Thai giáo là quá trình dạy con từ thuở còn đang trưởng thành trong cơ thể mẹ. Vậy thì thai giáo có quan trọng hay không và nên bắt đầu như thế nào? Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu nhé!
1. Thai giáo là gì?
Dựa trên kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu khoa học, phương pháp giáo dục thai nhi – thai giáo – ra đời, nhằm giúp các mẹ thêm hiểu biết để nuôi dạy trẻ ngay khi vừa hình thành.
Thai giáo là quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ lúc mang thai, điều chỉnh hoàn cảnh trong và ngoài cơ thể mẹ, tránh những kích thích, ảnh hưởng không tốt, mang đến cho thai nhi những ảnh hưởng có lợi, thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của thai nhi, có lợi cho sự tăng trưởng khỏe mạnh về sau, để thai nhi có sự phát triển toàn diện và đầy đủ.
Theo khoa học, áp dụng phương pháp thai giáo đúng đắn sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ 5 giác quan của thai nhi: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Khi lớn lên, trẻ sẽ phản xạ nhanh hơn, hoạt bát hơn, tăng khả năng giao tiếp.
Các nhà khoa học cho rằng, từ tuần thứ 18 của thai kỳ, tai và não thai nhi đã có thể nghe thấy trong máu và nhịp tim của mẹ. 24 tuần tuổi, tai được hình thành đầy đủ và đến tuần thứ 25 của thai kỳ, thai nhi có thể nghe thấy tiếng nói và âm thanh từ môi trường bên ngoài, tạo cho trẻ một khởi đầu để phát triển toàn diện.
Tất tần tật những gì cha mẹ cần biết về thai giáo
2. Lợi ích của thai giáo
2.1. Đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho thai nhi
Sự phát triển và sức khỏe của thai nhi chịu ảnh hưởng bởi di truyền, nhưng nó cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi môi trường ngay từ khi thụ thai.
Trạng thái tâm lí và thói quen của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển, tính cách và thói quen của thai nhi. Vì thế, để tạo cho thai nhi có tính cách tốt thì mẹ phải biết điều chỉnh tốt trạng thái tinh thần của mình giúp cho thai nhi có thể thích ứng một cách nhanh chóng với nhịp sống thường ngày của mẹ.
2.2. Giúp trẻ phản xạ tốt hơn
Đừng đợi trẻ sinh ra rồi mới chơi cùng trẻ! Bố mẹ hãy chơi cùng con khi con còn nằm trong bụng. Mẹ chạm tay lên bụng, vỗ nhẹ, massage nhẹ nhàng hoặc bố áp miệng lên bụng mẹ, nói chuyện với bé, bé sẽ phản ứng lại bằng cách đạp, trườn hoặc thúc nhẹ. Bài tập vui chơi này sẽ kích thích sự phản ứng tự nhiên của trẻ, giúp trẻ sau khi ra đời phản xạ tốt hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, phương pháp thai giáo này giúp bé cảm thấy yên tâm hơn khi ở trong bụng mẹ.
2.3. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mẹ nên cho trẻ nghe nhạc, hay đọc sách, đọc truyện, nói chuyện với bé. Khi nghe thấy những âm thanh quen thuộc, bé sẽ phản ứng lại bằng cách đạp hoặc thúc nhẹ vào bụng mẹ. Đây chính là khởi đầu cho sự nhận biết và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
2.4. Giúp trẻ thông minh hơn, tăng chỉ số IQ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dạy con từ trong bụng mẹ là sự khởi đầu để xây dựng và thúc đẩy trẻ phát triển nhận thức. Từ việc cho trẻ nghe nhạc đến những tương tác vật lý như massage bụng, vỗ nhẹ vào bụng… có thể giúp tăng sự phản xạ tự nhiên của trẻ, giúp trẻ vui chơi và khả năng học hỏi sau này. Thực tế cho thấy, những trẻ có mẹ áp dụng phương pháp thai giáo có chỉ số IQ cao, trẻ thông minh hơn so với những trẻ không được giáo dục từ trong bụng mẹ.
2.5. Giúp trẻ tăng chỉ số EQ – chỉ số cảm xúc
Không chỉ giúp tăng chỉ số IQ, phương pháp thai giáo đúng còn kích thích trẻ tăng chỉ số cảm xúc – Emotional Quotient (EQ). Khi các giác quan phát triển tốt hơn, trẻ sẽ tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ trở thành người tốt, thành đạt sau này.
3. Thai giáo được thực hiện như nào?
Thông qua các giác quan như: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác mà quá trình thai giáo đã có thể tác động đến thai nhi.
3.1. Thính giác
Bố mẹ có thể thai giáo trẻ thông qua thính giác bằng các câu chuyện kể, nói chuyện, nhạc cổ điển, câu hò, câu hát,... Âm thanh được phát ra gần bụng bầu sẽ giúp trẻ phát triển thính giác.
Đồng thời, âm nhạc có thể tác dụng nhất định đến trí thông minh của trẻ nhỏ, tăng sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi. Tuy vậy, mẹ bầu cần hạn chế hoặc tránh xa hoàn toàn các âm thanh mạnh, chói tai, cường độ mạnh.
Hệ thống truyền âm thanh của tai hoàn chỉnh vào tuần thứ 24-25 của thai kỳ. Do vậy, đây là thời gian thích hợp để bố mẹ phát triển thính giác cho trẻ.
Nếu sớm hơn thì hiệu quả đem lại không cao. Nguyên nhân là do, dù tai ngoài đã hình thành, nhưng trung khu thần kinh thính giác của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện nên vẫn chưa nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài.
3.2. Thị giác
Thai giáo thông qua thị giác như một trò tương tác giữa bố mẹ và thai nhi. Thị giác vốn hình thành muộn hơn so với các cơ quan khác. Nên quá trình phát triển thị giác cho thai nhi sẽ muộn hơn.
Thông thường, mắt của trẻ sẽ hình thành từ tháng thứ 2 thai kỳ, đến tháng thứ 4, trẻ có khả năng cảm thụ ánh sáng. Bố mẹ nên lựa chọn thai giáo bằng thị giác ở tháng thứ 6 để đem lại hiệu quả.
Bố mẹ có thể dùng ánh sáng của đèn pin để thực hiện. Sử dụng đèn pin có ánh sáng dịu nhẹ, tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp qua lớp giấy nilon màu vào thành bụng trong vài giây rồi tắt đi. Di chuyển đèn dọc theo bụng, tốc độ chậm rãi, chờ xem các phản ứng của bé. Trong khi thực hiện chiếu đèn, mẹ bầu nên trò chuyện âu yếm với trẻ để tạo sự âu yếm, thân quen. Hành động này có thể kéo dài 5 phút, thực hiện 3 lần.
Quá trình này không nên thực hiện quá thường xuyên bởi có thể gây tổn hại cho các tế bào mắt non nớt của thai nhi. Ngoài ra, tắm nắng cũng là một cách để phát triển thị giác cho trẻ.
3.3. Xúc giác
Thai giáo bằng xúc giác là phương pháp được thực hiện sớm nhất, có thể tiến hành từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Thời điểm này, trẻ đã có thể cảm nhận được những kích thích về xúc giác.
Phương pháp này giúp các tế bào não thai nhi phát triển tốt hơn, bé cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ, làm tăng cường khả năng phản ứng của bé. Massage chính là cách phổ biến nhất để mẹ thực hành thai giáo bằng xúc giác. Tuy vậy, bố mẹ đặc biệt lưu ý quá trình massage cần phải có kỹ thuật chứ không phải dùng tay xoa lên bụng nhiều lần. Sai lầm của phương pháp này sẽ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi như: Dẫn đến những cơn co thắt tử cung dọa sinh non hoặc sẩy thai.
Cách thực hiện:
- Mỗi ngày nên tiến hành mát xa vuốt ve bụng mẹ bầu
- Thời gian: khoảng 5-10 phút vào buổi sáng và buổi tối
3.4. Vị giác
Vị giác là công cụ giúp thai nhi cảm thụ sự kích thích từ bên ngoài. Đến tháng thứ 4 thai kỳ thì cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi hình thành hoàn toàn, bé có sự phân biệt và sở thích về các vị rõ rệt.
Những gì thai phụ ăn uống đều sẽ đi vào trong tử cung và thai nhi đều cảm nhận được mùi vị khác nhau của các thức ăn. Để kích thích vị giác phát triển, thai phụ cần ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, uống nước trái cây, sinh tố.
3.5. Khứu giác
Từ tháng thứ 2, mũi của thai nhi đã bắt đầu hình thành. Đến tháng thứ 7, mũi của trẻ hoạt động hiệu quả. Những kinh nghiệm về mùi vị mà thai nhi nhận được trong bụng mẹ sẽ quyết định bé thích mùi vị nào khi lớn lên. Để phát triển khứu giác, thai phụ nên ngửi những hương thơm mà mình thích, ưu tiên mùi hương thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ và mùi của những loại thức ăn ưa thích.
Hiện nay, tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai gói chăm sóc thai sản trọn gói, bà mẹ mang thai sẽ được thăm khám, chăm sóc bởi đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, thường xuyên có các lớp tiền sản hướng dẫn các phương pháp thai giáo giúp em bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ Qua những lần kiểm tra định kỳ, sản phụ sẽ được tư vấn cách phòng tránh những triệu chứng trong thai kỳ bao gồm cả hội chứng nôn nghén, ốm nghén, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám và đưa ra lời khuyên cũng như cách điều trị, giảm thiểu sự lo lắng, giúp bà mẹ có thể an tâm trong suốt thời gian thai kỳ.
> Khi mang thai mẹ bầu nên đọc những quyển sách nào?
> Thương cho roi cho vọt có phù hợp với thời hiện đại
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp