Yêu cầu giới thiệu bản thân là điều đầu tiên nhà tuyển dụng hỏi trong quá trình phỏng vấn. Vậy làm sao để giới thiệu chính mình mà gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng?

Nên đi làm tại văn phòng hay làm online tại nhà?

Nên đi làm tại văn phòng hay làm online tại nhà?

Bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn ưu tiên đi làm tại văn phòng hay làm tại nhà? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ ưu điểm và khuyết điểm của...

1. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn quan trọng thế nào?

Nhiều ứng viên thắc mắc: “Tại sao trong các buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng đều yêu cầu giới thiệu bản thân, trong khi ở CV đã có đầy đủ thông tin?”. Thực chất, thay vì cầm bản cứng CV đọc, nhà tuyển dụng luôn muốn nghe chính ứng viên nhìn nhận, đánh giá khả năng của bản thân và đưa ra định hướng nghề nghiệp. Ngoài ra, giới thiệu bản thân còn là cơ hội để ứng viên thể hiện với nhà tuyển dụng những điểm mạnh, điểm nổi bật của mình so với đối thủ. Mặt khác, qua lời giới thiệu, nhà tuyển dụng cũng có thể quan sát được thái độ, cách ứng xử và sự tương tác giúp họ dễ dàng xác định mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc đang tuyển để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Như vậy, giới thiệu bản thân là điều vô cùng quan trọng, giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, nhờ đó cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn. Vì thế, ứng viên cần chuẩn bị các cách giới thiệu bản thân ấn tượng trước khi tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng.

Mách bạn cách giới thiệu bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng - Ảnh 1

Mách bạn cách giới thiệu bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

2. Thông tin cần có để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Vốn dĩ không có bất kỳ cấu trúc hay quy chuẩn nào cho cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn. Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà ứng viên linh hoạt trong cách giới thiệu bản thân. Tuy nhiên, phần giới thiệu sơ lược về bản thân cần đầy đủ các thông tin sau:

  • Lời chào hỏi, cảm ơn nhà tuyển dụng: Trước khi bắt đầu giới thiệu thông tin cá nhân, ứng viên nên chào hỏi và gỏi lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã cho mình cơ hội và dành thời gian phỏng vấn. Việc này vừa thể hiện sự tôn trọng nhà tuyển dụng, tạo thiện cảm tốt với họ vừa cho thấy ứng viên là người lịch sự, chuyên nghiệp và thực sự nghiêm túc.
  • Giới thiệu tên, tuổi ngắn gọn: Dù nhà tuyển dụng cầm CV trên tay nhưng khi giới thiệu, ứng viên nên trình bày đầy đủ về họ tên, tuổi và bí danh (nếu có) trước khi giới thiệu thêm về kỹ năng chuyên môn, học vấn, kinh nghiệm làm việc,…. Giới thiệu tên tuổi vừa giúp nhà tuyển dụng nắm được thông tin cơ bản của ứng viên vừa để việc xưng hô giữa 2 bên dễ dàng, thoải mái hơn.
  • Giới thiệu trình độ học vấn, bằng cấp: Mặc dù thông tin này đã được trình bày trong CV nhưng vẫn nên nhắc lại trong phần giới thiệu bản thân giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên. Ngoài ra, nếu trong CV chưa nổi bật hết được những thành tích trong học vấn thì đây chính là cơ hội để ứng viên tự bổ sung trình độ chuyên môn còn thiếu.
  • Trình bày kinh nghiệm làm việc: Đây là một trong những thông tin được nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Tuy nhiên, ứng viên nên ưu tiên nhấn mạnh những kinh nghiệm liên quan đến vị trí đang ứng tuyển thay vì kể lể, lan man vừa mất thời gian vừa khiến người phỏng vấn chán nản.
  • Sơ lược điểm mạnh và điểm yếu: Ứng viên cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và trình bày ngắn gọn, dễ hiểu để nhà tuyển dụng nắm được. Khi nói về điểm yếu, ứng viên nên nói luôn cách khắc phục và sự nỗ lực của bản thân.
  • Sơ lược về mục tiêu trong tương lai: Ứng viên nên trình bày ngắn gọn mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của bạn.
  • Nguyện vọng khi làm việc: Ứng viên nên thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy những nguyện vọng với vị trí làm việc cũng như mong muốn được tuyển dụng và gắn bó lâu dài với công ty. Qua những thông tin này, nhà tuyển dụng dễ dàng xác định được sự phù hợp với vị trí đang trống.
  • Lời cảm ơn khi kết thúc phần giới thiệu: Đừng quên lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian lắng nghe. Điều này vừa kết thúc phần giới thiệu vừa ghi điểm trong mắt người phỏng vấn.

3. Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho ứng viên

Mỗi cá nhân sẽ có cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khác nhau khi giới thiệu bản thân mở đầu buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, với người đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm sẽ có cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn khác nhau.

3.1. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Các bạn sinh viên mới ra trường hoặc ứng viên chưa có kinh nghiệm rất dễ phạm phải những lỗi sai khi giới thiệu bản thân như diễn đạt quá ngắn hoặc quá dài, nội dung bị lặp. Điều này cũng dễ hiểu vì họ chưa từng đi làm hoặc chưa biết nhiều về công việc thực tiễn nên có thông tin để nói. Trong trường hợp này, nếu biết cách diễn đạt khéo léo thì ứng viên vẫn có thể chinh phục nhà tuyển dụng.

Ứng viên có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây về cách giới thiệu sơ lược về bản thân để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng:

  • Phần mở đầu: Ứng viên có thể sử dụng cách truyền thống giới thiệu tên tuổi trước hoặc dùng cách nói về ngành học, thời gian tốt nghiệp. Ví dụ: “Em tên Trần Văn B, năm nay em 22 tuổi, em vừa tốt nghiệp chuyên ngành A vào tháng 8 vừa qua….” hoặc “Em vừa tốt nghiệp cử nhân bằng Giỏi chuyên ngành Báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, em tên là….”.
  • Nêu lý do chọn công việc này: Trình bày rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp là cách ghi điểm rất cao trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ ấn tượng với những ứng viên có định hướng rõ ràng hơn một ứng viên không biết tương lai sẽ làm gì. Ví dụ: “Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí cách đây 2 tháng. Lúc đầu tôi chọn ngành này vì tôi luôn mong muốn được tham gia vào công tác đưa tin, truyền tải những nội dung sạch đến với mọi người. Bên cạnh đó, tôi cũng thấy ngành báo mang lại cho tôi rất nhiều thứ về kiến thức, trải nghiệm, mối quan hệ, thu nhập và lòng tin”.
  • Nêu những kỹ năng, thế mạnh của bản thân: Với sinh viên mới ra trường, bằng cấp và các kỹ năng mềm khi tham gia câu lạc bộ, hoạt động xã hội và kỹ năng tích lũy khi đi thực tập chính là điểm mạnh. Chẳng hạn như làm cộng tác viên content, cộng tác viên báo chí,…. Tất cả những điều này sẽ trở thành điểm sáng của ứng viên mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy.
  • Sở trường của bản thân: Phần này ứng viên chỉ nên nói những sở trường có ích cho vị trí đang ứng tuyển, không nên lan man, sa đà sang nhiều vấn đề vô bổ. Các sở trường khác như MC, ca hát,… ứng viên chỉ nên điểm qua, không nên đi quá sâu.
  • Thể hiện sự quyết tâm khi kết thúc phỏng vấn: Hãy nhấn mạnh đây là cơ hội rất tốt để bạn có thể học hỏi, cố gắng và cống hiến hết mình nếu may mắn được lựa chọn.

3.2. Với ứng viên đã có kinh nghiệm

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn của ứng viên đã có kinh nghiệm cần trau chuốt hơn và làm nổi bật được năng lực của bản thân.

  • Thứ nhất, ứng viên nên nêu bật số năm kinh nghiệm, vị trí đảm nhiệm vừa tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng vừa “phủ đầu” đối thủ. Ví dụ: “Tôi là một content creator đã làm việc tại Công ty XYZ được 3 năm, tôi là…..”. Với những người có kinh nghiệm làm việc lâu dài hơn (khoảng 8-15 năm) chỉ nên nói giai đoạn giữa sự nghiệp.
  • Thứ hai, ứng viên cần nhấn mạnh thành tích, kinh nghiệm làm việc và vị trí đảm nhiệm tại công ty cũ. Đặc biệt, trong quá trình làm việc, nếu được thăng chức, ứng viên nên trình bày rõ vì đây chính là một thông tin được nhà tuyển dụng quan tâm. Dĩ nhiên, ứng viên cần nghiên cứu kỹ mô tả công việc và xem nhà tuyển dụng cần những gì, từ đó chọn lọc những thành tích liên quan để nói khi giới thiệu bản thân.
  • Thứ ba, dù đã có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng ứng viên vẫn cần cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu và định hướng trong tương lai. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khoảng thời gian gắn bó với công việc của ứng viên và xác định công ty có đáp ứng được kỳ vọng của ứng viên hay không? Tuy nhiên, khi đưa ra định hướng, ứng viên nên cân nhắc đến quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty để điều chỉnh phù hợp.
  • Ứng viên hãy nhấn mạnh và khẳng định các giá trị thực tiễn mà bản thân sẽ đóng góp nếu được lực chọn.

4. Những lưu ý khi chuẩn bị bài giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Khi giới thiệu bản thân trong lúc phỏng vấn, ứng viên cần lưu ý một vài vấn đề sau để đạt được kết quả như mong muốn:

  • Để có sự chuẩn bị tốt, ứng viên nên tìm hiểu các công ty cũng như công ty sắp ứng tuyển để nắm được các thông tin như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, văn hóa công ty, tính chất công việc,….
  • Nên chuẩn bị tinh thần tốt, cố gắng giữ bình tĩnh, luôn giữ sự tự tin, thoải mái khi tham gia phỏng vấn.
  • Trong baì giới thiệu bản thân nên nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc, điểm mạnh và mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy điểm nổi bật của ứng viên.
  • Đừng quên dành lời cảm ơn cho nhà tuyển dụng khi bắt đầu và kết thúc phần giới thiệu bản thân.

5. Mẫu cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Ứng viên có thể tham khảo cách giới thiệu bản thân gây ấn tượng dưới đây:

5.1. Mẫu 1

“Em chào các anh chị. Lời đầu tiên em xin cảm ơn các anh chị và Quý công ty đã cho em cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Sau đây em xin giới thiệu đôi nét về bản thân. Em là …, … tuổi. Em đã tốt nghiệp đại học X, chuyên ngành …

Em thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh và có thể phối hợp làm việc và quản lý đội nhóm. Sau 1 năm ra trường, em đã có kinh nghiệm làm Content Marketing cho Agency A trong vòng năm.Em luôn tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết thông qua công việc viết content cho công ty…..

Ngoài ra, trong quá trình tích lũy công việc, em luôn kết hợp rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, khả năng làm việc dưới áp lực,…. Em tin rằng bản thân phù hợp với vị trí Content Marketing bên mình đang tuyển dụng nên rất mong được lựa chọn. Em cảm ơn anh/chị đã lắng nghe!”

5.2. Mẫu 2

“Em chào anh chị! Em cảm ơn anh chị và quý công ty đã cho em cơ hội tham gia buổi phỏng vấn hôm này. Em tên là….. Em vừa tốt nghiệp Đại học X, chuyên ngành Y và đang tìm kiếm công việc đầu tiên.

Thời gian đi học, ngoài học lý thuyết, em được các thầy cô tạo điều kiện cho đi kiến tập tại các công ty…. Ngoài ra, em tham gia câu lạc bộ Z, giữ vai trò chủ nhiệm câu lạc bộ trong suốt 3 năm, lên kế hoạch, tổ chức nhiều hoạt động cho câu lạc bộ và đều thành công.

Em tin rằng với những gì em đã tích lũy được trong thời gian học tập cũng như các hoạt động xã hội, em có thể đảm nhiệm vị trí Nhân viên PR của quý công ty. Em xin cảm ơn anh chị đã lắng nghe”.

Phong cách quản lý chủ động ảnh hưởng thế nào đến nơi làm việc?

TOP 14 bí quyết tạo động lực làm việc hiệu quả

Theo TOP CV