Là cha mẹ, ai chẳng lo lắng con trẻ liệu có bị bắt nạt, bị tổn thương hay không khi đưa chúng hòa nhập vào nhịp sống học tập và sinh hoạt đời thường. Nhưng những đứa trẻ rồi sẽ lớn lên. Bởi vậy, cha mẹ không thể bẻ gãy đôi cánh của chúng mà nên thay vào đó là dạy chúng cách đối mặt và tự bảo vệ bản thân trong mọi tình huống.

Có nên lựa chọn các trung tâm tư vấn du học?

Có nên lựa chọn các trung tâm tư vấn du học?

Có nên nhờ sự hỗ trợ từ trung tâm tư vấn dịch vụ? Một số người mất niềm tin vào các trung tâm tư vấn du học bởi họ chọn phải những nơi tư vấn...

1. Nhận biết tình huống nguy hiểm

Trẻ có thể chịu bạo hành về mặt tinh thần, thể chất, cô lập với xung quanh hoặc bị dụ dỗ đi nơi khác… nhưng xem là việc bình thường, không kể cho người thân. Nhiều chuyên gia chỉ ra việc hù dọa hoặc nói với trẻ thông tin tiêu cực có thể dẫn đến tâm lý hoảng sợ, hoang mang.

Theo cô Kristin Wegner - Cố vấn, Điều phối viên ban Hỗ trợ học sinh, Trưởng ban An toàn học đường tại trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP) quận Bình Thạnh, TP.HCM - hãy thiết lập cho trẻ hệ quy tắc an toàn rõ ràng, dễ hiểu. Những ai vi phạm quy tắc này, làm trẻ cảm thấy không thoải mái đều có thể là người xấu. Lúc này, tiềm thức bé sẽ bật chế độ cảnh giác.

Cô Kristin chia sẻ một số quy tắc an toàn mà trẻ cần biết gồm: Cơ thể là của con, không ai được chạm vào khi chưa được đồng ý; không ai được làm con tổn thương tinh thần, bỏ đói khát hoặc làm đau; không ai được đưa con đi hoặc làm gì khi chưa hỏi ý kiến cha mẹ. Đặc biệt, trẻ hãy báo ngay với người thân khi gặp những biểu hiện cơ thể như tim đập nhanh, trán và lòng bàn tay đổ mồ hôi, nổi da gà, bụng nôn nao, muốn khóc…

“Dạy trẻ tin vào cảm giác cơ thể mình là một trong những nội dung quan trọng của bài giảng tại trường ISSP. Phương pháp này vừa giúp trẻ chủ động hơn trong việc nhận diện tình huống nguy hiểm, vừa không làm mất sự hồn nhiên đúng lứa tuổi khi phải đón nhận nhiều thông tin tiêu cực do người lớn cung cấp”, cô Kristin giải thích thêm.

Phương pháp dạy trẻ tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm - Ảnh 1

Phương pháp dạy trẻ tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm

2. Bình tĩnh là chìa khóa

Khi trẻ hoảng sợ, đối tượng xấu càng dễ tiếp cận và khống chế. Để giúp trẻ rèn luyện sự bình tĩnh, cô Kristin cho rằng nên để trẻ cọ xát tình huống thực tế. “Khi nói chuyện với học sinh trường quốc tế ISSP tiêu chuẩn Mỹ, tôi luôn đưa ra những câu hỏi cụ thể như: Khi ai cho kẹo và yêu cầu đi theo, con phản ứng thế nào? Một người cố tình chạm vào, con sẽ làm gì trước tiên?... Sau đó, tùy từng độ tuổi, tôi sẽ hướng dẫn học sinh cách ứng phó phù hợp, giữ khoảng cách với đối phương, hét lên cho người xung quanh biết. Việc đặt vào những tình huống giả định giúp trẻ biết cách phản ứng khi gặp nguy hiểm”.

Với quan điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chị Nguyễn Thu Hiền (quận 10, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi luôn tận dụng tất cả khoảnh khắc trong cuộc sống để trao đổi với con gái. Ví dụ lúc đi siêu thị, tôi sẽ chỉ cho con bảo vệ, nhân viên và nhắc nhở cháu đó là những người có thể nhờ giúp đỡ nếu bị lạc. Ở nhà, tôi thường chỉ con cách sử dụng điện thoại và cùng chơi trò thuộc số của người thân thiết. Với những kỹ năng này, tôi tin dù còn nhỏ, con sẽ giữ bình tĩnh và vận dụng điều được học để tìm kiếm sự giúp đỡ nếu gặp khó khăn”.

Cô Kristin chia sẻ cho con học võ hoặc thế phòng vệ để nâng cao sức khỏe là tốt. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nhắc con không nên lầm tưởng đã được an toàn hoặc có thể tự phản kháng, bởi thể lực của trẻ không thể so sánh với người lớn. Thực tế, một số phương pháp rất bản năng như giữ khoảng cách, tỏ thái độ dứt khoát hay hét toáng tìm kiếm sự giúp đỡ có hiệu quả để con thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

> Những sai lầm trong giao tiếp của cha mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến con

> 8 Nguyên tắc nuôi dạy con ngoan tự lập từ chuyên gia

Theo Zing News