Dạy trẻ chưa bao giờ là việc đơn giản đối với mỗi bậc làm cha làm mẹ. Bởi ngay cả trong khi trò chuyện cùng con thì những lời nói, cử chỉ ấy đều ảnh hưởng đến trẻ từ trong vô thức. Vậy thì cha mẹ thông minh không nên làm điều gì khi nói chuyện với con đây?

Làm gì khi trẻ cần sự thúc đẩy từ cha mẹ?

Làm gì khi trẻ cần sự thúc đẩy từ cha mẹ?

Việc quan sát con bạn quản lý những khoảnh khắc lo lắng của chúng có thể là một thách thức đối với cha mẹ, và điều này thậm chí có tính “di truyền”. 

1. Dùng lời tiêu cực để mắng con

Chỉ trích, mắng con là hành động gây tổn thương tâm lý lâu dài. Nhiều cha mẹ có quan niệm mắng sẽ giúp con cứng cỏi, trưởng thành hơn. Thực tế, những lời la mắng là vũ khí sát thương mạnh nhất, khiến trẻ nhút nhát và tổn thương lòng tự trọng. Thậm chí, những lời này có sức tác động mạnh hơn đánh đập. Nghiên cứu của tiến sĩ trường Y Harvard Martin Teicher và các cộng sự cho thấy lạm dụng trẻ em bằng lời nói gây ra những thay đổi vĩnh viễn với một số bộ phận não đang phát triển. Vì thế, những cha mẹ thông tin sẽ luôn cẩn trọng trong lời nói và không dùng lời lẽ nặng nề để mắng con. 

Những điều cha mẹ thông minh không nên làm

Điều cha mẹ thông minh không nên làm khi nói chuyện với con

2. Khiển trách con bằng cụm từ "con lúc nào cũng..."

Trẻ nhỏ hiếu động, khó tập trung và thường xuyên làm đổ vỡ đồ hoặc bị điểm kém. Khi đó, nhiều cha mẹ thường mắng con và bắt đầu bằng cụm từ "con lúc nào cũng..." để nhấn mạnh việc trẻ thường xuyên mắc lỗi và không biết sửa. Trẻ nhỏ cần được định hướng sửa lỗi, thay vì chỉ trích, la mắng và bêu xấu. Hành vi độc hại này của cha mẹ được chuyên gia hôn nhân John Gottman gọi là "kitchen sinking". Theo BBC, cụm từ này được dùng để mô tả hành động trong những cuộc tranh cãi, đối phương có xu hướng lôi mọi lỗi lầm cũ người khác để chỉ trích, phản biện. 

3. Nói "con quá nhạy cảm" để bác bỏ cảm xúc của trẻ

Trách con nhạy cảm là hành vi thường thấy ở những bậc cha mẹ không quan tâm, tôn trọng cảm xúc của con. Thay vì lắng nghe con nói, họ có xu hướng đổ lỗi cho hành vi thiếu sót của trẻ. Khi đó, trẻ không thể phản bác lời của người lớn và sẽ tự cho rằng bản thân làm sai, từ đó không tin vào cảm xúc, nhận thức của mình. Theo các chuyên gia tâm lý, đây là một hình thức lạm dụng cảm xúc của trẻ và để lại nhiều hậu quả sau này. Khi trẻ không được quan tâm, các em sẽ tỏ ra thiếu tôn trọng và hời hợt với cảm cúc của người khác.

4. So sánh con với người khác

"Con nhà người ta" là nhân vật bí ẩn thường được nhiều cha mẹ đề cập trong những lần dạy con. Họ cho rằng sự so sánh, ganh đua sẽ giúp trẻ có thêm động lực phấn đấu. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra việc so sánh không mang lại tác dụng tích cực. Với trẻ em, lời đánh giá của cha mẹ là cách chúng cảm nhận giá trị của bản thân. Về lâu dài, lời so sánh của cha mẹ khiến các em tổn thương, mất đi sự tự tin. Lòng tự trọng bị phá vỡ sẽ khiến các em rơi vào trạng thái bất ổn kéo dài.

5. "Bố mẹ không có tiền"

Nhiều gia đình điều kiện tài chính không tốt, không thể đáp ứng toàn bộ nguyện vọng của con. Thông thường, cha mẹ sẽ nói thẳng với trẻ là không có tiền và không thể hoàn thành yêu cầu đó. Những cha mẹ thông minh sẽ chọn cách khéo léo hơn. Ví dụ, khi trẻ muốn mua đồ chơi, bạn nên nói rằng bây giờ cha mẹ không thể mua được vì số tiền đó không nằm trong kế hoạch chi tiêu của gia đình. Sau đó, bạn có thể gợi ý cho trẻ cách tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua món đồ đó. Khi bạn giúp trẻ xây dựng thói quen tài chính thông minh, các em sẽ hiểu rằng cha mẹ cần ưu tiên tiền bạc cho những vấn đề quan trọng hơn, từ đó hạn chế vòi vĩnh.

> Xử lý tình trạng "nổi loạn" khi trẻ bước vào tuổi dậy thì

> Vì sao cần phải dạy trẻ xây dựng tính tự lập?

Theo Zing News