muốn làm việc trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, bạn hãy thường xuyên trau dồi kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cũng như làm việc với thanh thiếu niên hoặc có đóng góp trong các dự án nghiên cứu.
6. Marketing, quảng cáo, quan hệ công chúng
Tốt nghiệp ngôn ngữ anh làm gì, liệu có thể theo đuổi ngành marketing? Các công việc trong ngành marketing, quảng cáo và quan hệ công chúng cũng là những việc làm ngôn ngữ anh phổ biến. Đối tượng khách hàng, công chúng mà doanh nghiệp hướng đến giờ đây không chỉ giới hạn trong nước. Vì vậy, vốn tiếng Anh tốt sẽ là “vũ khí lợi hại" giúp bạn được ưu tiên tuyển dụng để làm việc với các đối tác, khách hàng và thị trường nước ngoài. Những ngành nghề này đều cần thiết với hầu hết mọi doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, đừng ngần ngại thử sức mình nếu bạn mong muốn làm việc trong lĩnh vực này nhé!
Bên cạnh yêu cầu về kỹ năng giao tiếp xuất sắc cũng như vốn ngoại ngữ tốt, bạn cần trau dồi thêm tư duy kinh doanh, tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận, mở rộng thị trường hoặc tăng độ nhận diện thương hiệu. Nếu có những điều trên, đặc biệt là tư duy chú trọng vào lợi nhuận, bạn có thể thương lượng mức lương cao hơn tương đối so với các vị trí sáng tạo thuần túy và con đường sự nghiệp tương lai cũng thuận lợi hơn.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Hãy trau dồi thêm các kỹ năng và kinh nghiệm về marketing cũng như liên tục cập nhật những xu thế quảng cáo mới từ thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, bạn nên học cách quảng bá hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội hoặc qua các phương thức khác. Đây chính là một điểm cộng tuyệt vời trong mắt các đơn vị tuyển dụng đấy.
7. Làm việc trong lĩnh vực công, cơ quan nhà nước
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc ngành ngôn ngữ anh ra trường làm gì, bạn cũng có thể tìm hiểu cơ hội việc làm trong lĩng vực công, cơ quan nhà nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhân viên chính phủ, các viên chức nhà nước cũng cần trang bị vốn tiếng Anh chuyên sâu. Mỗi năm, các cơ quan nhà nước đều tuyển dụng một số lượng lớn viên chức, nhân viên hành chính, nhân viên dân sự, y tế, viên chức Chính phủ,...
Những sinh viên ngôn ngữ Anh sẽ phù hợp để làm việc trong lĩnh vực công, cơ quan nhà nước ở các nước nói tiếng Anh nhờ khả năng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Anh tốt; khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin hay hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội. Để làm việc trong lĩnh vực công, bạn phải là một người có tổ chức, kỹ năng lãnh đạo và sự quyết đoán.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Hãy không ngừng trau dồi vốn kiến thức của mình về lĩnh vực công, những vấn đề liên quan tới văn hóa, xã hội, chính trị, đồng thời hãy rèn luyện tính tổ chức và khả năng tuân thủ quy định nghiêm ngặt
8. Ngành luật
Cơ hội việc ngành tiếng Anh pháp lý luôn mở rộng cho các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Anh. Các bạn thường được trang bị nhiều kỹ năng mà lĩnh vực pháp lý cần có như khả năng đàm phán, thuyết phục, giải quyết vấn đề hay sắp xếp lập kế hoạch. Để trở thành luật sư hoặc công tố viên, sinh viên vẫn cần có bằng cấp, chứng chỉ chính quy về Luật. Tuy nhiên, công việc trong ngành pháp lý không chỉ giới hạn ở một số vị trí đó. Với tấm bằng cử nhân ngôn ngữ Anh, bạn có thể làm việc trong các bộ phận hành chính, vận hành hay nghiên cứu của tòa án, văn phòng luật, phòng pháp chế của doanh nghiệp,...
Nếu bạn muốn ứng tuyển vào những vị trí chuyên môn về Luật, bạn có thể đi học thêm các chứng chỉ cần thiết để bổ sung. Các khóa học này thường kéo dài ít nhất 1 năm để giúp bạn cập nhật những kiến thức mới nhất để có thể trở thành luật sư.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Trong ngành Luật, những phẩm chất như khả năng làm việc có tổ chức, tính tỉ mỉ, cẩn thận rất được đề cao. Bên cạnh đó, bạn cần trang bị kiến thức về Luật pháp chung cũng như hiểu biết về các thuật ngữ pháp lý.
9. Ngành kinh doanh, kế toán, tài chính
Học ngôn ngữ anh làm nghề gì? Nếu bạn vừa giỏi ngôn ngữ, vừa có thể làm việc với những con số, hãy cân nhắc việc theo đuổi lĩnh vực kinh doanh, kế toán, tài chính. Đối với sinh viên ra trường, đây luôn là những ngành nghề được đánh giá cao và có sẵn nhiều cơ hội việc làm đa dạng. Khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, kế toán hay tài chính, nhiều khả năng bạn sẽ cần giao tiếp, trao đổi với đối tác nước ngoài. Kỹ năng đọc hiểu tài liệu, làm báo cáo mà sinh viên ngôn ngữ Anh sở hữu cũng rất hữu dụng ở vị trí kế toán.
Không phải vị trí nào trong doanh nghiệp cũng cần hiểu biết về toán học. Các vị trí hành chính cũng là cơ hội tốt cho bạn phát triển kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược, trau dồi kỹ năng giao tiếp. Trong lĩnh vực này, sự chăm chỉ, hợp tác và khả năng đón góp các sáng kiến sẽ giúp cho bạn tiến xa.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Hãy trang bị cho mình những kỹ năng mềm như kinh nghiệm lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cũng như hiểu biết về kinh doanh, kinh tế, tài chính, cập nhật thông tin thị trường và tình hình kinh tế hiện tại.
10. Ngành nhân sự, tuyển dụng
Nhân sự, con người luôn là yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Để làm việc trong lĩnh vực nhân sự, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt và kỹ năng đàm phán khi gặp các ứng viên bởi bạn là người đại diện cho công ty, đem đến ấn tượng ban đầu về công ty đến với từng ứng viên. Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh sẽ có lợi thế khi làm việc trong ngành nhân sự, nhất là tại các doanh nghiệp nước ngoài có mong muốn tổ chức các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bằng tiếng Anh. Ngoài ra, người học ngôn ngữ sẽ có một sự nhạy cảm nhất định về tâm lý con người, các sắc thái sử dụng từ ngữ. Đây là điều quan trọng giúp bạn thăng tiến trở thành một quản lý nhân sự.
Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển: Bạn không cần một tấm bằng chuyên ngành để làm việc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh cho hồ sơ của mình, hãy cố gắng thể hiện đam mê với nghề hoặc những kinh nghiệm liên quan. Người làm nhân sự cũng nên có khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và một mạng lưới quen biết rộng.
> Sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch có thể làm những công việc gì?
> 6 điều quan trọng khi làm việc ở vị trí Fresher
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp