Cách bạn cư xử ở nơi làm việc có thể có tác động sâu sắc đến năng suất, tổ chức, sự thành công và mối quan hệ của bạn với những người khác.
Trong khi những thói quen làm việc tốt có thể giúp bạn phát triển trong vai trò của mình, có những trải nghiệm tích cực trong công việc và giúp các nhà quản lý xem xét bạn để thăng chức, thì những thói quen xấu có thể đưa ra những điều ngược lại. Điều quan trọng là phải tôn trọng công việc của bạn, nơi làm việc và những người bạn làm việc cùng, vì vậy bạn nên luôn luôn cố gắng để loại bỏ những thói quen xấu tại nơi làm việc của mình.
Khắc phục những thói quen xấu sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc
1. Thái độ tiêu cực
Cảm giác tiêu cực có thể đến từ việc làm nhiều giờ, không hòa đồng với đồng nghiệp hoặc thất vọng trước tiến độ chậm chạp của một dự án. Dù lý do là gì, sự tiêu cực có thể ảnh hưởng đến năng suất và sự hài lòng chung trong công việc của bạn. Đồng thời luôn giữ các cảm xúc tiêu cực cũng sẽ khiến đồng nghiệp xa lánh bạn, và họ có thể không còn thích làm việc với bạn nữa.
Bạn có thể cải thiện tình trạng tiêu cực của mình và có cái nhìn tích cực hơn bằng cách hiểu điều gì đang khiến bạn thất vọng và tìm cách cải thiện nó. Bạn có thể cần phải nói chuyện với người quản lý của mình để xem liệu bạn có thể ủy thác một số công việc của mình cho người khác, làm việc theo lịch trình linh hoạt hơn hay tập trung hơn vào yếu tố khiến bạn hài lòng ở nơi làm việc.
2. Giao tiếp kém
Giao tiếp tốt là điều quan trọng ở bất kỳ nơi làm việc nào, giao tiếp tốt với tất cả mọi người trong môi trường làm việc để đạt được các mục tiêu và tạo ra một môi trường làm việc gắn kết có lợi cho tất cả mọi người. Hãy tích cực lắng nghe người khác, trả lời kịp thời các email quan trọng, gọi lại các cuộc điện thoại nhỡ và cởi mở thảo luận về ý kiến và ý tưởng mới.
3. Tính trì hoãn
Bạn có thể cảm thấy rằng mình sẽ hoàn toàn công việc tốt nhất khi bắt đầu ngay sát deadline, nhưng sự trì hoãn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc của bạn và ảnh hưởng cả những đồng nghiệp trông chờ vào công việc của bạn để họ có thể hoàn thành công việc của mình.
Thay vì trì hoãn, hãy cố gắng hoàn thành các dự án và công việc càng sớm càng tốt. Bạn có thể cân nhắc viết danh sách việc cần làm hàng ngày, sắp xếp lịch hoặc thay đổi các deadline nếu cần.
4. Đến muộn
Bạn có thể gặp phải tình trạng tắc đường trên đường đi làm, quên mất cuộc họp đã lên lịch hoặc thức dậy muộn để đi làm. Những trường hợp này có thể xảy ra ngay cả với những nhân viên tốt nhất, tuy nhiên, việc đi trễ thường xuyên hoặc liên tục sẽ thể hiện rằng bạn là một người không chuyên nghiệp. Để có mặt đúng giờ cho công việc hoặc các cuộc họp trong ngày, đòi hỏi bạn phải xây dựng thói quen lập thời gian biểu cụ thể cho mỗi công việc để tránh tình trạng đi trễ.
5. Không tiếp nhận các ý kiến đóng góp
Ngay cả khi bạn đã làm nghề trong vòng vài năm, vẫn luôn có cơ hội để học hỏi những điều mới. Người quản lý của bạn, và thậm chí có thể đồng nghiệp của bạn, có thể cung cấp cho bạn phản hồi về công việc và điều quan trọng là bạn có thể chấp nhận và đánh giá cao phản hồi đó. Nếu không thể, bạn có thể sẽ tự mình hạn chế khả năng thăng tiến lên một vị trí cao hơn nữa trong công việc.
Để quen với việc chấp nhận phản hồi, hãy thường xuyên tìm kiếm ý kiến đóng góp từ những người xung quanh. Với phản hồi từ những người khác, bạn có thể cải thiện công việc của mình và cảm thấy tự tin hơn trong vai trò của mình.
> 6 điều quan trọng khi làm việc ở vị trí Fresher
> Bạn đang "tìm việc" hay "xin việc"?
Theo Indeed