Cha ông ta thường có câu "Thương cho roi cho vọt". Thế nhưng, khi xã hội phát triển vượt bậc như hiện nay thì liệu quan niệm này còn phù hợp hay không? Hãy cùng theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu về quan niệm trên cũng như khám phá về nghệ thuật giáo dục con cái trong thời hiện đại này nhé.
1. Giáo dục con cái có nên "bằng roi bằng vọt"?
Thuyết hành vi là một ví dụ điển hình có gốc rễ từ thuyết kinh nghiệm. Người theo thuyết hành vi tin rằng tất cả các hành động và hành vi đều là kết quả của điều kiện hóa. Nhà khoa học John B. Watson người Mỹ cho rằng, con người có thể học tập để làm một thứ, trở thành một ai đó mà không phụ thuộc vào gien hay di truyền. Ngay cả những khía cạnh như tuổi thọ và chiều cao phần lớn là do di truyền, nhưng chúng vẫn chịu ảnh hưởng từ môi trường và lối sống.
Ví dụ, một đứa trẻ được sinh ra từ một gia đình toàn người cao sẽ có khả năng thừa hưởng gien cao này. Tuy nhiên, nếu lớn lên trong một môi trường thiếu thốn, không đủ dinh dưỡng phù hợp, đứa trẻ trên sẽ chẳng bao giờ đạt được chiều cao như khi được nuôi dưỡng trong một môi trường sung túc.
Những người Do Thái nhìn nhận rằng một đứa trẻ bình thường nếu được giáo dục tốt, cũng có thể trở thành người kiệt xuất.Điều này xuất phát từ danh ngôn bất hủ, đại ý, tuổi thơ quyết định tương lai. Chính điều này mà người Do Thái cho rằng việc giáo dục rất quan trọng, không cần phải tranh cãi bởi một đứa trẻ bình thường nếu được giáo dục đúng cách sẽ trở thành một công dân tài ba, hữu ích cho xã hội.
Nhà khoa học vĩ đại người Do Thái Einstein là một ví dụ, khi còn nhỏ ông không phải là một đứa trẻ thông minh, hay có tố chất thiên bẩm của một thiên tài. Đến 4 tuổi ông mới biết nói, hồi học tiểu học vì kết quả học tập không tốt không theo kịp các bạn cùng trang lứa nên thầy giáo từng yêu cầu Einstein nghỉ học. Nhưng nhờ những bài học về âm nhạc và toán học do mẹ và chú của ông hướng dẫn, đặc biệt là năng lực tư duy hình tượng đã giúp Einstein trở thành nhà khoa học vĩ đại.
"Thương cho roi cho vọt" có còn phù hợp với thời hiện đại?
2. Kỷ luật tích cực
Thay vì tập trung vào hình phạt, cha mẹ nên áp dụng kỷ luật mà theo giới tâm lý đó là kỷ luật tích cực hay nghiêm khắc (Positive discipline) dựa trên lời khen ngợi và khuyến khích. Nên dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và vào cuộc cùng con trẻ phát triển các giải pháp phù hợp với độ tuổi của chúng. Kỷ luật tích cực rất đa dạng, sử dụng các cuộc họp gia đình và trao quyền giải quyết các vấn đề để khơi dậy hành vi và khả năng của trẻ.
Ví dụ, một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà, phụ huynh sử dụng kỷ luật này, ngồi xuống cùng trẻ và nói: “Cha hoặc mẹ được biết cô giáo muốn con hoàn thành bài toán này ngay trong tối nay mặc dù con chưa muốn làm. Chúng ta sẽ làm gì để hoàn thành bài tập này nhỉ, làm nhanh con sẽ được cô giáo khen ngợi”.
Với lời động viên chân tình, hợp lý sẽ khơi gợi và khuyến khích trẻ ngồi vào bàn học và bài tập về nhà sẽ được hoàn thành. Khi được khen trẻ hưng phấn và tạo ra thói quen tích cực.
3. Kỷ luật nhẹ nhàng
Kỷ luật nhẹ nhàng (Gentle Discipline) theo phương châm “nhẹ lời chỉ bảo nặng lời khuyên răn”, hiểu con để có phương pháp phù hợp, ngăn chặn, và lôi trẻ ra khỏi hành vi xấu.
Trẻ dễ vấp phải tật xấu, nhưng kỷ luật nhẹ nhàng không phải là xấu hổ. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng nghệ thuật hài hước, khiến trẻ mất tập trung vào thói xấu mà chúng đang theo đuổi. Trọng tâm của kỷ luật nhẹ nhàng là quản lý cảm xúc trong khi giải quyết hành vi sai trái của trẻ.
Ví dụ, một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập ở nhà, phụ huynh sử dụng kỷ luật nhẹ nhàng hài hước khi giao tiếp, chẳng hạn: “ Con có thể viết một bài văn ngắn cho cô giáo và giải thích lý do tại sao con không muốn làm bài toán ở nhà vào buổi tối?”. Một khi nút thắt đã được giải tỏa, các bậc phụ huynh có thể ngồi xuống và mang bài toán ra cùng trẻ để thảo luận và giúp trẻ hoàn thành ngay trong đêm trước khi bước vào buổi học mới.
4. Kỷ luật dựa trên ranh giới
Kỷ luật dựa trên ranh giới (Boundary-based discipline) tập trung vào thiết lập các giới hạn và làm cho các quy tắc trở nên mạch lạc hơn. Sau đó, trẻ em sẽ đưa ra các lựa chọn và có kết quả rõ ràng chứng minh cho hành vi sai trái của mình, kết quả mang tính logic hoặc tự nhiên mà chính bản thân trẻ cũng nhận ra.
Ví dụ, một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà. Trường hợp này, phụ huynh sử dụng kỷ luật dựa trên ranh giới nói trên để đặt ra giới hạn và làm cho hiệu quả trở nên rõ ràng hơn, bằng cách nói: “Con có thể sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào vào tối nay cho đến khi bài tập ở nhà của con hoàn thành xong”.
5. Uốn nắn hành vi
Uốn nắn hay chỉnh sửa hành vi (Behavior Modification) tập trung vào các kết quả tích cực lẫn tiêu cực. Hành vi tốt được củng cố bằng lời khen hoặc phần thưởng, ngược lại hành vi chưa tốt sẽ không bị phớt lờ, theo kiểu bỏ qua đặc quyền của trẻ.
Ví dụ, một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập ở nhà, phụ huynh có thể sử dụng nghệ thuật chỉnh sửa hành vi nói trên để nhắc nhở trẻ phần thưởng bất kỳ đã được hứa, bằng cách nói: “ Con nên nhớ, khi hoàn thành bài tập ở nhà, con có thể sử dụng máy tính trong 30 phút”.
Lời khen sẽ khiến trẻ hứng thú và tuân thủ, nhưng cũng cần phải cương quyết khi trẻ phản đối hoặc không làm theo lời khuyên của cha mẹ.
6. Luyện cảm xúc cho trẻ
Luyện cảm xúc (Emotion coaching) là nghệ thuật thứ 5, tập trung huyến luyện về cảm xúc.Khi trẻ hiểu được cảm xúc của chúng, chúng có thể diễn đạt bằng lời nói thay vì hành động. Trẻ em được dạy để có cảm xúc ổn, còn cha mẹ đưa ra nghệ thuật thích hợp để giúp trẻ giải quyết cảm xúc của chung.
Ví dụ, một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập ở, phụ huynh có thể sử dụng thủ thuật luyện cảm xúc, gắng giúp trẻ xác định cảm xúc, bằng cách nói: “ Cha (mẹ) biết điều đó làm con buồn vì con không còn thời gian rỗi để chơi đêm nay. Toán học đôi khi rất khó, nó có thể khiến con nản lòng khi con không biết cách giải hoặc khi phải mất một thời gian dài. Con hãy dành vài phút để vẽ một bức tranh về cảm xúc của mình khi con làm bài tập toán ở nhà”.
> Cách dạy con nên người của Bill Gates
> Điểm danh 24 câu nói cha mẹ cần dùng để khuyên dạy con gái
Theo Sức khỏe & Đời sống