Nuôi dưỡng trẻ nên người chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bên cạnh việc giáo dục con thì bạn còn phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cũng như lưu ý việc trẻ dị ứng với loại thức ăn nào!

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi là gì? Những lưu ý cần biết khi chăm sóc trẻ

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi là gì? Những lưu ý cần biết khi chăm sóc trẻ

Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong do viêm phổi càng cao. Dấu hiệu bệnh...

1. Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thành phần “lạ” có trong thực phẩm.

Dị ứng thức ăn hay gặp hơn ở trẻ có cơ địa dị ứng (atopy). Trẻ có cơ địa dị ứng là những trẻ thường có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường, thường có bố mẹ hoặc anh chị em cũng có cơ đị dị ứng hoặc những trẻ mắc viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, mày đay dị ứng.

Trong thức ăn có những protein “lạ” là những dị nguyên (allergen) khi hấp thu vào máu, gắn vào kháng thể IgE kích thích tế bào bạch cầu ưa kiềm và tế bào mast giải phóng các hoạt chất hóa học trung gian như histamin, serotonin,... đi vào trong máu, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Những điều cha mẹ cần biết về việc dị ứng thức ăn ở trẻ - Ảnh 1

Những điều cha mẹ cần biết về việc dị ứng thức ăn ở trẻ

2. Biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của dị ứng thức ăn ở trẻ là trường hợp xảy ra ngay sau khi ăn xong chỉ vài phút. Bé có những biểu hiện bất thường như nôn mửa, mệt mỏi, phát ban trên người, có thể bị phù trên mặt. 

Có trường hợp muộn hơn là biểu hiện dị ứng xảy ra sau ăn vài giờ đồng hồ. Bé có thể nổi ban đỏ quanh miệng, dần dần có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, chảy nước mắt nước mũi. Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ tiến triển nặng nặng bé có thể bị co thắt phế quản, khó thở, rất nguy hiểm đến tính mạng. 

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thức ăn

Nguyên nhân khách quan: Dị ứng thức ăn thường gặp nhất với những trẻ có cơ địa bị dị ứng. Thường những bé có bệnh hen, viêm da cơ địa, mề đay, viêm mũi dị ứng sẽ có nhiều khả năng bị dị ứng thức ăn hơn những đứa trẻ khác. 

Nguyên nhân chủ quan: do bé ăn phải thức ăn lạ. Trong thức ăn có chứa những chất có cơ chế khiến cho hệ miễn dịch của bé phản ứng lại. Từ đó gây ra những biểu hiện dị ứng ở trẻ. 

4. Các loại thức ăn dễ gây dị ứng ở trẻ

Một số trẻ ngay từ sớm đã có những biểu hiện dị ứng với sữa bò, một số loại sữa công thức. Nguyên nhân là do trong sữa có các thành phần khiến cơ thể bé không thích ứng được. 

Ngoài ra tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ  còn xảy ra khi bé sử dụng những thực phẩm có thành phần dễ gây dị ứng. Trong đó phải kể đến những loại thực phẩm sau: đậu phộng, hạng nhân, tôm, hải sản, trứng,… Một số trẻ có biểu hiện dị ứng với cả những thực phẩm thông thường như cà chua, việt quất, khoai tây. Một số khác dị ứng với những thành phần có trong thức ăn sau chế biến. Phổ biến nhất là mì chính hay mù tạt. Hoặc dị ứng với các chất phụ gia khác như benzoat, salicylate,…

5. Những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn ở trẻ

Một số trẻ có cơ địa dị ứng là do di truyền từ bố mẹ hoặc người thân. Nếu trong gia đình có người tiền sử bị dị ứng thì có khả năng cao bé cũng sẽ dị ứng với loại thức ăn đó. Do vậy, các bố mẹ nên lưu ý điều này, tránh cho con nhỏ dùng những loại thức ăn mà mình hoặc người trong gia đình không ăn được. Càng không nên thử cho bé ăn thức ăn đó xem có dị ứng hay không. Vì cơ thể trẻ nhỏ rất yếu, cần tránh mọi trường hợp gây ra các biểu hiện bất thường về sức khỏe cho con.

Hoặc để yên tâm, bố mẹ có thể cho con làm xét nghiệm để biết được khả năng dị ứng thức ăn ở trẻ. Từ đó có cơ chế chăm sóc đặc thù, phù hợp với tình trạng của trẻ. Trong quá trình ăn dặm cần đặc biệt lưu ý đến yếu tố này để tránh nguy cơ gây dị ứng thức ăn cho trẻ. 

6. Phòng và điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ 

Gia đình có con nhỏ nên lưu ý những nguyên nhân gây ra dị ứng ở trẻ như đã nói ở trên. Để tránh tối đa trường hợp gây dị ứng ở trẻ bằng cách ngăn không cho bé tiếp xúc với thức ăn có nguy cơ gây dị ứng.

6.1. Điều trị dị ứng ở trẻ 

Ngay khi thấy trẻ có các biểu hiện dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và làm test dị nguyên trên da của trẻ hoặc làm xét nghiệm máu để biết rõ có phải trẻ bị dị ứng thức ăn hay không. Nếu xác định nguyên nhân là dị ứng thực phẩm thì cần tiến hành giải pháp điều trị kịp thời. Việc sử dụng thuốc điều trị dị ứng cần do bác sĩ chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị. 

6.2. Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ  

Để phòng ngừa tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ, bố mẹ nên thực hiện theo nguyên tắc sau:

Loại trừ thức ăn có khả năng dị ứng ra khỏi thực đơn của trẻ: bằng kinh nghiệm thực tế, nếu bố mẹ, người thân của bé dị ứng thức ăn nào thì cần loại bỏ thức ăn đó ra khỏi thực đơn của bé. Tránh để bé tiếp xúc với các thức ăn có nguy cơ gây dị ứng. Dặn dò giáo viên ở trường về thực đơn của con phù hợp, tránh thức ăn có thể gây dị ứng. 

Cẩn trọng với thực phẩm của trẻ: trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên việc lựa chọn thực phẩm cần đảm bảo sạch, an toàn. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng: rất nhiều thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, các loại động vật thân mềm, tôm, cua,… Nếu bé có cơ địa dị ứng thì không nên cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm này.

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể: tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ  thường chỉ xuất hiện ở lứa tuổi nhỏ, hệ miễn dịch kém. Do vậy, cách đề phòng dị ứng tốt nhất là hãy cung cấp cho trẻ đủ dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh. Sức đề kháng tốt sẽ giúp bé có khả năng chống chịu tốt hơn với sự tấn công của những loại thực phẩm lạ mà cơ thể bé không dung nạp được. Nhờ đó, việc điều trị dị ứng sẽ đơn giản hơn và không gây tác dụng phụ. 

Có thể nói, dị ứng thức ăn ở trẻ là điều mà các bố mẹ cần đặc biệt lưu ý nhất trong giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Hãy tìm hiểu thật kỹ về thành phần các loại thực phẩm trước khi cho bé sử dụng. Đồng thời chú ý cách chế biến đế thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng và không bị biến đổi chất.

> 5 cách giúp mẹ chăm sóc cho làn da của bé

> Những thói quen nhỏ giúp cho công cuộc tập làm cha mẹ của bạn ngày một tốt hơn

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp