Để trả lời câu hỏi 'Điều bạn không thích ở công việc trước?', ứng viên nên tập trung vào việc cân bằng cảm xúc, tránh nói về những điều tiêu cực có thể làm mất điểm trước nhà tuyển dụng.

Giải mã vì đâu Nhà tuyển dụng chần chừ trong việc lựa chọn bạn

Giải mã vì đâu Nhà tuyển dụng chần chừ trong việc lựa chọn bạn

Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng của các công ty là rất cao, cơ hội việc làm dồi dào. Song song với đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ "sàng lọc" ứng viên kỹ hơn, cơ...

Dưới đây là bốn bước để giúp bạn trả lời câu hỏi này:

 - Ảnh 1

"Bạn không thích điều gì ở công việc trước?" - Ứng viên nên xử lý câu hỏi này như thế nào?

1. Lập danh sách các khía cạnh không phù hợp ở nơi làm việc trước đó

Xác định những yếu tố mà bạn có thể không hài lòng ở vị trí trước đây của mình. Tập trung vào các yếu tố có thể thay đổi hoặc tránh được ở vị trí mới này. Bước này bạn có thể nói về vị trí trước đây của mình về việc vị trí đó không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hoặc tính cách của bạn. Một số khía cạnh không phù hợp có thể kể đến như:

  • Phong cách làm việc

Các ngành, công ty và vai trò khác nhau có thể có nhân viên làm việc trong một loại công việc cụ thể, chẳng hạn như lao động chân tay hoặc công việc bàn giấy ít vận động. Bạn có thể thảo luận về yếu tố này nếu phong cách làm việc của vị trí cuối cùng không phù hợp với tính cách hoặc khả năng làm việc hiệu quả của bạn.

  • Quy mô nhà tuyển dụng

Khía cạnh này có thể khác nhau và được xác định bởi số lượng nhân viên, địa điểm công ty và quy mô địa điểm làm việc thực tế. Cân nhắc tập trung vào yếu tố này nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường công ty khác, lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Hãy chắc chắn xác định bạn thích cái nào và tại sao.

  • Văn hóa công ty

Mối quan hệ với đồng nghiệp và quản lý, phát triển chuyên môn, cân bằng giữa công việc và cuộc sống và các giá trị và sứ mệnh tất cả tạo nên văn hóa công ty. Cân nhắc thảo luận về yếu tố này của công việc trước đây của bạn để minh họa những giá trị mà bạn kỳ vọng ở nơi làm việc tiếp theo.

  • Thời gian đi lại

Khoảng thời gian đi làm và về nhà có thể ảnh hưởng đến năng suất, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và sự hài lòng trong công việc của bạn. Nếu nơi bạn ở cách qua xa nơi làm việc trước, thì đây cũng có thể là một điểm để bạn bày tỏ cho nhà tuyển dụng biết rằng một trong những lý do mà bạn lựa chọn nơi làm việc mới này là do khoảng cách và thời gian đi lại ngắn, từ đó cải thiện năng suất và chất lượng công việc cũng như đời sống tinh thần.

  • Ngành nghề

Một số ngành phù hợp hơn với những người có tính cách, kỹ năng, giá trị và mục tiêu nhất định. Nếu hướng phát triển của bạn là không còn cơ hội được trau dồi ở công ty cũ, bạn có thể thảo luận về yếu tố này với nhà tuyển dụng.

  • Thăng tiến nghề nghiệp

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới có tiềm năng đảm nhận vai trò lãnh đạo, xây dựng các kỹ năng mới và kết nối với các chuyên gia trong ngành, hãy cân nhắc thảo luận về nhu cầu phát triển nghề nghiệp nhiều hơn.

2. Đưa ra giải pháp cho các khía cạnh đó

Đối với mỗi điểm bạn không thích ở công việc trước đây của mình, hãy xem xét cách cải thiện yếu tố đó tại môi trường làm việc mới. Nếu công việc trước của bạn có quãng đường đi làm dài hơn, giải pháp của bạn có thể là bạn tìm kiếm một công việc khác ở gần hơn, cho phép bạn làm việc từ xa hoặc có chương trình cung cấp xe đưa rước nhân viên. Nếu bạn không theo đuổi sự phát triển chuyên môn, hãy cân nhắc xem xét yếu tố cung cấp chi phí giáo dục, tài trợ hội thảo và hội nghị hoặc các khóa học xây dựng kỹ năng ở nơi làm việc mới. Bước này có thể giúp bạn duy trì thái độ xây dựng về công việc trước đây của mình.

3. Đối chiếu các giải pháp của bạn với vị trí công việc mới

Một khi bạn đã biết được những khía cạnh không phù hợp với bản thân ở nơi làm việc trước kia và giải pháp cho những khía cạnh đó, hãy làm một phép chiếu với vị trí công việc mới của mình. Hãy tham khảo các yếu tố dưới đây để giúp bạn trả lời trước nhà tuyển dụng:

  • Xem lại bản mô tả công việc

Xác định vị trí và yêu cầu công việc ở nơi làm việc mới này và đưa ra những yếu tố khiến bạn cho rằng bạn sẽ phù hợp hơn khi làm việc tại nơi mới so với công ty trước kia. Lưu ý các kỹ năng bạn muốn trau dồi và học hỏi thêm, và đồng thời thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm có được từ vị trí cũ sang vị trí mới như thế nào.

  • Nghiên cứu về công ty

Truy cập mục "About us" trên trang của công ty để tìm hiểu về các giá trị và sứ mệnh của họ. Bạn cũng có thể tìm kiếm các trang mạng xã hội của họ để xem các loại bài đăng tập trung vào nhân viên và mức độ tương tác của họ. Bước này có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về văn hóa công ty. Nếu bạn không thể gắn bó với đồng nghiệp tại nơi làm việc trước kia, hãy giải thích các bước bạn sẽ có thể sẽ thực hiện để làm quen và gắn kết hơn với các thành viên mới. Cân nhắc việc đề cập  và áp dụng đến các hoạt động ngoài công ty mà họ đã đăng trước kia để cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có vẻ như phù hợp với văn hóa công ty.

  • Đọc đánh giá từ các nhân viên trước đây

Bạn có thể tìm kiếm các đánh giá về công ty được viết bởi các nhân viên trước đây để xác định các yếu tố của văn hóa công ty, chẳng hạn như phát triển chuyên môn và đón nhận những thách thức mới. 

4. Tập luyện nhiều hơn

Chọn một hoặc hai điểm không phù hợp mà bạn muốn thảo luận với nhà tuyển dụng. Đối với mỗi yếu tố, hãy xác định lý do tại sao yếu tố đó không phù hợp với bạn và cách bạn đưa ra giải pháp cho chúng. Sau đó, hãy làm nổi bật lên những yếu tố phù hợp với bạn và khiến cho bạn yêu thích, từ đó việc này sẽ lấn áp đi những khía cạnh mà bạn chưa hài lòng ở vị trí mới. Lập dàn ý cho từng bước của câu trả lời bằng cách sử dụng gạch đầu dòng để đảm bảo bạn nói một cách tự nhiên thay vì ghi nhớ từ một kịch bản. Trước khi phỏng vấn, hãy nói to câu trả lời của bạn để điều chỉnh giọng điệu và cải thiện sự tự tin của mình khi trả lời.

Yếu tố tác động đến tâm lý người phỏng vấn

Cách liệt kê các khóa học online trong CV

Theo Indeed