Trả lời phỏng vấn là một trong những vòng quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng của mỗi một người đang tìm việc. Vậy với những tình huống có vẻ như rập khuôn thi đâu là cách trả lời thông minh?

TOP 7 cách từ chối lời mời trúng tuyển từ nhà tuyển dụng

TOP 7 cách từ chối lời mời trúng tuyển từ nhà tuyển dụng

Xin việc là một quá trình khó khăn nhưng từ chối công việc còn là một quá trình khó khăn hơn. Vậy làm thế nào để từ chối lời mời trúng tuyển từ các nhà...

1. Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?

Bà Liz cho rằng đây lại là một câu hỏi ngờ nghệch. Vì bạn đã gặp những ứng viên khác đâu mà có thể so sánh hay biết rằng điểm hơn của bạn so với họ là gì. Đây là câu hỏi xuất phát từ sự sợ hãi của nhà tuyển dụng – sợ hãi về việc họ không kiểm soát được chất lượng tuyển dụng.

Câu trả lời thông thường: Về những gì tôi được nghe về công việc, anh/chị đang tìm kiếm ứng viên thực hiện công việc [A] và [B], đó là những việc tôi đã có kinh nghiệm khi làm việc tại công ty XYZ.

Câu trả lời thông minh: Đây là một câu hỏi rất hay! Tôi nghĩ đó là lý do chúng ta đang ngồi ở đây và tìm kiếm câu trả lời. Anh/chị có lợi thế hơn tôi vì đã hoặc sẽ gặp những ứng viên khác cho vị trí này, tôi thì không. Nên anh chị có thể chia sẻ với tôi đôi điều về họ.

TOP 7 câu trả lời thông minh cho câu hỏi phỏng vấn rập khuôn - Ảnh 1

TOP 7 câu trả lời thông minh cho câu hỏi phỏng vấn rập khuôn

2. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn theo bà là không hay vì có vô số điều mà chúng ta học hỏi. Chẳng có ai trên đời có thể biết hết mọi thứ và hoàn hảo ở tất cả kỹ năng. Chẳng hạn tôi không biết bơi nhưng tôi không thích bơi thì tại sao đó được xem là điểm yếu của tôi?

Câu trả lời thông thường: Tôi đã có rất nhiều niềm vui và hứng thú khi học về HTML, nhưng nếu anh/chị hỏi về điều tôi làm chưa được tốt lắm thì đó chính là kỹ năng viết. Tôi luôn tránh những việc liên quan đến viết lách và chỉ muốn vùi đầu vào coding ngay khi có thể.

Câu trả lời thông minh: Tôi từng rất tuyệt vọng về những điểm yếu của bản thân cho đến khi tôi nhận ra rằng có hàng tỉ việc trên thế giới này tôi không thể làm tốt hết. Nên tôi đã tập trung hơn vào việc làm tốt hơn những thứ tôi có thể như lập kế hoạch marketing mới. Còn anh/chị thì sao?

3. Sếp cũ nói gì về bạn?

Người đang phỏng vấn bạn và sếp bạn là hai người hoàn toàn khác nhau và không liên quan gì đến nhau, nhưng ý kiến của sếp cũ của bạn lại giá trị đối với họ? Điều này có thực sự cần thiết? Câu trả lời dù tốt hay xấu cũng không thể đong đếm được tính chân thật và giá trị thực sự cuộc phỏng vấn mang lại.

Câu trả lời thông thường: Sếp cũ của tôi có thể nói rằng tôi là một người có tinh thần đồng đội, làm việc nhóm tốt và giữa chúng tôi có những thử thách lẫn nhau trong công việc theo cách tích cực.

Câu trả lời thông minh: Sếp tôi sẽ nói rằng hãy để chúng tôi chia sẻ suy nghĩ dành cho nhau một cách cá nhân. Còn anh/chị, các nhân viên bộ phận khác nói gì về anh/chị?

4. Bạn nghĩ mình có phù hợp với vị trí này không?

Cách trả lời phỏng vấn thích hợp:

Đây là câu hỏi tuyển dụng để bạn có cơ hội làm nổi bật lên rằng, bạn có đầy đủ các kỹ năng phù hợp với công việc vị trí đó. Nhưng đừng thể hiện thái quá để giành sự chú ý của họ. Hãy là chính mình khi đứng trước người phỏng vấn, nêu lên những chuẩn bị đã tìm hiểu về việc bạn định ứng tuyển và trình bày kế hoạch của mình để phát triển công việc đó.

5. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Đây là câu hỏi “muôn thuở” của nhà tuyển dụng nhưng ứng viên rất ngại trả lời. Nếu nhỡ nói cao quá thì sợ bị loại, nói thấp quá lại cảm thấy thiệt thòi. Thực chất, không có cuộc trả giá nào ở đây cả vì mức lương đã được quy định theo từng vị trí trong công ty.

Cách trả lời phỏng vấn thích hợp:

“Tôi nghĩ mức lương sẽ được công ty đánh giá bằng thực lực và khối công việc tôi phải đảm đương, khi được nhận chắc chắn chúng ta sẽ thống nhất được con số hợp lý”. Trên thực tế bạn rất ít gặp câu hỏi này vì thông thường bảng lương đã được đưa ra trước đó. Trừ khi bạn xin những việc có chuyên môn cao, nó giống như một cuộc thỏa thuận hơn khi công ty cần sự cống hiến của bạn.

6. Lý do bạn chọn công ty chúng tôi?

Cách trả lời phỏng vấn thích hợp:

Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi phỏng vấn nhằm mục đích xem ứng viên có thực sự quan tâm đến công ty, vị trí công việc ứng tuyển hay không. Nhiều trường hợp các ứng viên gửi CV ở nhiều nơi với tâm lý “nhiều cho chắc”,  trúng tuyển ở đâu thì làm ở đó. Với câu hỏi dạng này bạn cần:

  • Tìm hiểu trước về công ty, công việc bạn muốn ứng tuyển vào
  • Nêu lý do chính đáng muốn làm việc cho công ty, ví dụ cách trả lời phỏng vấn ở đây là: mô tả và yêu cầu công việc công ty đăng tuyển dụng phù hợp với mong muốn của bạn, môi trường văn hóa công ty tốt để bạn có thể phát huy năng lực,…

7. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi?

Cách trả lời phỏng vấn thích hợp:

Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn xem ứng viên có hiểu rõ về việc ứng tuyển của họ không. Đồng thời qua đó thể hiện được tính cách của bạn. Hãy tự tin đặc các câu hỏi thắc mắc về công việc như mức lương, chế độ bảo hiểm, những người sẽ làm việc với bạn nếu bạn ứng tuyển…. Nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lựa chọn ứng tuyển của bạn có phù hợp hay không.

> TOP 8 hình thức phỏng vấn phổ biến

> TOP 6 sách hay về phỏng vấn tuyển dụng

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp