Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ, Trưởng ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 nhấn mạnh, trong chỉ đạo điều hành, quan trọng nhất là cơ chế phối hợp nhịp nhàng, thông suốt, đồng thuận, phân công rõ người, kín việc, chỉ đạo điều hành quyết liệt, dứt điểm.

Sáng nay thi môn đầu tiên, thí sinh lại rủ nhau... đoán đề văn

Sáng nay thi môn đầu tiên, thí sinh lại rủ nhau... đoán đề văn

Sáng nay 7-7, gần 1 triệu thí sinh trên cả nước bước vào buổi thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với bài thi ngữ văn. Đây là bài thi duy...

Tham dự buổi làm việc có Ban chỉ đạo các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh. Trước đó, đoàn đã kiểm tra trực tiếp công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại 5 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc. “Chúng ta làm càng kỹ, càng kín kẽ bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

1. Mọi khâu, mọi bước, mọi việc đều tuân thủ quy chế

Tại buổi làm việc, Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 các tỉnh đã báo cáo về quá trình và kết quả công tác chuẩn bị. Theo ông Trịnh Khôi, Phó Giám đốc Sở GDĐT Bắc Ninh, tinh thần chuẩn bị của địa phương cho kỳ thi là hết sức cẩn trọng, chu đáo. Ngày 4/7, đoàn kiểm tra cuối cùng của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh hoàn tất kiểm tra, rà soát từng từng vấn đề tại 27 điểm thi, ghi nhận, mọi điểm thi đã chuẩn bị hết sức chu đáo, đầy đủ các điều kiện. Đến thời điểm này, địa phương không có thí sinh nào bị F0. Với một số thí sinh khó khăn về phương tiện, các nhà trường, đội ngũ thanh niên tình nguyện sẵn sàng phương án hỗ trợ các em trong quá trình đến trường thi.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Tăng quản lý, tăng trách nhiệm, giảm vi phạm - Ảnh 1

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chỉ đạo tại buổi kiểm tra trực tuyến

Về bố trí khu vực để đồ cách phòng thi 25 m, địa phương này đã tập dượt và bố trí theo 3 hình thức: Bàn đặt tư trang thí sinh, nhận - bảo quản - trả quy củ với trường có khu nhà để xe tốt, kiên cố hoặc có nhà đa năng cách khu vực thi tối thiểu 25 m. Ở những nơi không có điều kiện này, địa phương tổ chức dựng rạp làm nơi để tư trang thí sinh. Các phương án đều đã được thử nghiệm, kiểm tra. Tất cả các khu vực này đều có camera giám sát.
Giám đốc Sở GDĐT Thái Bình, ông Nguyễn Viết Hiển cho biết, để đảm bảo thông tin thông suốt, địa phương đã thiết lập nhóm zalo gồm các đồng chí điểm trưởng 33 điểm thi, và công bố đường dây nóng. Sở GDĐT và Sở Y tế đã cùng xây dựng văn bản hướng dẫn và dự phòng các phương án đảm bảo sức khỏe thí sinh và an toàn phòng chống dịch bệnh. Hiện thí sinh thuộc diện F0 của Thái Bình đều không có nguyện vọng tham gia dự thi mà đề nghị xét đặc cách. Tỉnh đã bố trí phương án hỗ trợ 1 thí sinh bị tai nạn gãy chân và hỗ trợ tinh thần, vật chất cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Công tác chuẩn bị tại các tỉnh khác như Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình cũng chu đáo, kỹ lưỡng, thể hiện qua các văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai, phương án dự phòng, sự phối hợp chặt chẽ các sở, ngành, công tác kiểm tra, thanh tra… Mọi khâu, mọi bước, mọi việc đều tuân thủ quy chế, đảm bảo quy trình. Nhận thức và trách nhiệm trong tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiên túc cũng được quán triệt.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá, cả 5 tỉnh đều có báo cáo kỹ lưỡng, Giám đốc và Phó Giám đốc các Sở GDĐT nắm chắc quá trình và tình hình chuẩn bị cùng các khâu của kỳ thi. Các tỉnh đã triển khai chặt chẽ, nghiêm túc, chỉn chu, bài bản, có chất lượng, đến thời điểm này đã đủ điều kiện tổ chức kỳ thi, hướng tới kỳ an toàn, nghiêm túc, công bằng, khách quan và chất lượng
Đặc biệt, kỳ thi được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sát sao; các Sở ngành có liên quan phối hợp có trách nhiệm, đúng chức năng nhiệm vụ. Công tác chuẩn bị của Sở cũng như của đơn vị trực thuộc chủ động, kịp thời.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao hệ thống văn bản chỉ đạo của các địa phương. Cách làm thể hiện sự chặt chẽ, bài bản, khoa học. Các phương án đưa ra chi tiết, cụ thể, giao nhiệm vụ đến từng trường, từng điểm… Địa phương cũng đã chuẩn bị đội ngũ giáo viên, nhân sự làm công tác thi, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra.
"Chúng ta làm càng kỹ, càng kín kẽ bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

2. Tuyệt đối không chủ quan, tăng cường quản lý giảm vi phạm

Nhấn mạnh về công tác thanh tra, kiểm tra trong kỳ thi, ông Ngô Minh Hưng, Phó chánh Thanh tra Bộ GDĐT, Phó trưởng đoàn kiểm tra số 1, lưu ý các đoàn thanh tra, kiểm tra làm việc theo cơ chế phối hợp, tránh chồng chéo. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ GDĐT, UBND cấp tỉnh, sở GDĐT và cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Tăng quản lý, tăng trách nhiệm, giảm vi phạm - Ảnh 2
Các địa phương báo cáo tình hình chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nhấn mạnh, một trong những nội dung cần đặc biệt quan tâm quán triệt đến thí sinh là: Đề thi thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "Tối mật". Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ "Tối mật" đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết 2/3 thời gian làm bài của bài thi tự luận.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhắc lại quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc "thừa hơn là đủ". "Để đảm bảo kỳ thi an toàn nhất, tôi cho đây là quan điểm tốt, cố gắng làm kĩ hơn, phòng những trường hợp bất thường như mất điện, mưa bão...".
Thứ trưởng đề nghị các địa phương quán triệt 3 vấn đề. Thứ nhất, tuyệt đối không chủ quan, chuẩn bị kỹ hơn, sâu hơn, vất vả hơn và luôn kiểm soát chặt tình hình. Thứ hai, chú ý công tác chuẩn bị, bao gồm tập huấn kỹ, tuyệt đối không để xảy ra sơ suất, sai sót trong làm thi. Thứ ba, tăng cường công tác quản lý để giảm vi phạm.
Thứ trưởng lưu ý thêm, mỗi điểm thi có cần có 1 máy phát điện, và phải có biên bản nghiệm thu việc chạy thử, đảm bảo camera 24/24 để đảm bảo luôn có minh chứng. Tất cả camera cần kiểm tra, rà soát, cài đặt theo đúng thời gian thực. Các vấn đề từ giao thông, khó khăn bất khả kháng như lũ lụt đến bảo dưỡng, kiểm tra trang thiết bị trong phòng thi đều cần phải chú trọng.
Trong chỉ đạo điều hành, quan trọng nhất là cơ chế phối hợp nhịp nhàng, thông suốt, đồng thuận, phân công rõ người, kín việc, chỉ đạo điều hành quyết liệt, dứt điểm. Phương án dự phòng phải xây dựng chặt chẽ, phân công rõ từng người, chi tiết thời gian, phương thức, nhân sự, để từng sở, ngành, từng cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Với mong muốn, trăn trở vì một kỳ thi hạn chế tối đa thí sinh, giáo viên vi phạm quy chế, tiến tới số lượng vi phạm quy chế bằng 0, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, rất cần tăng cường trách nhiệm giáo viên, cán bộ làm thi. Đặc biệt, tại phòng thi, lập biên bản là giải quyết phần ngọn, hướng dẫn, rà soát và phòng ngừa là chính. Cán bộ coi thi phải hết sức trách nhiệm, công bằng. Đề thi là tối mật, điểm trưởng nhắc nhở giáo viên, cán bộ coi thi phải thông báo, nhắc nhở thí sinh.
Các địa phương cũng cần rà soát chặt chẽ thí sinh F0, xác nhận đúng người đúng bệnh để xét đặc cách, đảm bảo không có tiêu cực, gian lận trong xác nhận F0. "Làm không tốt có khi mất cán bộ, nên chúng ta hãy làm chặt chẽ, làm kỹ điểm này", Thứ trưởng chỉ đạo.

> Thi tốt nghiệp THPT 2022: Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu sẵn sàng cho mọi tình huống

> Thi tốt nghiệp THPT 2022: Học sinh xã đảo vào đất liền chuẩn bị 'vượt vũ môn'

Theo Đài truyền hình Việt Nam