Lĩnh vực nhân sự là một trong những lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy cụm từ HR Business Partner là gì? Liệu bạn đã tìm hiểu về vị trí HR Business Partner chưa?

TOP 7 câu trả lời thông minh cho câu hỏi phỏng vấn rập khuôn

TOP 7 câu trả lời thông minh cho câu hỏi phỏng vấn rập khuôn

Trả lời phỏng vấn là một trong những vòng quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng của mỗi một người đang tìm việc. Vậy với những tình huống có vẻ như rập khuôn thi...

 

HR Business Partner là gì? Vai trò và năng lực cần có của HRBP - Ảnh 1

Bạn đã biết vai trò của một HR Business Partner là gì chưa?

1. HR Business Partner là gì?

HR Business Partner là đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh. Đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh là chuyên gia nhân sự giàu kinh nghiệm, làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao của một tổ chức để phát triển và chỉ đạo một chương trình nhân sự nhằm hỗ trợ chặt chẽ các mục tiêu của tổ chức. Đặt một chuyên gia nhân sự tiếp xúc chặt chẽ với lãnh đạo điều hành giúp HR trở thành một phần của việc xây dựng chiến lược cho tổ chức. Mô hình đối tác kinh doanh cho nguồn nhân lực ngày càng trở nên phổ biến trong các tổ chức kinh doanh.

2. Vai trò của HR business partner

2.1. Lập kế hoạch chiến lược

Một đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh tốt cần có khả năng giúp tổ chức sẵn sàng phát triển trong tương lai bằng cách tập trung vào nâng cao lực lượng lao động cho tổ chức. Các công việc mà bạn có thể sẽ phải làm tại vị trí này là:

  • Học thêm các kỹ năng mới và nâng cao các kỹ năng: Xác định nhu cầu đào tạo và hỗ trợ quá trình đào tạo và phát triển trong việc sắp xếp các chương trình đào tạo với các mục tiêu kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Lên kế hoạch cho chiến lược nhân sự: Đảm bảo lực lượng lao động của công ty có quy mô, theo khuôn khổ, chi phí và sự nhanh nhẹn phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Kế hoạch kế nhiệm: Tuyển chọn và phát triển tài năng để đảm bảo có đội hình nhân sự tài năng để đảm nhận vai trò quan trọng.

2.2. Huấn luyện và tư vấn về các vấn đề nhân sự

Đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh nên có một sự hiểu biết rõ ràng về những thách thức hiện tại và tương lai có thể gây ảnh hưởng đến nhân viên trong doanh nghiệp. Đây là cách đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh có thể cung cấp lời khuyên và đào tạo hiệu quả cho các bên liên quan chính. Tuy nhiên, đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh chỉ nên là cố vấn và tư vấn và không phải là người trực tiếp đảm nhiệm mọi thứ. Công việc của họ là trao quyền cho lãnh đạo để xử lý bất kỳ vấn đề nào trong doanh nghiệp.

Dưới đây là một số nhiệm vụ mà có thể một HR business partner cần lầm:

  • Thực hiện các cuộc họp hàng tuần hoặc hai tuần một lần với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và cung cấp lời khuyên nhân sự khi cần thiết.
  • Cập nhật luật pháp và quy định về việc làm, cũng như các yêu cầu pháp lý khác liên quan đến quản lý nhân sự nhằm giúp các nhà lãnh đạo đảm bảo tuân thủ
  • Cung cấp hướng dẫn về việc tạo và thực hiện các quy trình và chính sách nhân sự

2.3. Xây dựng một doanh nghiệp có tính cạnh tranh

HR business partner góp phần giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, tuyển chọn và giữ chân được nhiều tài năng trong doanh nghiệp. Do đó, để giúp công ty của họ đứng đầu thị trường, HR business partner đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ có thể lên chiến lược, đào tạo và phát triển sản phẩm một cách tốt nhất. Nhiệm vụ của HR business partner có thể là:

  • Tiến hành hướng dẫn quản lý hiệu suất hàng ngày cho các nhà quản lý dòng
  • Giúp các nhà quản lý dòng đối phó với các vấn đề trong doanh nghiệp, nhân sự hay những thay đổi liên quan.
  • Tối ưu hóa thiết kế tổ chức nhằm hướng đến tăng năng suất và cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp

Các chuyên gia nhân sự này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân những nhân tài trong công ty. Họ có thể sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ như:

  • Phối hợp với các thành viên nhóm nhân sự khác về việc thực hiện các chiến lược tuyển dụng một cách sáng tạo và toàn diện
  • Thực hiện những đợt khen thưởng và công nhận sự đóng góp của nhân viên nhằm thúc đẩy tăng kết quả cuối cùng và sự tham gia của nhân viên trong công ty.
  • Phát triển hoặc hỗ trợ phát triển chiến lược cho vấn đề bồi thường cũng như đảm bảo lợi ích của lực lượng lao động trong doanh nghiệp

3. 5 Kỹ năng chính cần có của một đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh

3.1. Thành thạo các công cụ kỹ thuật số

Các đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh có một loạt các sản phẩm phần mềm theo ý của họ để giúp phát triển và truyền đạt chiến lược nhân sự, quản lý các cá nhân/nhóm và theo dõi chi tiêu.

3.2. Năng lực đa văn hóa

Các công ty đa quốc gia cạnh tranh trên quy mô toàn cầu để tìm kiếm nhân tài, cả tại văn phòng thực địa và tại trụ sở chính của họ. Các đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh hiệu quả có ý thức sâu sắc về văn hóa trong các lĩnh vực mà tổ chức hoạt động; điều này bao gồm sự hiểu biết về các luật lao động, thực tiễn kinh doanh và cơ cấu lương thưởng khác nhau.

3.3. Kiến thức về doanh nghiệp

Các đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh có nền tảng về các nguyên tắc quản lý nguồn nhân lực đôi khi chưa đủ, để thành công ở vị trí này cũng đòi hỏi phải học cách tổ chức hoạt động, nắm được các chức năng kinh doanh cốt lõi, các đơn vị kinh doanh, biểu đồ doanh nghiệp... Những kiến thức này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc, đặc biệt là phát triển con đường sự nghiệp sau này.

3.4. Kỹ năng quản lý dự án và con người

Một đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh phải là người có khả năng quản lý dự án và con người. Nắm được cách quản lý sẽ giúp bạn hoàn thành những nhiệm vụ, hay đơn giản là lên kế hoạch, chiến lược một cacj1 hiệu quả hơn. Bạn cũng phải là người thoải mái với các nhiệm vụ như phát triển phạm vi dự án, quản lý tài nguyên và các bên liên quan và giao tiếp trong các nhóm lớn và nhỏ.

3.5. Hiệu quả trong việc giải quyết thay đổi và chuyển đổi

Khi hoạt động trong các doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với những lần thay đổi, đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh sẽ chính là người cần xác định, lên kế hoạch nhằm quản lý rủi ro cho những lần thay đổi/ chuyển đổi ấy. Điều quan trọng ở những lần này là xác định trước những thay đổi quy mô lớn này và phát triển các kế hoạch chiến lược để quản lý các thay đổi với tác động ít gây ảnh hưởng nhất đến doanh nghiệp và nhân viên của mình.

Teambuilding là cơ hội gắn kết hay ác mộng công sở?

HR Director là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về HR Director

Khánh Như - Kênh Tuyển Sinh