Nuôi dạy con chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Để các bậc cha mẹ có được những kiến thức đúng đắn để nuôi dạy trẻ ngoan ngoãn và tự lập, các chuyên gia đã đưa ra 8 lời khuyên sau:

TOP 7 bài học quan trọng cha mẹ cần dạy cho trẻ từ sớm

TOP 7 bài học quan trọng cha mẹ cần dạy cho trẻ từ sớm

Dạy dỗ trẻ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng đối với các bậc phụ huynh. Vậy ngay từ khi còn thơ bé thì các bậc làm cha làm mẹ nên dạy cho trẻ những...

1. Bắt đầu từ việc làm tấm gương tốt cho con

Để nuôi dạy con đúng cách nên người, trước hết các bậc làm cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cái nhìn và noi theo. Điều này đồng nghĩa với việc, ba mẹ tốt mới có thể dạy con tốt lên được và cũng sẽ khiến bé nể phục, nghe lời hơn. Tìm hiểu thêm cách định hướng suy nghĩ khi con bước vào tuổi dậy thì nhiều tò mò về giới tính.

8 Nguyên tắc nuôi dạy con ngoan tự lập từ chuyên gia  - Ảnh 1

Để nuôi dạy con đúng cách nên người, trước hết các bậc làm cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cái nhìn và noi theo

2. Dành sự tôn trọng ý kiến của con

Hãy lắng nghe con nói và tôn trọng ý kiến của bé thay vì chỉ bắt bé mãi làm theo ý của riêng mình. Bởi việc làm này sẽ khiến bé không có sự sáng tạo, không tự vận động suy nghĩ, làm cho bé ngày càng trở nên thụ động vì mọi việc chỉ làm theo sự sắp xếp của bố mẹ. 

Nuôi dạy con đúng cách bằng việc hãy luôn tôn trọng bé! Nếu ý kiến của bé hợp lý và không ảnh hưởng xấu đến con, hãy chấp nhận và cho bé tự thử thách bản thân mình. Hãy là một người ba người mẹ tâm lý để con có nhiều cơ hội phát triển hơn. 

3. Khuyến khích con tự kiểm soát hành vi

Nhiều bố mẹ vẫn thường có thói quen phạt trẻ con khi chúng làm sai. Thay vì vậy, cha mẹ hãy nghĩ đến việc tạo ra những điều kiện, những quy tắc bé không được tái phạm. Cách nuôi dạy con này sẽ rèn luyện được tính tự kiểm soát hành vi của mình để không phải làm sai các quy tắc mà bạn đã đặt ra dành cho chúng. Từ đó, sẽ giúp kích thích trẻ có thói quen tự tìm cách để tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho hợp lý nhằm lợi nhất cho bản thân. 

4. Tán dương tính tự giác của con

Tự giác là một trong những đức tính tốt, ngoài việc dạy con cách tự giác, ba mẹ hãy nuôi dạy con đúng cách bằng việc tán dương chúng khi chúng thực hiện điều này. Ví dụ như việc bé tự giác soạn quần áo, sách vở, sắp xếp chăn gối khi thức dậy... Hãy dành một lời khen để động viên cũng như khuyến khích bé tiếp tục duy trì thói quen tốt ấy.

8 Nguyên tắc nuôi dạy con ngoan tự lập từ chuyên gia  - Ảnh 2

Tự giác là một trong những đức tính tốt, ba mẹ hãy tán dương con khi chúng thực hiện điều này

5. Dạy trẻ về việc dành sự tôn trọng cho gia đình

Dù được phép tự do hoạt động, tự do làm điều bé muốn trong những nguyên tắc của bạn đặt ra nhưng cũng hãy dạy bé cách tôn trọng gia đình, lễ phép với ông bà cha mẹ. Không được tập cho bé thói quen ỷ lại vào tình thương của bố mẹ, ông bà mà trở nên ương bướng.

Đặc biệt, trong những lời giao tiếp với các thành viên trong gia đình phải có sự dạy dỗ nghiêm ngặt, không được để bé uống những câu nói không lễ phép với người lớn hơn. 

6. Tập trung vào lý do gây nên những hành vi ngỗ nghịch

Luôn có một nguyên nhân nào đó khiến cho trẻ cư xử sai, những lý do đó thường sẽ rất ngớ ngẩn đối với người lớn. Nếu cha mẹ có thể giải quyết trực tiếp nguyên nhân đó thì ngay cả khi đứa trẻ không đạt được điều mình muốn, chúng cũng sẽ cảm thấy thỏa mãn. Bởi điều quan trọng ở đây chính là sự quan tâm của gia đình dành cho trẻ.

Một đứa trẻ được thừa nhận những việc mình làm, chúng có thể tiếp tục nhưng sẽ không gây nên những hành vi sai trái, dù là có chút khó chịu. Khi trẻ có hành vi sai lệch, hãy tập trung vào vấn đề và hỏi chúng vì sao lại hành động như vậy để cha mẹ có thể tránh những điều đó ngay từ đầu. 

Ví dụ, một đứa trẻ đánh anh trai của nó, nguyên nhân có thể là do nó bực tức bì em trai đã lấy đồ chơi của mình. Vì vậy, dạy đứa trẻ phải xin phép trước khi lấy đồ chơi của người khác. Như vậy có thể dạy trẻ cách ứng xử tốt hơn và tránh phát sinh các trường hợp tương tự.

Nếu con bạn dường như không bao giờ nghe lời bạn, có hai lý do chính:

  • Một là có thể do kỳ vọng của bạn không hợp lý. Kiểm tra lại những gì bạn đã yêu cầu con làm và không làm. Liệu đó là một mệnh lệnh hay một yêu cầu? Đó có phải là một lý do chính đáng không? Một đứa trẻ dễ dàng chấp nhận làm một việc gì đó nếu chúng biết là phù hợp chứ không phải tuân theo mệnh lệnh một cách mù quáng.
  • Một lý do khác dẫn đến sự không vâng lời là do mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chưa chặt chẽ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng tốt sẽ càng dễ tạo nền tảng cho sự trưởng thành, phát triển và thành công của trẻ trong tương lai. 

7. Nuôi dạy con đúng cách bằng việc luôn nhẹ nhàng

Hãy tử tế với trẻ nhỏ để làm gương cho chúng trong cách xử sự tử tế và tôn trọng người khác. Bởi trẻ con thường học hỏi bằng cách bắt chước người khác và cha mẹ sẽ là hình mẫu chính của chúng.

8 Nguyên tắc nuôi dạy con ngoan tự lập từ chuyên gia  - Ảnh 3

Trẻ con thường học hỏi bằng cách bắt chước người khác và cha mẹ sẽ là hình mẫu chính của chúng

Khi cha mẹ la mắng, thô tục hoặc gọi tên trẻ, đứa trẻ sẽ học cách làm tương tự khi chúng khó chịu với người khác. Ngược lại, dù bạn đang nóng giận mà vẫn cư xử tử tế với trẻ sẽ học cách xử sự với người khác bằng sự bình tĩnh và tôn trọng. Có một điều bạn cần lưu ý là sự tử tế không phải là nhượng bộ, dễ dãi, tử tế giúp trẻ bình tĩnh, dễ tiếp thu lý luận và dễ hợp tác hơn.

Bạn có thể bình tĩnh và nhẹ nhàng nói với trẻ đó không phải là những gì chúng nên làm thay vì phải la hét hay sử dụng một giọng điệu ác ý và nghiêm khắc. Bởi một giọng nói nghiêm khắc truyền tải sự tức giận trong khi một giọng nói cứng rắn truyền tải sự uy quyền.

Bạn không cần phải nổi nóng mà sự bình tĩnh cũng có thể giải quyết vấn đề một cách sâu sắc. Hãy đặt ra các giới hạn và thực thi đúng với giới hạn đó để con bạn biết điều gì sẽ xảy ra khi có các hành vi sai trái và cần phải làm gì trong tương lai. Thực hành ra quyết định theo cách này giúp trẻ phát triển tư duy nhận thức, một kỹ năng vô giá cho sự thành công của trẻ sau này.

8. Dạy con về tính quan trọng của sự kỷ luật

Thông thường, hình phạt không thể ngăn chặn hành vi xấu, cũng như không thể dạy trẻ những hành vi tốt. Một phản ứng tích cực thay vì hình phạt sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc giải quyết một đứa trẻ quá khích và thu hút chúng hướng tới một hành vi mới, tích cực hơn.

Lãng phí thời gian để chỉ trích hay dùng hình phạt đối với trẻ không được khuyến khích trong những năm gần đây. Hình phạt thời gian chờ - “Time out’, nhiều cha mẹ đã và đang sử dụng hình phạt này, tuy nhiên cách này thực sự không đúng đắn vì khiến trẻ cô lập và hạn chế chuyển động mà không giúp chúng tiếp thu được gì.

Thiết kế ban đầu của hình phạt thời gian chờ chỉ đơn giản là đưa ra trẻ khỏi môi trường bị kích thích quá mức hoặc làm trầm trọng thêm hành vi sai trái. Sau đó đưa chúng vào một nơi không có khả năng tiếp tục hành vi sai trái đó để bình tĩnh và cảm thấy an toàn hơn.

Vì vậy, một số chuyên gia nuôi dạy con cái đã phát minh ra "time-in" để thay thế Time-out, Time-in thực ra là một ý tưởng tương tự như việc sử dụng time-out một cách hợp lý. Cách này đã được chứng minh là có tác dụng với hàng chục năm nghiên cứu của các nhà tâm lý học.

Nhưng thật khó để nhớ hết 1001 cách giải hoặc luôn có sẵn cuốn sách khi bạn cần. Vì vậy, điều quan trọng là phải sáng tạo và linh hoạt khi thực hiện kỷ luật với con mình. Hãy nhớ rằng, phương tắc nuôi dạy con tự lập là tập trung vào việc định hướng những hành vi phù hợp hơn là trừng phạt những hành vi sai trái đã xảy ra.

> Dấu hiệu nào cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao?

> Trước 10 tuổi, trẻ cần được học 10 kỹ năng quan trọng này

Theo Cleanipedia