Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

 

>  Loạn liên thông và liên kết đào tạo

>>  Bộ Giáo Dục sẽ xử lý các hành vi vi phạm tuyển sinh

>>>  Bộ Giáo Dục chưa xử lý thấu đáo việc vi phạm tuyển sinh

 

Mặc dù, UBND thành phố liên tiếp có các văn bản chỉ đạo Sở Nội vụ rồi Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội vào cuộc nhưng hơn một năm trời sự việc vẫn giậm chân tại chỗ, còn bà Cát vẫn nhọc nhằn với hành trình kêu oan. Ngôi nhà nơi bà Cát cùng gia đình sinh sống hai lần bị kẻ xấu ném chất bẩn khủng bố tinh thần.Quyết định công nhận chức danh Chủ tịch HĐQT của UBND thành phố Hà Nội đối với bà Nguyễn Thị Cát.

Nhà Hiệu phó bị ném chất bẩn

Ngày 12/1/2009, UBND TP. Hà Nội chính thức có Quyết định số 149/QĐ-UBND cho phép thành lập Trường TCYDPNT, trụ sở chính đặt tại số 192 phố Đức Giang, quận Long Biên. Ngày 24/2/2009, Quyết định số 892/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội đã chính thức công nhận bà Nguyễn Thị Cát là Chủ tịch HĐQT của trường, ông Nguyễn Văn Châu, Phó Chủ tịch HĐQT và bà Phùng Thị Thu Hương là Ủy viên HĐQT. Thời hạn công nhận HĐQT là 5 năm. Tiếp đó, ngày 7/5/2010, trong Quyết định số 4785/QĐ- SGD&ĐT do ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo ký cũng chính thức công nhận bà Nguyễn Thị Cát là Hiệu phó Trường TCYDPNT.

 

Ngay trong năm đầu tiên thành lập, trường đã tuyển sinh được 1000 sinh viên và sóng gió cũng bắt đầu từ đây. Ngày 1/6/2010, trong khi không có những bằng chứng về chuyên môn quản lý của bà Cát thì ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch HĐQT  đã tự ý soạn thảo văn bản nhân danh Công ty cổ phần hóa dược Việt Nam (CPHDVN) gửi tới UBND Thành phố và dựng chuyện cho rằng: “HĐQT cùng các sáng lập viên, các thành viên góp vốn đã thống nhất về việc đồng chí Cát thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT…”. Văn bản này cũng tiến cử người khác vào chức Chủ tịch HĐQT nhà trường thay bà Cát.

 

Làm việc với báo chí, bà Cát cho biết: "Có lẽ nhìn vào số doanh thu hàng năm lên đến hơn 10 tỷ đồng thông qua việc tuyển sinh nên ông Châu đã tìm cách cho tôi ra khỏi trường như liên tiếp quy kết tôi thiếu chuyên môn quản lý. Việc điều hành trường là công việc của cả một tập thể, trong đó có cả ông Châu. Nhưng rõ ràng đây là những quy kết không có căn cứ bởi số lượng sinh viên đầu vào vẫn đủ chỉ tiêu, việc giảng dạy vẫn bình thường không có gì xáo trộn".

 

Không hiểu có sự ngẫu nhiên nào không mà gia đình tôi bị đối tượng xấu ban đêm lén đổ phân vào nhà, lần thứ nhất vào thời điểm tháng 8/2010 và lần thứ hai là thời điểm cuối năm 2011. Tất cả những lần này đều trùng với việc tôi đang quyết liệt gửi đơn đề nghị các cấp của thành phố vào cuộc làm sáng tỏ sự việc Trường TCYDPNT. Do quá căng thẳng nên ngày 25/8/2010 tôi đã bị ông Châu gây sức ép buộc phải làm đơn xin thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT nhưng sau đó tôi đã làm đơn gửi tới các cơ quan chức năng khẳng định mình bị ép buộc và hiện giờ vẫn là Chủ tịch HĐQT và Hiệu phó của trường”.

trung cap y duoc pham ngoc thach, tuyen sinh, vi pham, quy che, thong tin tuyen sinh

Quyết định công nhận chức danh Hiệu phó của bà Nguyễn Thị Cát.

Bao giờ giải quyết dứt điểm?

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết cho đến nay Thành phố vẫn chưa có hồi âm về việc bà Cát xin từ chức. Như vậy, theo pháp luật thì cho tới thời điểm này bà Cát vẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu phó Trường TCYDPNT. Thế nhưng có một thực tế đáng buồn là trong suốt thời gian dài từ tháng 8/2010 tới nay bà Cát hoàn toàn bị cách ly khỏi trường và không được bảo vệ cho vào. Câu hỏi đặt ra, sau hơn một năm bà Cát không được bước chân vào trường thì những công việc liên quan đến con dấu và chức danh Chủ tịch HĐQT ai sẽ là người ký và chịu trách nhiệm?.

 

Được biết, ngày 3/6/2011, UBND TP. Hà Nội chính thức có công văn số 1943/VP-VHKG gửi tới Sở Nội vụ với nội dung: “Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội có ý kiến như sau: Giao Sở Nội vụ xem xét giải quyết, trả lời bà Nguyễn Thị Cát theo quy định, báo cáo kết quả với UBND Thành phố”.

 

Điều trớ trêu là gần 1 năm qua vẫn chưa có một hồi âm nào của Sở này tới bà Cát hay UBND Thành phố cho dù ngay từ thời điểm tháng 5/2010, bà Cát đã có đơn gửi tới Sở Nội Vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo.

 

Ngày 16/11/2011, UBND TP. Hà Nội tiếp tục có công văn số 4330/VP-VHKG gửi tới Sở Giáo dục và Đào tạo: “Yêu cầu kiểm tra báo cáo lại quá trình giải quyết sự việc… đề xuất giải quyết dứt điểm, báo cáo thành phố trước 25/11/2011”. Trao đổi với PV Dân trí, bà Cát cho biết: "Sở Giáo dục & Đào tạo có một lần mời bà cùng ông Châu tới làm việc nhưng đến nay vẫn chưa đưa ra kết luận. Điều tôi lo lắng nhất là Sở Giáo dục & Đào tạo chỉ có chuyên môn về giáo dục, trong khi đó sự việc của tôi lại liên quan cả đến vấn đề kinh tế nên rất cần có sự tham dự của các cơ quan chức năng khác để câu chuyện được giải quyết khách quan, đúng bản chất sự việc. Tôi tất mong nhận được sự vào cuộc toàn diện của UBND thành phố, để môi trường sư phạm của nhà trường sớm ổn định”.

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: dantri)