Là một nhà lãnh đạo giỏi, ngoài việc có năng lực cá nhân thì việc phát hiện, thu hút và quản lý nhân tài sẽ một trong những công việc rất quan trọng đối với vị trí cấp cao. Vậy làm thế nào để nhà lãnh đạo nhận diện được nhân tài?
1. Nhận biết nhân tài thông qua hành động và mục tiêu theo đuổi của cá nhân
Hành động và biểu hiện của cá nhân trong doanh nghiệp thể hiện rõ các mục tiêu họ theo đuổi. Những người giỏi nịnh bợ, họ thường quan tâm tới tư lợi cá nhân hay người chỉ chú ý tới ăn mặc thì họ thường sẽ có mục tiêu chính là ăn ngon mặc đẹp. Một nhân tài trong doanh nghiệp sẽ có chiến lược, mục tiêu theo đuổi rõ ràng và cái đích họ hướng tới không chỉ cho cá nhân mà mang cho toàn doanh nghiệp.
Nhân tài trong doanh nghiệp họ sẽ không sợ mất vị trí, họ sẽ không cố tìm cách thể hiện. Vì vậy, mọi lời nó, hành động đều tự nhiên và chân thành. Nhà quản lý khi nhận thấy những dấu hiệu này, đây chính là biểu hiện ban đầu của nhân tài trong doanh nghiệp của bạn và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng họ.
Một nhân tài trong doanh nghiệp sẽ có chiến lược, mục tiêu theo đuổi rõ ràng và cái đích họ hướng tới không chỉ cho cá nhân mà mang cho toàn doanh nghiệp
2. SWAN - Công thức hữu hiệu của nhà lãnh đạo
Trong tuyển dụng nhân sự, sử dụng công thức SWAN sẽ cho bạn một tiêu chí để lựa chọn người phù hợp nhất.
2.1 S – Smart (thông minh)
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện đại, những người thông minh, nhạy bén vẫn luôn được ưu tiên. Sự thông minh và nhanh nhẹn của họ sẽ là cánh tay đắc lực giúp công ty giải quyết các vấn đề.
2.2 W – Word Hard (chăm chỉ):
Sự thông minh nên đồng hành cùng với sự chăm chỉ. Bởi đương nhiên cho dù bạn có thông minh hơn người khác nhưng không có sự chăm chỉ, chịu tìm tòi thì khả năng thất bại của bạn vẫn cao hơn họ. Đa phần mọi người đều lười biếng và họ tìm đến công ty của bạn để có thể tiếp tục lười biếng. Hãy là nhà tuyển dụng tỉnh táo!
2.3 A – Ambitious (tham vọng):
Nếu chỉ là một nhân viên bình thường, họ có tham vọng rất ít. Họ để công việc và cuộc sống trôi qua lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Nhân viên xuất sắc thì không như vậy. Họ muốn mỗi ngày trôi qua họ trở nên tốt đẹp hơn ngày hôm nay. Tham vọng của họ sẽ lớn lên mỗi ngày, điều họ cần là một sự nghiệp vững chắc chứ không phải một công việc nhất thời.
Nếu họ cảm thấy nơi họ chuẩn bị làm việc không thể cho họ môi trường học hỏi, phát triển; không thể cho họ một lộ trình thăng tiến rõ ràng thì họ sẽ sẵn sàng từ chối ngay. Nhân viên xuất sắc nhất là những người coi đề nghị công việc này như một tấm ván giậm nhảy để vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Họ tin rằng việc chấp nhận đề nghị công việc của nhà tuyển dụng và hoàn thành xuất sắc công việc mà bạn giao sẽ mở ra cho họ những cánh cửa giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp.
2.4 N – Nice (cởi mở):
Hãy tuyển dụng những người cở mở, những người mà cá nhân bạn cảm thấy yêu mến. Tiêu chí này được xếp cuối cùng nhưng nó vô cùng quan trọng. Việc làm việc đội nhóm trong một công ty diễn ra hàng ngày như cơm bữa. Những người cởi mở sẽ dễ hòa hợp với người khác hơn, thể hiện tốt hơn vai trò thành viên của đội nhóm làm việc, họ cũng vui vẻ, tư duy nhiều hơn trong những giai đoạn thăng trầm của hoạt động kinh doanh. Có họ bên cạnh sẽ thoải mái hơn những người với lối suy nghĩ tiêu cực hoặc hay nghi ngờ.
2. Nhận biết nhân tài thông qua hành động
Nhân tài thường tiềm ẩn trong các giai đoạn hình thành, đang trưởng thành hoặc phát triển. Nhưng đã là nhân tài thì họ sẽ có những tố chất bẩm sinh ngay từ đầu. Đo có thể là những tư duy khác người, là những phẩm chất đáng quý hoặc những biểu hiện vượt trội trong quá trình làm việc.
Những nhân tài trong doanh nghiệp thường hội tủ đầy đủ những yếu tố khác với những người thường. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là quan sát và đánh giá chính xác sẽ dễ dàng nhận biết được đâu là nhân tài cần giữ chân.
3. Thông qua nhận xét từ nhân viên để đánh giá
Để nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp đòi hỏi người lãnh đạo cần có những ý kiến khách quan của mình, không bị các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng. Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp tối ưu nhất là lắng nghe ý kiến cấp dưới để quan sát và lưu tâm tới các nhân sự của mình. Chính những đánh giá từ đồng nghiệp là một nguồn thông tin quan trọng để nhận biết người tài.
Trong Tam quốc, Lưu bị là người đã 3 lần lặn lội tới Tam cố thảo lư để mời Gia Cát Lượng về làm quân sự chính bởi những lời ca ngợi của mọi người. Thông thường những người tài thường có xuất thân khá thấp. Một khi được người khác ca ngợi, đây chính là nhân tài doanh nghiệp đang tìm kiếm nên doanh nghiệp mạnh không thể bỏ qua.
Chính những đánh giá từ đồng nghiệp là một nguồn thông tin quan trọng để nhận biết người tài
4. Quy tắc số 3
Jeff Bezos – CEO Amazon đã có câu nói rất nổi tiếng: “Tôi thà phỏng vấn 50 người và không tuyển ai còn hơn là tuyển sai người!” Thu hút ứng viên đến với buổi phỏng vấn đã khó, lựa chọn những người phù hợp có thể làm việc, gắn bó lâu dài với công ty càng khó hơn.
- 3 ứng cử viên: Cùng một vị trí ứng tuyển thì hãy nên phỏng vấn ít nhất 3 ứng viên. Tuy nhiên, hay cân nhắc về số lượng cẩn thận, bởi lẽ chúng ta sẽ không thể quyết định được ai là người phù hợp nếu có quá nhiều sự lựa chọn. Nhưng đừng bao giờ tuyển ngay người đầu tiên hoặc người duy nhất bạn phỏng vấn. Khi không có sự so sánh đối chiếu, bạn không thể dám chắc rằng đó là ứng viên tiềm năng bạn cần.
- 3 lần phỏng vấn: Ứng viên mà bạn cảm thấy hài lòng ở cả 3 lần phỏng vấn khác nhau là người cho bạn cảm thấy được sự bộc lộ rõ ràng từ tính cách đến kỹ năng của họ. Đây cũng chính là khoảng thời gian bạn có thể suy nghĩ cân nhắc lựa chọn ứng viên phù hợp. Trong 3 lần phỏng vấn khác nhau, mức độ khó sẽ tăng dần và việc sàng lọc ứng viên tốt nhất ở lại với bạn trong vòng phỏng vấn cuối cùng sẽ chính xác hơn. Hãy tiến từng bước, thật chậm rãi, bình tĩnh. Một người xuất sắc trong cuộc phỏng vấn đầu tiên có thể lại bình thường trong cuộc phỏng vấn thứ hai và kinh khủng trong cuộc phỏng vấn thứ ba. Điều này xảy ra khá thường xuyên.
- 3 nơi phỏng vấn: Mỗi môi trường khác nhau, con người sẽ bộc lộ những tính cách khác nhau. Nếu chỉ ngồi ở văn phòng, bạn sẽ khó có thể nhận biết được nhân viên của mình có những tính cách và sở thích đặc biệt gì. Mặc dù quy tắc này, hiện nay được khá ít nhà tuyển dụng áp dụng. Nhưng nó khá hay để lựa chọn nhân tài trung thành, gắn bó.
> TOP 6 kênh Youtube dạy cách quản lý tài chính
> TOP 5 câu nói khiến doanh nghiệp vô tình “đuổi” khách
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp