Bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn? Bạn muốn tìm hiểu về cách hình thức phỏng vấn để có thể gặt hái được hiệu quả cao nhất. Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu nào!

TOP 6 sách hay về phỏng vấn tuyển dụng

TOP 6 sách hay về phỏng vấn tuyển dụng

Bạn đang tìm hiểu về quy trình tuyển dụng và câu hỏi phỏng vấn? Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm đọc các cuốn sách hay về tựa đề này nhé!

1. Phỏng vấn là gì?

Có thể nói phỏng vấn hiện nay không còn xa lạ với chúng ta nữa, nó là các vòng phỏng vấn xin việc không thể thiếu. Thế nhưng để hiểu rõ về khái niệm của nó thì không phải ai cũng biết. Phỏng vấn là một quá trình trao đổi, nhận thông tin có mục đích giữa hai hay nhiều người. Các phương pháp phỏng vấn được chia làm 2 dạng là: Đặt câu hỏi về các thông tin xoay quanh người được phỏng vấn và các câu hỏi mà người được hỏi là chuyên gia. Mục đích của cuộc phỏng vấn đó là người phỏng vấn khai thác thông tin một cách trực tiếp từ người được phỏng vấn.

TOP 8 hình thức phỏng vấn phổ biến - Ảnh 1

TOP 8 hình thức phỏng vấn phổ biến

2. Các loại phỏng vấn phổ biến nhất

2.1. Phỏng vấn qua điện thoại

Hiện nay việc sàng lọc ứng viên cuộc gọi điện được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ áp dụng bởi tính hiệu quả, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí của nó. Mỗi cuộc gọi sẽ kéo dài tối đa trong 15 phút và hầu hết nhà tuyển dụng cần chuẩn bị trước các câu hỏi cho ứng viên.

Phỏng vấn qua điện thoại nhà tuyển dụng cũng phải thực hiện theo đúng trình tự các bước như:

  • Bước 1: Chào hỏi
  • Bước 2: Trao đổi với ứng viên về vị trí công việc
  • Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu ứng viên
  • Bước 4: Phân loại ứng viên, đưa ra quyết định

2.2 Phỏng vấn hành vi

Phỏng vấn hành vi là phương pháp được nhiều nhà tuyển dụng chuyên nghiệp áp dụng bởi tính hiệu quả cao. Hình thức phỏng vấn này được hiểu là dựa vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên trong quá khứ để đánh giá việc xử lý tình huống của ứng viên có tốt không, có đảm nhiệm tốt công việc ứng tuyển hay không.

Một số mẫu câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo khi phỏng vấn hành vi như:

  • Bạn có thể ví dụ về một tình huống căng thẳng, khó giải quyết nhưng bạn đã xử lý, ứng phó linh hoạt?
  • Mô tả một trường hợp mà bạn phải ứng phó với một đồng nghiệp hoặc khách hàng khó tính.
  • Bạn đã từng thất bại chưa? Nếu có, bạn học được những gì sau lần thất bại đó?

Tùy theo vị trí mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra các câu hỏi khác nhau. Vì vậy, cách hiệu quả nhất là đặt các câu hỏi liên quan trực tiếp đến công việc, đặt ứng viên vào tình huống thực tế liên quan đến vị trí ứng tuyển. Cách này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng và tính phù hợp của ứng viên.

Để phỏng vấn hành vi hiệu quả, một phương pháp được các chuyên gia khuyên sử dụng là “SAO” (Situation/Action/Outcome - Tình huống / Hành động / Kết quả):

  • Tình huống: Yêu cầu ứng viên kể về những khó khăn mà họ gặp phải trong công việc cũ và điều này đã tác động đến công việc của họ.
  • Hành động: Yêu cầu ứng viên phác thảo những phương hướng và các bước mà ứng viên đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
  • Kết quả: Kết quả mà ứng viên thu được như thế nào, thành công hay thất bại? Bạn rút ra được bài học gì sau những tình huống đó?

2.3. Phỏng vấn hội đồng (phỏng vấn nhóm)

Hình thức này nghĩa là người phỏng vấn gồm nhiều thành viên, thay phiên nhau đặt các câu hỏi khác nhau. Mục đích của phỏng vấn hội đồng là nhằm đánh giá ứng viên đa chiều, toàn diện và chính xác.

Hội đồng phỏng vấn có thể gồm các thành viên thuộc nhiều phòng ban, phối hợp với nhau để có sự đánh giá khách quan nhất. Điều này giúp nhà tuyển dụng có sự nhìn nhận tổng thể về ứng viên, đánh giá về cách làm việc của ứng viên có phù hợp với đại bộ phận công ty hay không.

2.4. Phỏng vấn tình huống

Đây là hình thức phỏng vấn trong đó người phỏng vấn đưa ra các tình huống giống thực tế công việc của vị trí cần tuyển. Ứng viên cần trình bày cách thức giải quyết vấn đề.

Công việc càng đòi hỏi trách nhiệm và có tính thử thách cao, điều kiện làm việc càng đa dạng thì tình huống đưa ra càng phong phú. Đối với hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng nên giới hạn về thời gian để đánh giá sự nhanh nhạy, linh động của ứng viên trong xử lý vấn đề.

2.5. Phỏng vấn theo hình thức nói chuyện

Phương pháp phỏng vấn này thường được áp dụng theo hình thức tự do, không có kịch bản hay câu hỏi kèm theo. Đây là hình thức phỏng vấn thông qua cuộc nói chuyện để khai thác các thông tin của ứng viên.

Mục đích của hình thức này là tạo sự thoải mái, thân thiện và không gò bó, nhằm bộc lộ hết tính cách và khả năng thực sự của ứng viên. Người phỏng vấn đóng vai trò lắng nghe, ứng viên có thể tự do trình bày về bản thân.

Để phỏng vấn nói chuyện thành công, người phỏng vấn phải có sự khéo léo để dẫn dắt vấn đề, đặt ra các câu hỏi mang tính gợi mở, tập trung để không bị lan man. Ứng viên tham gia phỏng vấn nói chuyện sẽ có sự thoải mái để bộc lộ bản thân.

2.6. Phỏng vấn gây áp lực

Phỏng vấn áp lực, hay còn được gọi là phỏng vấn căng thẳng là hình thức thường được áp dụng với các vị trí nhân sự cấp cao, hoặc đòi hỏi chuyên môn cao như quản lý, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc,... Đây là các vị trí đòi hỏi có năng lực tốt, khả năng chịu được áp lực cao nên việc tuyển dụng cần phải đặc biệt cẩn trọng.

Để phỏng vấn các vị trí này, nhà tuyển dụng cần liên tục đặt những câu hỏi bám sát và khả năng của ứng viên, Các câu hỏi đào sâu vấn đề, yêu cầu số liệu cụ thể,... Tức là nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi để khai thác và khiến ứng viên bộc lộ hết khả năng của bản thân, sử dụng áp lực để “hạ gục” ứng viên nhằm chọn ra những nhân tố sáng giá nhất.

Thậm chí, nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi theo hướng quan điểm gây tranh cãi, phản đối quan điểm, biểu cảm không đồng tình,... để tạo ra áp lực lớn cho ứng viên. Một số câu hỏi thường được sử dụng như:

  • Lý do bạn nghỉ việc ở vị trí cũ là gì? Làm thế nào để chúng tôi biết chắc bạn có nghỉ việc ở vị trí hiện tại với lý do đó hay không?
  • Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu, tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
  • Bạn có nghĩ rằng sự quá cầu toàn của bạn có thể làm cản trở tiến độ công việc?

2.7. Phỏng vấn nhiều ứng viên cùng một lúc

Đây là hình thức phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ gọi 2-3 ứng viên để phỏng vấn cùng lúc, đặt cùng câu hỏi và để ứng viên cùng trả lời. Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì tính cạnh tranh cao, người phỏng vấn dễ dàng so sánh giữa các ứng viên để loại bỏ người không phù hợp và lựa chọn được ứng viên tiềm năng.

Tuy nhiên, một điểm hạn chế của hình thức phỏng vấn này là ứng viên dễ trả lời giống nhau, gây cản trở cho việc loại trừ, lựa chọn ứng viên. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần có phương pháp, quy định thời gian và phương thức trả lời để tạo ra sự công bằng và minh bạch.

2.8. Phỏng vấn mẫu cố định

Phỏng vấn mẫu cố định là hình thức sử dụng những bộ câu hỏi được xây dựng sẵn. Một bộ câu hỏi sẽ được áp dụng cho tất cả các ứng viên.

Vì cùng sử dụng một bộ câu hỏi, một hệ thống đánh giá nên hình thức này sẽ đảm bảo sự công bằng, dễ dàng so sánh giữa các ứng viên. Hạn chế của hình thức này là nhiều trường hợp bị gò bó dẫn tới việc ứng viên không bộc lộ được hết sự linh hoạt, sáng tạo của bản thân.

> Đi phỏng vấn xin việc thì ngồi thế nào cho chuẩn?

> Tại sao cần update CV? Và bao lâu thì nên update CV xin việc?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp