Bạn mong muốn con trẻ trở thành người như thế nào? Là một người luôn hạnh phúc và tỏa sáng với nụ cười trên môi? Hay những đứa trẻ tuân thủ lễ giáo cũ kĩ? Cách bạn dạy trẻ hướng đến hy vọng ra sao thì đứa trẻ ấy sẽ hình thành như thế đấy!

Điều cha mẹ thông minh không nên làm khi nói chuyện với con

Điều cha mẹ thông minh không nên làm khi nói chuyện với con

Dạy trẻ chưa bao giờ là việc đơn giản đối với mỗi bậc làm cha làm mẹ. Bởi ngay cả trong khi trò chuyện cùng con thì những lời nói, cử chỉ ấy đều ảnh...

1. Nhận thức được hy vọng trong cuộc sống

Các nhà tâm lý học cho biết là bất kỳ ai tin rằng họ có thể tìm ra được cách để gặt hái mục tiêu và thúc đẩy bản thân làm những mục tiêu đó thì những người đó là những người có hy vọng về cuộc sống. Vậy điều gì chứng tỏ về sự tồn tại của "hy vọng"?

Việc đầu tiên là có mục tiêu tức là đang hướng tới một thứ gì sẽ đạt được trong tương lai

Tiếp theo là có con đường tức là cách thức để chúng ta làm theo để gặt hái những thành công trong mục tiêu đã đặt ra

Và cuối cùng là lạc quan về việc sẽ xảy ra tức là niềm tin rằng chúng ta sẽ khiến mọi thứ xảy ra theo đúng con đường đã vạch ra và đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Những đứa trẻ học được cách hy vọng là những đứa trẻ hạnh phúc

Những đứa trẻ học được cách hy vọng là những đứa trẻ hạnh phúc

2. Hy vọng và sự lạc quan

Lạc quan là trạng thái tinh thần rất tốt và đồng thời là công cụ hữu ích để giúp trẻ chống lại căn bệnh trầm cảm. Bạn có thể hiểu theo một cách đơn giản về mối liên hệ giữa hy vọng và lạc quan rằng lạc quan là suy nghĩ tích cực, còn hy vọng là hành động mang tính tích cực.

Nếu những đứa trẻ mất đi hy vọng, dừng cố gắng và sở hữu những mối quan hệ kém hay luôn cảm thấy bất lực khi không đạt được mục tiêu thì thường là bởi chúng không đặt ra những mục tiêu nào cho bản thân. Hoặc là, dù họ đã đặt ra nhưng họ không có đủ hy vọng để tìm cách đạt được những mục tiêu đó

3. Khuyến khích trẻ học cách hy vọng

Để giúp trẻ học được cách hy vọng thì cha mẹ có thể làm theo các ý tưởng sau:

3.1. Xây dựng năng lực đặt ra mục tiêu: 

Mục tiêu cần phải vừa tầm với năng lực và tương lai con trẻ sẽ đạt được. Hãy yêu cầu chúng tưởng tượng ra trong tương lai, bản thân có thể làm gì. Nói cách khác, hãy để chúng nói về những gì chúng mong đợi và đồng thời hãy hỏi chúng những gì chúng đang có, có thể làm và có thể làm được những điều đó

3.2. Giúp chúng xử lý các vấn đề vấp phải

Khi con trẻ gặp khó khăn thì thay vì cho chúng đáp án để xử lý thì hãy hỏi chúng "Con nghĩ điều tốt nhất nên làm sắp tới là gì? hoặc ""Con đã nghĩ cách nên vượt qua những điều đó như thế nào hay chưa?" Với cách tự đặt ra câu hỏi như vậy sẽ giúp con trẻ cảm giác được trách nhiệm và vai trò tự chủ trong vấn đề chúng đang đối mặt. Chúng có thể nhớ lại những lần thành công trước và lựa chọn ra những bước đi đúng đắn để giải quyết những vấn đề chúng đang vấp phải đấy!

> Những thói quen nhỏ để cha mẹ dạy trẻ tốt hơn mỗi ngày

> 6 lời phụ huynh cần tránh để trẻ vượt qua nỗi sợ

Theo Parenting Ideas