Xin việc là một quá trình khó khăn nhưng từ chối công việc còn là một quá trình khó khăn hơn. Vậy làm thế nào để từ chối lời mời trúng tuyển từ các nhà tuyển dụng?
1. Cân nhắc thật kỹ lưỡng
Trước khi gửi lời từ chối đến nhà tuyển dụng, bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về quyết định của mình. Vì trong thời điểm hiện nay, để có được một công việc ổn định quả thật không hề dễ dàng. Bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác mới có thể có được lời mời làm việc của nhà tuyển dụng. Hãy chắc chắn sau khi từ chối rồi, bạn sẽ không hối hận!
TOP 7 cách từ chối lời mời trúng tuyển từ nhà tuyển dụng
2. Nhanh chóng trả lời khi đã quyết định
Khi bạn đã quyết định từ chối lời mời làm việc, đừng chần chờ phản hồi cho nhà tuyển dụng biết. Như vậy sẽ giúp công ty duy trì quy trình tuyển dụng của họ mà không bị gián đoạn quá lâu. Ngoài ra, trả lời nhanh chóng là điều quan trọng thể hiện thái độ lịch sự và giữ gìn mối quan hệ với công ty bởi biết đâu bạn có thể ứng tuyển vào công ty đó một lần nữa.
3. Bày tỏ sự biết ơn
Trước hết, bạn nên cảm ơn người quản lý tuyển dụng vì đã xem xét và dành cho bạn cơ hội làm việc tại công ty. Mặc dù phỏng vấn và xem xét hồ sơ là một phần của quy trình tuyển dụng nhưng họ có thể họ đã dành nhiều thời gian để đọc sơ yếu của bạn để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, một lời cảm ơn chân thành sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng, chẳng hạn như: “Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông/bà/quý công ty đã dành thời gian trao đổi với tôi về công việc và đề nghị tôi vào làm việc tại vị trí… Thật vui khi có cơ hội gặp gỡ các đồng nghiệp tiềm năng cũng như được xem văn phòng làm việc. Tôi rất muốn học hỏi thêm về vị trí… và tôi rất hào hứng khi nhận được lời đề nghị làm việc này”.
4. Đưa ra lý do đơn giản và ngắn gọn
Đừng quá nhiệt tình đưa ra lời khen ngợi quá mức về công ty hoặc những người bạn đã tương tác. Dù sao đó cũng là một lá thư từ chối. Cách tốt nhất là hãy trình bày lý do ngắn gọn và tôn trọng về việc bạn không chấp nhận vị trí này. Ví dụ: “Đây là một quyết định khó khăn với tôi, nhưng sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi nhận thấy nó không thật sự phù hợp với khả năng và mục tiêu cá nhân của bản thân ở thời điểm hiện tại và trong tương lai” hoặc “Mặc dù vị trí này là một cơ hội tuyệt vời, nhưng tôi đã quyết định theo đuổi một vai trò khác sẽ cung cấp cho tôi nhiều cơ hội hơn để theo đuổi sở thích của mình”.
5, Cung cấp những phản hồi
Ngoài ra, bạn còn có thể gửi một vài những góp ý nho nhỏ trong quá trình tham gia ứng tuyển của bạn đến cho doanh nghiệp. Có thể đó là những nhận xét, những lời khen động viên, những phản hồi chưa tốt… Thế nhưng doanh nghiệp sẽ thực sự mong chờ những điều đó đấy!
6. Để ngỏ những cơ hội
Sau khi đã từ chối nhận việc, bạn đừng vội đóng sầm cánh cửa kết nối giữa bạn và nhà tuyển dụng nhé. Bởi một lý do đơn giản, cơ hội tương lai còn rất nhiều. Vì thế chẳng vội gì mà bạn dừng lại bởi chỉ nghĩ cho hiện tại mà bỏ lỡ những cơ hội hợp tác trong tương lai.
7. Cách từ chối nhận việc qua điện thoại
Những cuộc trò chuyện qua điện thoại thường rất khó khăn. Bởi bạn sẽ không nhìn thấy được thái độ của người đối diện. Vì vậy, hãy giữ vững thái độ nhẹ nhàng, giọng nói dễ nghe… kể cả khi từ chối nhận việc nhé.
Không chỉ vậy các hành động hoàn toàn nên tránh như ngắt máy ngang, đùa giỡn… nhà tuyển dụng cũng cần phải tránh đi. Chẳng ai biết rằng, dù hôm nay có thể không có duyên hợp tác cùng. Thế nhưng tương lai bạn sẽ gặp lại họ ở một lúc nào đấy, chẳng ai biết chắc.
> 7 mẹo để bạn bảo vệ sự riêng tư chốn công sở
> Bỏ ngay tư duy “giấu nghề” nếu muốn làm việc hiệu quả!
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp