Giấu nghề xưa nay vốn là một hành động phổ biến. Không chỉ xuất hiện trong các công việc đòi hỏi kỹ nghệ tinh xảo, ngay cả những người làm việc văn phòng cũng có thể “giấu nghề”. Cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Những điều cần biết về môi trường làm việc Gen Z

Những điều cần biết về môi trường làm việc Gen Z

Bạn nghe nhiều về môi trường làm việc Gen Z? Nhưng bạn lại không hiểu rõ lắm Gen Z là gì? Hãy theo chân Kênh tuyển sinh tìm hiểu nhé!

1. Vì đâu mà nhiều người “giấu nghề”?

“Giấu nghề” chắc hẳn không hề xa lạ với mọi người, ở nhiều vị trí, ngành nghề. Đây là tình trạng người có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, nhưng có xu hướng che giấu đi và không hoặc chưa thật lòng chia sẻ với người khác. Lý do khiến nhiều người “giấu nghề”? Các công việc bị giấu nghề rất đa dạng, có thể kể đến ngành đòi hỏi những kỹ năng nghề nghiệp như cắt tóc, đầu bếp, trang điểm,… hoặc các công việc công sở với các nghiệp vụ kế toán, tài chính – ngân hàng,… Người có tư tưởng giấu nghề cho rằng, những kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm là giá trị không thể thay thế của họ. Điều này đã được rèn luyện và tích lũy trong quá trình làm việc lâu dài, nên nếu để cho người khác biết được sẽ bị cạnh tranh. Động lực giấu nghề của cá nhân bị kiểm soát bởi nỗi sợ “giành mất chén cơm” và mất vị thế trong công việc mà hiện tại họ đang có. Ngoài ra, ai cũng ưu tiên nhiệm vụ của mình đặt lên hàng đầu, nên việc chia sẻ kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp bị nhiều người ngó lơ. Tình trạng này dẫn đến sự thiếu gắn kết trong nội bộ nhân sự, cấp trên và cấp dưới ít tương tác, gây hại đến hiệu quả công việc.

Bỏ ngay tư duy “giấu nghề” nếu muốn làm việc hiệu quả! - Ảnh 1

Người có tư tưởng giấu nghề cho rằng, những kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm là giá trị không thể thay thế của họ. Điều này đã được rèn luyện và tích lũy trong quá trình làm việc lâu dài, nên nếu để cho người khác biết được sẽ bị cạnh tranh.

2. Giấu nghề có tác hại như thế nào?

2.1 Giấu nghề khiến bạn trở nên “tụt hậu”

Kiến thức mà bạn có được có thể có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. Công nghệ, phát triển, kiến thức cũng liên tục được cập nhật và làm mới.
Do đó, những gì được xem là “bí quyết thành công” của bạn có thể sẽ lỗi thời theo năm tháng. Nếu không chia sẻ với người khác, bạn có thể mãi quanh quẩn trong “vũ trụ” kiến thức của mình mà không học hỏi thêm được gì.

2.2 Năng lực bản thân không được thể hiện vì giấu nghề

Giấu nghề tức là giấu giỏi. Nếu bạn không thể hiện, ai sẽ biết đến tài năng của bạn?

Đôi khi hành động này có thể bị lý tưởng hoá thành “sự khiêm tốn”. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, nếu bạn có thể khiến tình hình trở nên tốt đẹp hơn, đừng ngần ngại góp sức.
Không có gì là sai trái khi cho mọi người thấy năng lực thực sự của bạn.

2.3 Giấu nghề khiến bạn trở nên “vất vả” hơn

Điều này đặc biệt đúng trong môi trường làm việc công sở, khi phải làm việc nhóm. Trong một đội nhóm, trình độ và năng lực của mọi người có thể khác nhau. Vì thế, với cùng một vấn đề, người này có thể có cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn người kia.

2.4 Bạn sẽ dễ dàng bị “burnout”

Nếu bạn có thể làm tốt hơn ai đó trong khi nhiệm vụ đó không thuộc phạm vi của bạn, đừng ôm đồm lấy hoặc phớt lờ. Sự chia sẻ của bạn có thể làm đẩy nhanh tiến độ công việc. Ngược lại nếu ỉm nó đi, đồng nghiệp của bạn có thể khiến công việc trở nên khó khăn. Trường hợp còn lại, bạn tình nguyện làm tất cả. Điều đó chỉ khiến bạn sớm muộn gì cũng “burnout” hay “quá tải”.

Bỏ ngay tư duy “giấu nghề” nếu muốn làm việc hiệu quả! - Ảnh 2

Giấu nghề đem lại cho bạn nhiều sự mệt mỏi, quá tải hơn

2.5 Người khác cũng không chia sẻ điều gì hay ho cho bạn

Khi bạn cho đi thì mới có thể nhận lại. Nếu không chịu cởi mở và chia sẻ những gì hay ho mình biết với người khác, bạn cũng có thể nhận lại “sự im lặng”.

3. Vậy nên thể hiện hay "giấu nghề"?

3.1 Lợi ích không ngờ đến từ "thể hiện"

Tôi từng học tập và làm việc cùng với những người rất giỏi, tuy nhiên số phận của họ luôn được chia ra thành hai nhóm. Một nhóm sẽ luôn được tung hô và gây được sự chú ý, nhóm còn lại sẽ lầm lì và ít được người khác quan tâm tới. Vậy lý do ở đây là gì?
Trong cuộc sống thì không phải ai cũng có thể dành nhiều thời gian để tìm hiểu bạn. Vì vậy, việc bạn có tính cách ra sao và tài năng như thế nào… nếu như không thông qua điểm số, không qua tiếp xúc thì nó sẽ chẳng bao giờ có ai nhìn thấy được nếu như bạn không chủ động bộc lộ ra ngoài. Lấy ví dụ kinh điển cùng với 2 học sinh đồng hạng nhất trong cùng 1 lớp và số điểm của họ là ngang nhau, tuy nhiên học sinh B lúc nào cũng rụt rè, im lặng, trong khi đó học sinh A sẽ luôn tích cực năng nổ để phát biểu trong giờ học, giúp cho không khí buổi học bao giờ cũng sôi động và đồng thời sẽ luôn là vị cứu tinh của cả lớp trong khi không một ai có thể trả lời được câu hỏi cô giáo được đặt ra. Kết quả là học sinh B mặc dù thành tích cao tuy nhiên trong mắt giáo viên lại chẳng bao giờ nổi bật, còn lại A thì ngày càng chiếm lấy được tình cảm và sự ngưỡng mộ từ thầy cô kể cả bạn bè và sẽ luôn là người đầu tiên được đề xuất tham gia những cuộc thi lớn.

3.2 Thể hiện bản thân - tiến đến mục đích

Bạn có nhận ra điều gì ở trong đây không? Với tất cả những người đang có cùng trình độ và yếu tố quyết định tới sự thành công của mỗi người đó là mức độ để thể hiện bản thân từ họ. Thể hiện bản thân thì đồng nghĩa với việc bạn tự trao cho mình cơ hội để người khác biết tới bạn, tự tạo cơ hội để có được những điều xứng đáng hơn đối với trình độ của mình. Khi bạn cho người khác thấy được khả năng của bạn thì họ mới có thể tiếp tục khai thác hoặc tạo điều kiện cho bạn khai thác khả năng đó từ bản thân của bạn. Nhất là ở môi trường làm việc, cũng sẽ không ai dành quá nhiều thời gian để có thể tìm hiểu về bạn. Minh chứng cụ thể nhất chính là CV ứng tuyển hay nếu như không mang đủ cá tính và không thể hiện bản thân đúng mức thông qua buổi phỏng vấn và các bạn chắc chắn sẽ thua. Về tương lai thì chỉ khi bạn tích cực cống hiến, cho người khác cũng thấy khả năng mới và ngọn lửa nhiệt huyết lâu dài cháy trong bạn, sự nghiệp của bạn mới có thêm cơ hội tiến triển như bạn mong muốn. Đừng bao giờ có tư tưởng “giấu nghề” hoặc có suy nghĩ rằng bản thân giỏi sau đó thì người khác tự thấy, đâu cần bộc lộ. Giấu nghề thực chất sẽ chẳng làm bạn trở nên ngầu và giá trị hơn mà thậm chí còn hại bạn. Bạn bỏ thời gian và tiền bạc ra để trau dồi tài năng làm gì để rồi phải giấu nó đi? Cho dù bạn có là mặt trời, tuy nhiên nếu bạn không tỏa nắng thì chẳng ai biết bạn đang là mặt trời cả.

Bỏ ngay tư duy “giấu nghề” nếu muốn làm việc hiệu quả! - Ảnh 3

Thể hiện bản thân thì đồng nghĩa với việc bạn tự trao cho mình cơ hội để người khác biết tới bạn, tự tạo cơ hội để có được những điều xứng đáng hơn đối với trình độ của mình

4. Làm sao xóa bỏ về tình trạng " giấu nghề"?

Mang đến rất nhiều lợi ích, tuy nhiên để xóa bỏ “giấu nghề” vẫn còn nhiều khó khăn. Để có thể làm tốt việc này, công ty, doanh nghiệp cần phải chú trọng xây dựng môi trường và văn hóa làm việc, từng nhân sự phải hiểu biết và tích cực khi tham gia. Để thúc đẩy việc chia sẻ cũng như học hỏi lẫn nhau, những công ty có thể làm một vài việc như sau:

  • Thiết kế những không gian làm việc mở và đề cao tính dân chủ trong việc đóng góp, bàn luận ý kiến
  • Xây dựng những mối quan hệ tích cực nơi làm việc, tổ chức các hoạt động gắn kết và ghép đôi nhân sự
  • Tăng cường về các hoạt động tập thể để làm việc nhóm để phát triển kỹ năng nghề nghiệp của những thành viên
  • Đề xuất việc tổ chức các buổi họp nhóm để có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho nhiều nhân sự cùng cấp hay cấp dưới,…

Nhân sự chủ động trau dồi kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và đúc rút kinh nghiệm. Nếu như có khó khăn, đừng ngần ngại để học hỏi đồng nghiệp. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm đối với các công việc chung của tập thể, không vì lợi ích của cá nhân mà sẽ làm ảnh hưởng tới người khác. Hãy đảm bảo sự công bằng trong khi đánh giá những đóng góp của mỗi cá nhân đến hiệu quả về công việc Gia tăng sự ghi nhận và khen thưởng đối với cá nhân đạt được các thành tích cao.

Bỏ ngay tư duy “giấu nghề” nếu muốn làm việc hiệu quả! - Ảnh 4

Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm đối với các công việc chung của tập thể, không vì lợi ích của cá nhân mà sẽ làm ảnh hưởng tới người khác

5. Việc chia sẻ cũng cần quy tắc

  • Đảm bảo rằng mọi ý tưởng và công sức đều đã được “đóng dấu”. Bạn có thể chia sẻ để phát triển chứ không phải tạo sơ hở cho một ai đó và cướp trắng công sức làm việc. Hãy đảm bảo mọi đóng góp của mình đều sẽ được ghi nhận. Đây không phải là tư tưởng thực dụng, nó là thực tế về phương pháp để giữ đam mê. Không ai muốn làm việc cũng như chăm chỉ mà không được ghi nhận
  • Chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng tuy nhiên không “chia sẻ năng lực”. Hãy rạch ròi giữa công việc giúp đỡ và làm hộ, gánh team. Giúp cần câu và không giúp con cá. Việc thể hiện năng lực cá nhân tốt cũng sẽ dễ biến các bạn thành đối tượng ưa thích để team “lười” nhờ vả. Đối với trường hợp này cần phải tuyệt đối cương quyết.
  • Công sở không phải là trường học và không làm học sinh cũng đừng làm giáo viên. Mọi sự chia sẻ cũng đều có giới hạn. Công sở cuối cùng chính là môi trường để làm việc và cạnh tranh (tốt nhất là lành mạnh), không phải đó là nơi để nêu cao về tinh thần hiếu học. Bạn không có nghĩa vụ phải giáo dục hoặc cũng chẳng có quyền lợi được học hỏi ở đây. Hãy giữ mọi thứ ở sự giới hạn dễ chịu. Đừng làm phiền và ảnh hưởng đến công việc người khác.

> Lý thuyết 4 lò lửa - Bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc cho người hiện đại

> Nơi công sở thì nên khẳng định bản thân ra sao để không từ cố quá thành “quá cố”?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp