Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay là người đã đi làm lâu năm, ngày đầu tiên bắt đầu công việc mới luôn là ngày quan trọng đối với bạn. Để có một khởi đầu thật suôn sẻ với công việc mới, việc chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm là rất cần thiết.

4 bước ngoặt nơi công sở mà nhân viên cần biết để học cách thích nghi

4 bước ngoặt nơi công sở mà nhân viên cần biết để học cách thích nghi

Đứng trước ngưỡng cửa của thay đổi, thông thuờng ai cũng sẽ có 2 sự lựa chọn: Thích nghi và dung hoà, hoặc chấp nhận rời đi và lựa chọn con đường phù hợp với...

1. Chuẩn bị gì trước ngày đầu tiên đi làm?

1.1 Tìm hiểu tất cả về công việc của mình

Có thể trong buổi phỏng vấn bạn đã được nhà tuyển dụng phổ biến sơ qua về nhiệm vụ hoặc các công việc mà mình đảm nhận ở vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ hơn về quy trình hay những trách nhiệm tối thiểu để không quá bỡ ngỡ khi được giao việc.
Trong quá trình làm việc sẽ không thể tránh khi phải giúp đỡ mọi người xung quanh. Do đó, bạn nên tìm hiểu về công việc để có thể giúp vừa giúp đỡ được mọi người vừa có thể xây dựng mối quan hệ của các đồng nghiệp trong công ty.
Tìm việc làm, tuyển dụng Nhân sự có thể bạn quan tâm:

  • Nhân viên Quan hệ lao động - PR Nội bộ
  • Nhân viên Tuyển Dụng

1.2 Tìm hiểu trước về công ty, cấp trên

Bạn cần nắm rõ về văn hóa, nội quy công ty trong ngày đầu đi làm để tránh mắc các lỗi không đáng có và giữ được sự hòa đồng với mọi người. Ngoài các kiến thức chung, bạn cũng nên biết về sơ đồ nhân sự công ty để biết được mình đang được quản lý bởi ai và sẽ làm việc với những ai.
Hãy đọc các bài báo cáo, bản tin nội bộ để hiểu về tình hình công ty. Có thể bạn sẽ biết được những thông tin thú vị để trao đổi với mọi người nhằm xóa bỏ bớt khoảng cách giữa nhân viên cũ - nhân viên mới.

1.3 Các vật dụng cần thiết

Thông qua việc tìm hiểu về công việc, bạn có thể sẽ biết được cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào để sử dụng trong quá trình làm việc: laptop, sổ, bút, giấy note,... Ngoài ra, bạn sẽ cần ghi chép và lưu lại những kiến thức từ các đồng nghiệp hay cấp trên, nên đừng quên luôn mang theo sổ và bút bên mình nhé!
Thêm vào đó, bạn nên chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục hành chính khi phòng nhân sự yêu cầu. Và để cho ngày đầu đi làm suôn sẻ, bạn đừng quên sạc pin điện thoại, laptop hay mang theo dây sạc, sạc dự phòng nhé!

1.4 Trang phục lịch sự, chỉn chu

Thông qua quá trình tìm hiểu cũng như sự quan sát khi đến công ty phỏng vấn, bạn có thể biết sơ qua về văn hóa công ty và trang phục đi làm mà mọi người thường dùng. Điều này giúp bạn lựa chọn những bộ quần áo phù hợp nhất, có thể là màu sắc nhẹ nhàng và trông gọn gàng. Qua đó, mọi người thấy được sự chỉn chu, lịch sự trong tác phong của bạn và có thể giúp bạn xóa được khoảng cách với các đồng nghiệp.

Ngày đầu đi làm, cần chú ý điều gì? - Ảnh 1

Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay là người đã đi làm lâu năm, ngày đầu tiên bắt đầu công việc mới luôn là ngày quan trọng đối với bạn

1.5 Một phần giới thiệu thật ấn tượng

Để mọi người nắm nhanh được các thông tin cơ bản của nhân viên mới như tên, tuổi, quê quán, công việc trước đây,... thì không thể thiếu phần giới thiệu bản thân. Đây cũng chính là phần có thể khiến mọi người chú ý đến bạn bởi những thông tin thú vị. Vậy nên, đừng quên chuẩn bị một phần giới thiệu thật ấn tượng nhé!

1.6 Những chủ đề để bàn luận khi ăn trưa, uống cà phê

Để tăng sự thân thiết với đồng nghiệp thì những buổi ăn trưa, uống cà phê chính là thời gian thích hợp để mọi người cùng tìm hiểu và trò chuyện về nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu qua các chủ đề được mọi người chú ý hay những câu chuyện thời sự để có thể thảo luận cùng mọi người nhé. Ngoài ra để tránh việc gây lúng túng hay có thể xảy ra mâu thuẫn, bạn nên tránh đề cập đến những chủ đề như tôn giáo, chính trị, quan điểm cá nhân,...

1.7 Ngủ đủ giấc

Chắc chắn rằng chúng ta đều không muốn phải làm việc trong trạng thái thiếu năng lượng, đặc biệt là trong ngày đầu đi làm. Do đó, bạn cần nghỉ ngơi sớm và chắc rằng bản thân đã ngủ đủ giấc trước khi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên. Khi đã ở trạng thái thoải mái nhất, bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận, lưu trữ được nhiều thông tin cũng như làm việc hiệu quả hơn.

1.8 Dậy sớm

Ngoài sự thoải mái cho ngày đầu tiên đi làm, bạn cũng cần sự tỉnh táo để có thể quan sát và học hỏi thêm nhiều kiến thức cho công việc mới. Vì vậy, việc dậy sớm là rất cần thiết, không những cho bạn thời gian để chuẩn bị về tinh thần, trang phục mà còn cho bạn thời gian để chuẩn bị những vật dụng cần thiết đáp ứng công việc.

2. Những điều bạn nên làm

2.1 Đến sớm nhưng đừng về sớm

Hãy tìm hiểu đường đi, thời tiết trước khi đến nơi làm vào ngày đầu tiên. Đến sớm văn phòng trước khoảng 10-15 phút trước giờ làm để có thời gian chỉnh trang và làm quen dần với không khí làm việc tại văn phòng. Cuối ngày, bạn cũng đừng vội về quá sớm. Lúc ra về là thời điểm tốt để chuẩn bị trước những việc cần làm vào ngày mai và dành thời gian để làm quen với các đồng nghiệp.

2.2 Làm quen với đồng nghiệp

Làm quen với đồng nghiệp là một trong những việc quan trọng nhất trong ngày đầu tiên đi làm. Những đồng nghiệp có thể giúp bạn hiểu hơn về công việc, môi trường làm việc, những luật ngầm, và cả “chính trị” trong công ty. Hãy làm quen với tất cả những người có thể liên quan đến công việc của bạn, chứ không chỉ những người cùng nhóm, cùng phòng ban (ví dụ như: kế toán, hành chính, nhân sự,…).
Nếu bạn được mời đi ăn trưa hay cà phê vào giờ giải lao, đừng từ chối. Mọi người đang muốn làm quen với bạn. Và nếu mọi người không tìm đến bạn thì cũng không sao, bạn hãy chủ động bắt chuyện. Bạn có thể hỏi về công việc của họ, nhờ họ hướng dẫn những điều còn chưa hiểu.

2.3 Tìm hiểu về công ty và đồng nghiệp

Ngoài những hướng dẫn được nhận vào ngày đầu tiên đi làm, bạn cũng nên tự trang bị những kiến thức về công ty và những người bạn sẽ làm việc cùng bằng cách xem trang LinkedIn công ty và nhân viên, đọc các bài báo, sơ đồ công ty, các bảng tin nội bộ,…. Khi có những kiến thức này, bạn sẽ bớt lo lắng hơn, có thể đặt những câu hỏi và suy nghĩ cách tiếp cận phù hợp với những vấn đề và con người trong công ty.
Nghỉ ngơi để có tinh thần làm việc tốt hơn
Tuy ngày đầu tiên đi làm, bạn sẽ chưa phải lao ngay vào công việc khó khăn nhưng là một ngày quyết định và cũng có tính chiến lược. Nghỉ ngơi vào tối hôm trước cũng là một cách chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm, giúp đầu óc bạn thoải mái hơn, dễ dàng tiếp nhận những điều mới, quan sát và phân tích tốt hơn.

Ngày đầu đi làm, cần chú ý điều gì? - Ảnh 2

Ngoài những hướng dẫn được nhận vào ngày đầu tiên đi làm, bạn cũng nên tự trang bị những kiến thức về công ty và những người bạn sẽ làm việc cùng

2.4 Lắng nghe và quan sát

Ngoài việc lắng nghe, quan sát những thứ căn bản như vị trí phòng ban, vật dụng văn phòng, và những việc liên quan đến công việc như dự án, mục tiêu, ưu tiên của công ty, bạn cũng cần chú ý để nắm được:

  • Những quy định ngầm hiểu
  • Cách sử dụng các thuật ngữ
  • Cách ra quyết định trong công ty (khi cần thiết hay khi có kế hoạch)
  • Cách thức liên lạc (qua email, điện thoại, nói chuyện trực tiếp,…)

Bạn cần tự tìm hiểu những việc này để có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp với tác phong làm việc mới. Quá trình tự tìm hiểu qua việc quan sát và lắng nghe giúp bạn hòa nhập nhanh hơn mà không cần hỏi hay làm phiền đến những người xung quanh, thể hiện bạn là người chủ động trong công việc.

2.5 Tìm hiểu tất cả về công việc của mình

Từ ngày đầu tiên đi làm, bạn cần làm rõ trách nhiệm công việc của bạn, quy trình làm việc, và các nội quy công ty để thực hiện đúng và tránh những mâu thuẫn về sau. Trong quá trình làm việc, đặc biệt khi bắt đầu công việc mới, bạn nên giúp đỡ những đồng nghiệp của mình để tạo mối quan hệ với họ nhưng hãy chắc là mình có khả năng hoàn thành công việc đó, và biết rõ ai mới là người có thể giao việc cho bạn.

2.6 Thể hiện sự quan tâm, luôn sẵn sàng để học hỏi

Mọi người còn chưa biết về khả năng làm việc của bạn, nhưng tinh thần ham học hỏi và sự quan tâm của bạn đến mọi việc và mọi người xung quanh sẽ thể hiện sự cầu tiến, mong muốn, cũng như ý định làm việc lâu dài của bạn.

2.7 Luôn sẵn sàng để làm việc với cấp trên trực tiếp

Trong ngày đầu tiên đi làm, bạn sẽ tốn rất nhiêu thời gian và bị cuống vào những thủ tục nhân sự, gặp gỡ đồng nghiệp, cấp quản lý,… Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn có thời gian để gặp gỡ và làm việc với cấp trên trực tiếp của mình, vì đây là người bạn cần hiểu rõ nhất để có thể báo cáo và làm việc cùng.

2.8 Thể hiện sự cảm kích

Bạn không phải cảm ơn tất cả mọi người, nhưng khi có thể hãy thể hiện sự cảm kích đối với những người đã giúp đỡ bạn làm quen với môi trường mới, người đã cho bạn cơ hội làm việc tại công ty. Tuy không giúp ích được nhiều cho công việc chuyên môn, nhưng sẽ giúp những mối quan hệ của bạn tại công ty tốt hơn.

3. Những điều nên tránh trong ngày đầu tiên đi làm

3.1 Đừng chia sẻ quá nhiều trong ngày đầu tiên

Vui vẻ và thoải mái là tốt nhưng cũng nên biết giới hạn. Dù các đồng nghiệp mới có thân thiện đến đâu nhưng họ cũng chưa sẵn sàng muốn biết những chuyện đời tư của bạn, như lý do vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ, đứa con nhỏ của bạn thông minh như thế nào, một người bạn của bạn vừa gặp một chuyện khủng khiếp ra sao… Dù thế nào đi nữa, hãy nhớ đừng làm một con vẹt huyên thuyên trong ngày đầu tiên đi làm, bạn sẽ làm mọi người sợ đấy!

Ngày đầu đi làm, cần chú ý điều gì? - Ảnh 3

Dù các đồng nghiệp mới có thân thiện đến đâu nhưng họ cũng chưa sẵn sàng muốn biết những chuyện đời tư của bạn

3.2 Đừng luôn miệng phàn nàn

Nhiều người có thói quen phàn nàn rất nhiều đến mức lắm khi họ cũng không ý thức được rằng mình đang phàn nàn. Nếu bạn cũng bị mắc phải tật xấu đó, hãy kiềm chế bản thân. Không ai có thể mến nổi một cô bạn/anh bạn đồng nghiệp suốt ngày luôn miệng càm ràm, ca thán về đủ mọi thứ trên đời: chỗ giữ xe quá chật, nhiệt độ máy lạnh quá thấp, giao thông quá ùn tắc, chỗ ngồi quá thiếu ánh sáng, công việc quá nhiều, khách hàng quá khó tính… Vì vậy, để bỏ được thói quen đó, không chỉ trong ngày đầu tiên đi làm mà cả những ngày sau này, bạn hãy luyện tập để luôn luôn nhìn mọi việc dưới góc độ tích cực.

3.3 Đừng vội vàng đánh giá mọi việc

Đừng vội quyết định rằng bạn không thích một đồng nghiệp chỉ về họ không mỉm cười khi nhìn thấy bạn. Cũng đừng vội nói với bản thân rằng nhận việc là một sai lầm lớn bởi vì bạn cảm thấy không thích văn hóa ở đây.
Dẫu biết rằng ấn tượng đầu tiên thường chính xác và khó có thể phai nhòa nhưng bạn nên cho mọi người và cả cho mình một cơ hội. Hãy cố gắng giữ tâm trí cởi mở và duy trì một thái độ tích cực nhất có thể.

3.4 Không sẵn lòng học cách làm điều gì đó theo cách mới

Ngay cả khi công việc trước đây giống với công việc mới của bạn về cơ bản, hãy coi quá trình chuyển đổi này là cơ hội để thay đổi mọi thứ. Trong những ngày đầu tiên đi làm, hãy cởi mở để học các kỹ thuật mới để thực hiện các nhiệm vụ tương tự. Những phương pháp mới này có thể tốt hơn, nhưng ngay cả khi chúng không phải là một cải tiến đáng kể thì học những cách mới để thực hiện công việc sẽ khiến mọi thứ trở nên thú vị hơn.

3.5 Thái độ thiếu nghiêm túc

Thái độ làm việc của bạn chính là chìa khóa để có được cảm tình của mọi người trong công ty. Sẽ không có ai muốn có một đồng nghiệp thiếu chuyên nghiệp và hay lơ là khi được giao nhiệm vụ. Do đó, bạn không nên thể hiện thái độ thiếu nghiêm túc khi đang làm việc cũng như khi được cấp trên trao đổi các thông tin về công việc.

3.6 Không cần phải cố gắng để gây ấn tượng với tất cả mọi người

Để có thể gây ấn tượng với mọi người bạn không nhất thiết phải xây dựng cho mình một hình ảnh quá hoàn hảo để rồi phải gồng mình duy trì hình ảnh đó. Bạn vẫn có nhiều cơ hội để gây ấn tượng với mọi người về sau. Vậy nên, trong ngày đầu tiên đi làm bạn hãy cứ là chính mình và thật thoải mái, cho mọi người thấy và hiểu đúng về con người bạn.

3.7 Làm việc quá sức

Nếu bạn cố gắng làm việc thật nhiều trong ngày đầu tiên là tốt nhưng vẫn phải chú ý sức khỏe và không nên làm quá sức, điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi khi đi làm ngày hôm sau. Còn nếu bạn muốn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và chăm chỉ theo cách này thì đây là cách không bền vững.

> Tại sao bạn lại mất hứng thú với công việc?

> TOP 8 cách xử lý tình huống bối rối với sếp

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp