Ngành kinh tế là ngành học gì? Có những chuyên ngành nào? Học khối gì thì có thể theo đuổi chuyên ngành này và điểm chuẩn ra sao? Cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu qua bài viết dưới đấy nhé!
1. Ngành kinh tế là ngành gì?
Ngành kinh tế là ngành học về những hoạt động trao đổi, giao thương, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá thể: người tiêu dùng, hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp,… với nhau trong một nước và giữa các nước với nhau. Do đó, kinh tế là một ngành học rất rộng gồm nhiều lĩnh vực, cũng như có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xã hội học,…
Trên thực tế, dù không học ngành kinh tế thì người lao động trên các ngành nghề sản xuất, kỹ thuật,… cũng là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và cũng đang gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế. Do đó nếu bạn học Đại học các ngành kỹ thuật, công nghiệp, y dược,… vẫn có thể làm những nghề nghiệp có liên quan đến kinh doanh mà không nhất thiết phải tốt nghiệp khoa Kinh tế
2. Ngành kinh tế có bao nhiêu chuyên ngành?
Với một khối ngành đào tạo đa dạng và phong phú các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thật không khó để các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có thể đầu quân cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty trong và ngoài nước. Sau đây là danh sách ngành Kinh tế đầy đủ và chi tiết để các bạn tiện tham khảo:
Các chuyên ngành trong ngành kinh tế
Đây là ngành học rất rộng lớn, với nhiều nhóm ngành và chuyên ngành đa dạng, nhưng 5 nhóm ngành dưới đây được xem là nổi trội nhất:
2.1 Ngành Quản trị kinh doanh
Sự mở rộng và gia tăng số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu nhân lực tăng cao trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn quan tâm tìm kiếm những sinh viên của ngành quản trị kinh doanh với chuyên môn vững để làm vững mạnh hơn đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra những cơ hội làm việc cho một tập đoàn nước ngoài, thử thách bản thân trong môi trường chuyên nghiệp đầy tính cạnh tranh và tất nhiên kèm theo đó là những khoản đãi ngộ hấp dẫn cũng làm nên sức hút mạnh mẽ của ngành Quản trị kinh doanh.
2.1.1 Ngành Quản trị kinh doanh học gì?
Theo học ngành Quản trị kinh doanh, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp bao gồm:
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị
- Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm
- Chính sách giá
- Nghiên cứu thị trường
- Marketing sản phẩm
- Truyền thông thương hiệu
- Kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp
- Tìm kiếm thị trường kinh doanh
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng
- Kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh,...
Sự mở rộng và gia tăng số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu nhân lực tăng cao trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kinh doanh
2.1.2 Những chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh?
Ngành Quản trị kinh doanh là ngành có khá nhiều chuyên ngành sâu. Sinh viên theo học ngành này có thể lựa chọn theo học các chuyên ngành sau:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- Quản trị khởi nghiệp
- Quản trị marketing
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản trị logistics
- Quản trị nhân sự
- Quản trị tài chính
- Quản trị kinh doanh quốc tế
- Quản trị thương mại
2.1.3 Ngành Quản trị kinh doanh làm gì sau khi ra trường?
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, các bạn có thể tìm việc làm kinh doanh với các vị trí công việc khởi điểm sau:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự, kinh doanh, marketing
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác
Hoặc sau thời gian làm việc tích luỹ kinh nghiệm, bạn củng cố và nâng cao năng lực làm
việc cũng như kiến thức chuyên môn, bạn có thể đảm nhận các vị trí quản lý, làm công tác
giảng dạy hoặc tự mở công ty để kinh doanh riêng. Các chức vụ quản lý trong các công ty, doanh nghiệp mà các bạn có kiến thức chuyên môn ngành quản trị kinh doanh có thể đảm nhận là:
- Trưởng P. Hành chính nhân sự
- Trưởng P. Marketing
- Trưởng P. Kinh doanh
- Trưởng P. Kế toán
- Giám đốc tài chính - CFO
- Giám đốc marketing - CMO
- Giám đốc kinh doanh - CCO
- Giám đốc điều hành - CEO
2.2 Ngành Tài chính - Ngân hàng
Những ưu điểm của việc làm ngành Tài chính - Ngân hàng như: mức lương trung bình khởi điểm thường cao hơn nhiều ngành khác, những chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty tài chính hay ngân hàng, cơ hội được làm việc ở những ngân hàng quốc tế nổi tiếng có chi nhánh tại Việt Nam, lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng và lâu dài... chính là những sức hút khiến ngành học này luôn thu hút số lượng lớn thí sinh trong các kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
2.2.1 Ngành Tài chính - Ngân hàng học gì?
Khối kiến thức mà sinh viên theo học ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ được đào tạo bao gồm:
- Kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.
- Kiến thức về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại.
- Kiến thức chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.
- Được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới.
- Khả năng đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.
Đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như:
- Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
- Kỹ năng giới thiệu sản phẩm
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng làm việc theo nhóm…
Ngành Tài chính - Ngân hàng mang nhiều ưu điểm, thu hút hàng ngàn thí sinh chọn lựa
2.2.2 Những chuyên ngành của ngành Tài chính - Ngân hàng?
Ngành Tài chính - Ngân hàng là một ngành học khá rộng liên quan đến tất cả các dịch vụ ngân hàng, tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ với các chuyên ngành được đào tạo gồm:
- Chuyên ngành Ngân hàng
- Chuyên ngành Quản lý Tài chính công
- Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
- Chuyên ngành Thuế
- Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm
- Chuyên ngành Tài chính quốc tế
- Chuyên ngành Hải quan
- Chuyên ngành Định giá tài sản
- Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
- Chuyên ngành Đầu tư tài chính
2.2.3 Ngành Tài chính - Ngân hàng làm gì sau khi ra trường?
Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng
- Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
- Chuyên viên tài trợ thương mại
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
- Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
- Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng .....
2.3 Ngành Kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mở rộng giao thương, buôn bán với nhiều quốc gia. Chính vì vậy, chúng ta ngày càng cần nhiều hơn nguồn nhân lực trẻ có kiến thức vững vàng về lĩnh vực kinh tế quốc tế đã mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những ai theo đuổi ngành học này.
2.3.1 Ngành Kinh tế quốc tế học gì?
Theo học ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức bao gồm:
+ Kiến thức nền tảng về:
- Kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh tế quốc tế...
- Các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế.
- Đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế tại Việt Nam…
+ Các kiến thức chuyên sâu mang đậm tính thực tiễn:
- Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
- Quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu
- Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu
- Nghiên cứu thị trường
- Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
- Thanh toán quốc tế
- Marketing quốc tế
- Nghiệp vụ về thanh toán quốc tế
- Bảo hiểm ngoại thương
- Cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài
- Thương mại điện tử…
Việt Nam ngày càng cần nhiều hơn nguồn nhân lực trẻ có kiến thức vững vàng về lĩnh vực kinh tế quốc tế
2.3.2 Những chuyên ngành của ngành Kinh tế quốc tế?
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế không phân chuyên ngành. Khi theo học ngành này, bên cạnh các môn đại cương bắt buộc, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành bao gồm:
- Hội nhập kinh tế quốc tế
- Chính sách kinh tế đối ngoại
- Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Công pháp quốc tế
- Đàm phán kinh tế quốc tế
- Kinh tế ASEAN
- Chính sách quản lý công ty đa quốc gia
Các học phần chuyên sâu về ngành mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn theo học để có đủ
kiến thức cho nghề nghiệp sau này:
- Đấu thầu quốc tế
- Tài chính quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Giao dịch đàm phán kinh doanh
- Nghiệp vụ Ngoại thương
- Luật kinh doanh quốc tế
- Kế toán quốc tế
- Thuế quốc tế
- Thương mại điện tử,…
2.3.3 Ngành Kinh tế quốc tế làm gì sau khi ra trường?
Những vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể đảm nhận sau khi ra trường:
- Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại
quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài - Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế
- Nhân viên kinh doanh quốc tế
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên marketing quốc tế
- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
- Chuyên viên xúc tiến thương mại
- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
- Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế
2.4 Ngành Kinh doanh thương mại
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các công ty cần nhiều hơn đội ngũ nhân viên kinh doanh thương mại có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để có thể gia tăng sức cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp bền vững. Vì vậy, ngành Kinh doanh thương mại có nhiều hơn lựa chọn công việc và trở thành ngành nghề thuộc Top những ngành có sức hút các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp.
2.4.1 Ngành Kinh doanh thương mại học gì?
Theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức bao gồm:
- Hoạt động bán hàng, bán lẻ
- Quản trị thương mại xuất nhập khẩu
- Nghiên cứu thị trường
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Quản trị bán hàng
- Quản trị bán lẻ
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Nghiệp vụ bán hàng
- Phân tích tài chính
- Marketing
- Nghiệp vụ PR,…
Các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp được trang bị:
- Kỹ năng về quản trị lực lượng bán hàng
- Kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ
- Kỹ năng nắm bắt hành vi, nhu cầu của khách hàng
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ngoại ngữ...
Ngành Kinh doanh thương mại dần trở thành ngành nghề thuộc Top những ngành có sức hút các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp.
2.4.2 Những chuyên ngành của ngành Kinh doanh thương mại?
Tùy vào mục tiêu và thế mạnh đào tạo mà mỗi trường đại học sẽ phân chia ngành Kinh doanh thương mại thành những chuyên ngành như:
- Kinh doanh thương mại
- Kinh doanh bán lẻ
- Thương mại bán lẻ
- Kinh doanh quốc tế
- Logistics,…
2.4.3 Ngành Kinh doanh thương mại làm gì sau khi ra trường?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có nhiều lựa chọn nghề nghiệp với các vị trí công việc như:
- Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên bộ phận bán hàng
- Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển
- Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics
- Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng
- Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức,
công ty - Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa
- Chuyên viên quản lí kho bãi
- Chuyên viên bộ phận thu mua
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên marketing, PR
- Quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
- Trưởng ngành hàng
Cửa hàng trưởng,… - Giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại
2.5 Ngành Kinh tế đối ngoại
Thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, đất nước đang ngày càng mở cửa và hội nhập với thế giới chính là nền tảng cho sự phát triển không ngừng lớn mạnh của nền kinh tế đối ngoại. Vì vậy, để phát triển vững mạnh sẽ cần nhiều hơn nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn vững vàng ngành này. Nhu cầu nhân lực tăng với những cơ hội việc làm rộng mở đã tạo nên sức hút của ngành Kinh tế đối ngoại hiện nay.
2.5.1 Ngành Kinh tế đối ngoại học gì?
Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đối ngoại hướng tới đào tạo các kiến thức chuyên sâu bao gồm:
- Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế
- Giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế
- Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế
- Thanh toán quốc tế
- Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ
giá hối đoái và đầu tư quốc tế - Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài
nước - Kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới
- Quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Nhu cầu nhân lực tăng với những cơ hội việc làm rộng mở đã tạo nên sức hút của ngành Kinh tế đối ngoại hiện nay
2.5.2 Những chuyên ngành của ngành Kinh tế đối ngoại?
Ngành kinh tế đối ngoại không phân chuyên ngành. Bên cạnh khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở ngành, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành gồm:
- Giao dịch thương mại quốc tế
- Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
- Bảo hiểm trong kinh doanh
- Marketing quốc tế
- Pháp luật trong hoạt động KTĐN
- Thanh toán quốc tế
- Nghiệp vụ hải quan
- Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam
- Đàm phán quốc tế
- Kinh tế học tài chính
- Kinh tế kinh doanh
- Kinh doanh quốc tế...
2.5.3 Ngành Kinh tế đối ngoại làm gì sau khi ra trường?
Tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên dễ dàng tìm được các công việc phù hợp như:
- Chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng nước ngoài
- Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký
kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài - Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chuyên xử lý quá trình thanh toán, vận
chuyển, kho bãi, bảo hiểm,...đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ - Chuyên viên hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại
- Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại
3. Ngành kinh tế học khối gì?
Các khối xét tuyển ngành Kinh tế học năm 2022 bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
- Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Địa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
4. Điểm chuẩn ngành kinh tế bao nhiêu?
Bạn có thể tham khảo điểm chuẩn năm 2021 các ngành kinh tế tại 6 trường đại học chất lượng hàng đầu cả nước:
4.1 Đại học Kinh tế Quốc dân
Điểm chuẩn các ngành kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân
4.2 Học viện Tài chính
Điểm chuẩn các ngành kinh tế Học viện Tài chính
4.3 Trường Đại học Thương mại
Điểm chuẩn các ngành kinh tế Đại học Thương mại
4.4 Học viện Ngân hàng
Điểm chuẩn các ngành kinh tế Học viện Ngân hàng
4.5 Đại học Ngân hàng TP.HCM
Điểm chuẩn các ngành kinh tế Đại học Ngân hàng
4.6 Đại học Kinh tế TP.HCM
Điểm chuẩn các ngành kinh tế Đại học Kinh tế TP.HCM
> TOP 7 trường đào tạo ngành công nghệ thông tin tại TP.HCM
> 4 trường đào tạo ngành công nghệ thông tin tốt nhất tại miền Trung
> Các ngành kỹ thuật & Trường đạo tạo kỹ thuật
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp