Gặp mặt sếp trong những bữa ăn, bữa giao lưu gần như là việc khó tránh khỏi trong thời gian làm việc. Vậy với các tình huống khác nhau thì nên xử lý như thế nào?

TOP 5 lý do khiến bạn trở thành cái gai trong mắt của sếp

TOP 5 lý do khiến bạn trở thành cái gai trong mắt của sếp

Làm việc chưa bao giờ là một việc đơn giản. Dẫu vậy, nếu bạn thực sự không để ý thì bạn rất dễ trở thành cái gai trong mắt sếp lắm đấy!

Tình huống 1: Tìm chủ đề trò chuyện khi sếp mời bạn đi ăn

Giữ không khí trò chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ. Bạn nên tránh nói về công việc trên bàn ăn, trừ khi cấp trên của bạn chủ động đề cập đến chủ đề đó trước.

Tránh khơi gợi hoặc bị vướng vào các chủ đề gây tranh cãi như chính trị hay tôn giáo. Thay vào đó, hãy tìm hiểu về một số chủ đề thân thiện hơn, chẳng hạn sở thích của sếp, và đề cập về chúng một cách thông minh.

Lưu ý rằng việc cấp trên dùng bữa cùng bạn không đồng nghĩa rằng họ trở thành “bạn thân”. Bạn không nên chia sẻ câu chuyện quá riêng tư của mình, hoặc bàn tán, bình luận về vấn đề cá nhân của sếp. Điều này có thể khiến họ cảm thấy không được tôn trọng và ngược lại.

TOP 8 cách xử lý tình huống bối rối với sếp - Ảnh 1

TOP 8 cách xử lý tình huống bối rối với sếp

Tình huống 2: Sếp thường xuyên mất bình tĩnh và quát bạn trước mặt các đồng nghiệp

Cách giải quyết: Bạn phản ứng ngay? Không nên. Điều đó chỉ làm cho bầu không khí thêm căng thẳng mà thôi. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy giữ bình tình và tự chủ khi bắt đầu câu chuyện. Hãy yêu cầu sếp đưa ra những đưa ra ví dụ về những hành động, những việc mình đã làm khiến sếp tức giận. Có như vậy bạn mới dễ dàng nhận ra được mình có bị mắc khuyết điểm hay không.

Nếu sếp là một người ngang ngược, tốt nhất là im lặng và xem xét sự đồng tình của mọi người xung quanh. Nếu cuộc nói chuyện của bạn không làm sếp thay đổi thì bạn cần cân nhắc xem mình có nên giữ im lặng hay là gặp gỡ với ban lãnh đạo để lên tiếng về vấn đề này.

Tình huống 3: Sếp gọi điện, làm việc riêng trong khi bạn vừa phải làm công việc của mình vừa phải làm công việc cho sếp. Đến khi trình bày dự án với ban lãnh đạo, sếp lại “hớt tay trên”

Cách giải quyết: Có hai cách để xử lý tình huống này thậm chí nếu sếp chối bay công sức của bạn. Cách thứ nhất là trong cuộc họp, hãy khéo léo kể ra sự đóng góp của mình cho dự án. Cách thứ hai là gửi trực tiếp cho ban lãnh đạo về tiến trình của dự án bạn đã thực hiện.

Tình huống 4: Sếp xúc phạm đến bạn một cách khéo léo nhưng bạn biết anh ấy chối bay về hành động đó

Cách giải quyết: Tình huống này phải thật khéo vì nó liên quan đến mối quan hệ của bạn với sếp. Nên có một cuộc gặp để nói với sếp rằng những lời nói và cách cư xử của anh ấy làm bạn không hài lòng.

Nếu sếp không xin lỗi, nếu tình trạng đó vẫn tiếp diễn, hãy ghi lại những việc đã xảy ra, sau đó đề cập vấn đề này với ban lãnh đạo và có thể đưa kiến nghị lên phòng nhân sự.

Tình huống 5: Phòng nhân sự khuyến khích nhân viên sử dụng hết thời gian nghỉ của họ, nhưng sếp lại tỏ ra bực bội mỗi lần bạn xin nghỉ

Cách giải quyết: Cần phải xem xét đến các chính sách của công ty. Có thể sếp nghĩ rằng khoảng thời gian bạn xin nghỉ trùng với giai đoạn bận rộn nhất của công ty. Do đó, bạn cần nói chuyện thẳng thắn với sếp để chắc chắn mọi việc được giải quyết ổn thoả.

Tình huống 6: Bạn nhận tiền thưởng cuối năm và bạn thất vọng vì thấy rằng nó thấp hơn so với số tiền mà sếp đã hứa

Cách giải quyết: Có thể có một sự hiểu lầm nào đó. Hãy thảo luận vấn đề này với sếp trước khi đi đến kết luận. Hãy nghĩ xa hơn, nếu công ty đang trong giai đoạn khó khăn nên mức thưởng của nhân viên sẽ thấp hơn như đã định thì sao? Tuy nhiên, nếu bạn vẫn nghĩ rằng bạn xứng đáng được hưởng nhiều lương hơn thì bạn cần quyết định xem sự đóng góp của bạn cho công ty trước khi đề cập vấn đề mức thưởng đối với sếp.

Tình huống 7: Sếp lúc nào cũng hỏi xin những lời chia sẻ cho các vấn đề cá nhân của anh ấy

Cách giải quyết: Tình huống này liên quan đến ranh giới giữa bạn và sếp. Do đó, bạn nên có một ranh giới rõ ràng với sếp bằng cách gợi ý rằng bạn không phải là người bạn tri kỷ của sếp và có một người khác thích hợp hơn bạn sẽ chia sẻ vấn đề này.

Tình huống 8: Mời rượu

Có thể bữa ăn sẽ sử dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, bạn không cần cố bắt kịp tốc độ uống của họ, đặc biệt nếu sếp là người có tửu lượng cao. Thay vào đó, hãy uống chậm để có thể duy trì buổi chiêu đãi và nhất định không để mình say xỉn.

Bạn nên duy trì tập trung vào nội dung cuộc trò chuyện thay vì để mắt những món ăn hấp dẫn trên bàn tiệc. Hãy để điện thoại ở chế độ rung, đồng thời hạn chế nghe điện thoại và kiểm tra tin nhắn.

> 7 mẹo để bạn bảo vệ sự riêng tư chốn công sở

> Bỏ ngay tư duy “giấu nghề” nếu muốn làm việc hiệu quả!

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp