Trong những mối quan hệ bền vững và sâu sắc không thể thiếu sự thấu cảm. Vậy thấu cảm là gì và có khác với cảm thông không? Mời bạn cùng tìm lời giải pháp qua bài viết sau đây nhé.

1. Thế nào là thấu cảm?

Thấu cảm (empathy) là kỹ năng đòi hỏi chúng ta đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của họ. 

Thấu cảm được chia thành 2 loại, bao gồm:

  • Thấu cảm cảm xúc (emotional empathy): Đây là khả năng thấu hiểu quan điểm, suy nghĩ của người khác.
  • Thấu cảm nhận thức (cognitive empathy): Đây là khả năng cảm nhận được những gì người khác cảm thấy.

Thấu cảm là gì? Thấu cảm và cảm thông khác nhau như thế nào? - Ảnh 1Thấu cảm được chia thành 2 loại là thấu cảm về cảm xúc và thấu cảm về nhận thức.

2. Thấu cảm và cảm thông khác nhau ra sao?

Thấu cảm và cảm thông là 2 khái niệm khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn. Theo đó, cảm thông chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm đến những gì người khác đang trải qua. Còn khả năng thấu cảm bao gồm năng lực hiểu người (self awareness) và thương người (self management) trong EQ. Khi có sự thấu cảm với một người, bạn không chỉ hiểu cho đối phương mà còn thương họ. Từ đó bạn mong muốn giúp đỡ, đồng hành cùng họ bằng những hành động thiết thực.

> Nghệ thuật thấu hiểu trong giao tiếp

3. Lòng thấu cảm xuất phát từ đâu?

Thấu cảm được xem là một khả năng bẩm sinh của con người - có thể thấy rõ điều này thông qua một nghiên cứu trên National Childbirth. Theo đó, các nhà khoa học nhận thấy các trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi thường có xu hướng khóc theo những đứa trẻ. Hành động này bộc phát một cách bản năng nhằm để người lớn phát hiện và chăm sóc những đứa trẻ đang có vấn đề.

Tuy nhiên, khả năng thấu cảm của con người cần có sự tác động từ quá trình tương tác với người thân, bạn bè,... để phát triển hoàn thiện, và đây cũng là một trong những khả năng của người EQ cao. Đồng thời, để cải thiện khả năng thấu cảm, chúng ta có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Tham gia các hoạt động cộng đồng: Đây là hoạt động ý nghĩa giúp bạn có kết nối sâu sắc với cộng đồng, cũng như đồng cảm với những người gặp khó khăn.
  • Trò chuyện với những người bạn mới: Khi tiếp xúc với những người bạn mới, bạn có thể nhận thấy những sự khác biệt cơ bản. Nhờ vậy bạn sẽ có sự thấu hiểu rõ và nhiều hơn về mọi người xung quanh.
  • Học cách thấu hiểu cảm xúc của bản thân: Khi sự thấu hiểu bản thân càng sâu sắc thì bạn càng dễ dàng vận dụng kỹ năng thấu cảm với người khác.
  • Xem phim, đọc sách báo: Thói quen tốt này giúp bạn nhập tâm vào câu chuyện của nhân vật, thấu hiểu tâm trí, cảm xúc của họ. Từ đó hỗ trợ bạn rèn luyện khả năng thấu cảm với người khác.

Thấu cảm là gì? Thấu cảm và cảm thông khác nhau như thế nào? - Ảnh 2Rèn luyện thói quen đọc sách giúp bạn cải thiện khả năng thấu cảm.

4. Vì sao lòng thấu cảm lại rất quan trọng?

Trong cuộc sống ngày nay, sự thấu cảm giữa người với người lại càng trở nên quan trọng vì những lý do sau:

  • Khi thực sự thấu cảm và hiểu được người khác, chúng ta sẽ biết được cách ứng xử phù hợp, giúp gắn kết và xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Có sự thấu cảm còn giúp chính bản thân chúng ta quản lý tốt cảm xúc của mình và xây dựng được một nội tâm ổn định và mạnh mẽ.
  • Và một khi những mối quan hệ của bạn đã trở nên bền chặt nhờ sự thấu cảm, bạn cũng sẽ nhận được những sự giúp đỡ khi cần thiết.

5. Các bước để thực hành thấu cảm hiệu quả

Để thực sự thấu hiểu người khác không khó như bạn nghĩ, hãy thử áp dụng những điều đơn giản sau:

  • Cung cấp sự chú ý tối đa, kiên nhẫn lắng nghe khi người khác chia sẻ
  • Luôn quan sát kỹ những biểu hiện, thái độ của người khác
  • Đặt nhiều câu hỏi mở để khuyến khích đối phương chia sẻ và giãi bày
  • Luôn lắng nghe nhưng đừng phán xét và chỉ đưa ra lời khuyên khi phù hợp
  • Hãy dành cho cả 2 những khoảng lặng và hãy theo dõi đối phương.

Thấu cảm là gì? Thấu cảm và cảm thông khác nhau như thế nào? - Ảnh 3Thực hành thấu cảm trong cuộc sống không khó như nhiều người vẫn nghĩ

Để thực hành thấu cảm với người khác, bạn phải hiểu nội tâm của mình đầu tiên. Khi chấp nhận bản thân hoàn toàn, thấu hiểu mọi cảm xúc bên trong và đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của chính mình, đó là lúc bạn thực hành thấu cảm hiệu quả.

Nguồn tham khảo: 6 Bước thực hành thấu cảm - LCV