Có lẽ bạn chưa biết, tâm tính của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp con trẻ qua từng hành vi, cử chỉ thường ngày. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tập những thói quen nào để rèn luyện tâm cảnh, bồi dưỡng tính cách mà dạy trẻ ngày một tiến tới hơn? Hãy cùng Kênh tuyển sinh khám phá xem những thói quen ấy là gì nhé!

Điều cha mẹ thông minh không nên làm khi nói chuyện với con

Điều cha mẹ thông minh không nên làm khi nói chuyện với con

Dạy trẻ chưa bao giờ là việc đơn giản đối với mỗi bậc làm cha làm mẹ. Bởi ngay cả trong khi trò chuyện cùng con thì những lời nói, cử chỉ ấy đều ảnh...

1. Nở nụ cười vào mỗi sáng

Có người từng nói "Ấn tượng tốt đầu tiên thường ảnh hưởng dài lâu đến cái nhìn của người khác về bạn". Thật vậy, trong lần tương tác đầu tiên của mình với bất kỳ ai thì sẽ tạo nên âm hưởng cho những lần tương tác về sau. Bởi vậy nên, lần tương tác vào mỗi sáng gặp con rất quan trọng. Bạn hãy chào chúng bằng nụ cười tràn ngập lạc quan và tích cực nhé. Hãy lan tỏa nụ cười ấy và tạo ra bầu không khí ấm áp cho con vào một ngày mới nhé.

Những thói quen nhỏ để cha mẹ dạy trẻ tốt hơn mỗi ngày

Những thói quen nhỏ để cha mẹ dạy trẻ tốt hơn mỗi ngày

2.Khi con trẻ cảm thấy khó chịu, hãy thấu hiểu cảm xúc của chúng

Khi mỗi đứa trẻ tỏ ra khó chịu rõ ràng trước bất kỳ điều gì, thay vì tập trung vào hành vi ấy, hãy tập trung vào cảm xúc trước. Nếu làm ngược lại thì điều này có thể hạn chế tính hiệu quả vì trẻ dễ dàng làm ra những hành vi mất trật tự hơn nữa. Vì thế, thay vì kiểm soát hoặc bắt trẻ dừng ngay hành vi bất nhã thì hãy tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu tức thì của trẻ. 

3. Tránh sang một nơi khác và phát tiết cảm xúc

Khi bạn kết thúc công việc nhưng lũ trẻ lại bày dọn ra một đống hỗn độn mới thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng nổi giận. Ngay lúc đó, bạn thường làm gì? Yêu cầu chúng ngừng làm phiền và rồi bị chúng thẳng thừng từ chối phải không nào? Vậy thì bạn phải xem lại bản thân trước. Trước khi bạn tỏ vẻ bực bội với con trẻ thì hãy tránh sang một nơi khác, phát tiết cảm xúc rồi mới trở lại tâm sự, dạy dỗ con. Bằng những bước nhỏ ấy, bạn sẽ có những giây phút thở dốc đúng nghĩa, suy nghĩ về những gì bạn sắp làm và chịu trách nhiệm về những hành vi ấy. Điều quan trọng là hãy bắt đầu thói quen này, hãy để thói quen ấy trở thành bản năng tự động khi bạn đang căng thẳng. Khi bạn luyện tập được khả năng này thì chắc chắn bạn đã có thể dạy dỗ con trẻ tốt hơn lúc ban đầu dạy chúng bằng bản năng cảm xúc đấy!   

> 6 lời phụ huynh cần tránh để trẻ vượt qua nỗi sợ

> Những kỹ năng cha mẹ nên dạy trẻ càng sớm càng tốt