Quay trở lại làm việc tại công ty cũ là một quyết định không hề dễ dàng và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điều quan trọng nhất để trả lời cho câu hỏi “Có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không?” chính là bạn phải cân nhắc thật kỹ những yếu tố quan trọng với chính bản thân bạn.
Quay trở lại làm việc tại công ty cũ là một quyết định không hề dễ dàng và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
1. Những câu hỏi cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định quay lại
Vấn đề sự nghiệp luôn là một trong những nỗi trăn trở lớn của tất cả mọi người. Việc quyết định “chốn đến” cho cuộc sống sau này đòi hỏi bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Do đó, trước khi quyết định có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi dưới đây:
1.1 Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?
Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì? Nghĩ thật kỹ và thành thật với bản thân về những lý do này. Đâu là nguyên nhân khiến bạn xin nghỉ việc ở công ty cũ? Bạn rời đi là do môi trường làm việc toxic, áp lực, hay gặp hạn chế trong việc di chuyển,… Liệu bây giờ những lý do đó còn tồn tại hay không? Bạn cần phải cân nhắc thật cẩn thận để không mắc phải những sai lầm cũ. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ lại bản thân đã trình bày những lý do nào với cấp trên, quản lý để xin nghỉ việc. Nếu bạn đã thẳng thắn và thành thật thì dĩ nhiên sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc thuyết phục rằng những nguyên nhân kia bây giờ không còn là vấn đề nữa.
1.2 Đâu là nguyên do bạn muốn quay lại với công ty cũ?
Lý do nào khiến bạn đi đến quyết định này? Vì bạn không tìm được việc làm mới hay vì bạn đang cần tiền để chi trả cho cuộc sống? Hoặc bạn cảm thấy môi trường công ty cũ đã thay đổi và phù hợp hơn với định hướng sau này của bản thân? Đâu là nguyên do bạn muốn quay lại với công ty cũ? Đừng mắc một sai lầm hai lần. Nếu bạn chỉ có suy nghĩ quay lại trong một thời gian ngắn để chờ đợi công việc mới tốt hơn hết hãy xem xét những lựa chọn khác. Việc dạo chơi và không nghiêm túc trong công việc sẽ khiến bạn làm mất lòng tin ở các đồng nghiệp và cấp trên của mình.
1.3 Thái độ của bạn khi rời công ty cũ như thế nào?
Một điều chắc chắn rằng, thái độ khi nghỉ việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn của đồng nghiệp cũ dành cho bạn. Liệu bạn đã thực sự làm tròn trách nhiệm của mình và tìm được người thay thế phù hợp, không mâu thuẫn với sếp hay bất cứ ai? Thật tốt nếu bạn đã làm được những điều trên. Ngược lại, việc bị đánh giá không chuyên cần, thiếu chuyên nghiệp trong những ngày cuối cùng ở công ty chắc chắn rằng cơ hội được quay lại của bạn sẽ rất thấp. Quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ có tốt không?
1.4 Quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ có tốt không?
Ngoài thái độ làm việc chuyên nghiệp, việc giữ gìn các mối quan hệ với đồng nghiệp cũ cũng vô cùng quan trọng. Sẽ rất may mắn nếu bạn còn giữ các mối quan hệ với sếp hay đồng nghiệp trong công ty. Bởi họ sẽ hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của bạn hơn đồng thời gợi ý những thông tin tuyển dụng hữu ích cho công việc tương lai sau này của bạn. ?
1.5 Lý do bạn nghỉ việc ở công ty mới là gì?
Đây là câu hỏi giúp bạn xác định được mục tiêu rõ ràng trong công việc tương lai của mình. Đồng thời, cũng là câu hỏi công ty cũ sẽ quan tâm nếu bạn có mong muốn quay trở lại. Hãy cẩn thận và cân nhắc thật kỹ nếu bạn vừa chỉ mới chuyển việc mà đã có quyết định quay lại công ty cũ nhất định bạn sẽ bị đánh giá là “đứng núi này trông núi nọ”.
Do đó, trước khi quyết định có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi quan trọng về lý do nên quay lại
2. Những lý do để bạn tự tin quay lại đầu quân cho công ty cũ
2.1 Bạn được công ty cũ mời quay lại làm việc
Khi được mời quay trở lại làm việc, điều này chứng tỏ bạn rất được công ty cũ yêu quý cũng như được đánh giá cao về năng lực.
Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên quay lại công ty cũ hay không, bạn cần cân nhắc các lợi ích được nhận, khả năng phát triển, công việc đảm nhiệm để đưa ra câu trả lời chính xác.
Bạn không nên vội vàng đồng ý hay từ chối, hãy sắp xếp buổi nói chuyện với bộ phận nhân sự để hiểu rõ hơn về quan điểm của doanh nghiệp. Nếu đó là một cơ hội phù hợp với mục tiêu của bạn, việc có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không có lẽ không còn là một câu hỏi quá quan trọng.
Khi được mời quay trở lại làm việc, điều này chứng tỏ bạn rất được công ty cũ yêu quý cũng như được đánh giá cao về năng lực.
2.2 Bạn đã rời công ty cũ một cách vui vẻ và êm đẹp
Trước khi suy nghĩ về việc có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không, hãy nhớ lại lý do tại sao bạn rời đi ngay từ đầu. Bạn có cảm thấy thất vọng về bất cứ điều gì trong cách vận hành công ty, từ con người cho đến những yếu tố môi trường hay công việc?
Bạn cần phải cực kỳ tin tưởng rằng lý do ra đi ban đầu của bạn không phải là vì một đặc điểm tiêu cực nào đó của doanh nghiệp, hoặc ít nhất nó đã được thay đổi hay xóa bỏ trước khi đưa ra quyết định quay trở lại.
Thông thường nhiều người cảm thấy e ngại vì quay lại công ty cũ sau khi đã từng rời đi. Thế nhưng nếu sự ra đi trước đây diễn ra trong êm đẹp, thì nhiều khả năng bạn không để lại ấn tượng xấu nào trong mắt những đồng nghiệp cũ và hoàn toàn có thể tự tin về khả năng hòa nhập trở lại của mình.
2.3 Đồng nghiệp thân thiện, môi trường làm việc hòa đồng
Một trong những điều đáng quý nhất của các doanh nghiệp chính là sự hòa thuận trong nội bộ công ty. Bạn sẽ không dễ dàng tìm được một môi trường làm việc khiến bạn thực sự cảm thấy thoải mái và yêu thích.
Do đó, nếu công ty cũ cho bạn cảm nhận về một môi trường làm việc lành mạnh, thì đây cũng là một lý do vô cùng thuyết phục để bạn cân nhắc quay lại làm việc.
2.4 Con người cũ, vị trí mới
Có thể sau một thời gian đi làm, bạn nhận ra mình muốn phát triển ở một lĩnh vực khác, vị trí khác và trùng hợp công ty cũ cũng đang cơ hội phù hợp.
Bạn có thể dùng sự am hiểu của mình, cân nhắc môi trường làm việc, mức độ phát triển của vị trí đó và so sánh với nhu cầu của bản thân. Nếu vị trí đó ở công ty cũ thỏa mãn yêu cầu của bạn, bạn có thể nộp đơn ứng tuyển với một tư cách hoàn toàn mới.
Hãy trình bày kỳ vọng và góc nhìn của mình khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ hiểu vì sao bạn muốn quay trở lại làm việc tại công ty của họ.
Hãy trình bày kỳ vọng và góc nhìn của mình khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ hiểu vì sao bạn muốn quay trở lại làm việc tại công ty của họ.
Bạn hoàn toàn có thể biến sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và cách vận hành của công ty mà bạn có được trước đây thành lợi thế khi ứng tuyển vào vai trò mới.
> Bật mí cách nhà lãnh đạo nhận diện được nhân tài
> Bí quyết làm việc nhóm hiệu quả
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp