Lắng nghe không hề là một nhiệm vụ dễ dàng. Và nhất là đối với các bậc cha mẹ, việc lắng nghe những điều chắng mấy rõ ràng từ con trẻ - lứa tuổi chưa có quá nhiều nhận thức nhưng đầy tính tò mò là một điều hết sức khó khăn. Thế nhưng việc lắng nghe những điều con cái muốn truyền đạt lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của trẻ.

 7 lợi ích mà cha mẹ nên biết khi để trẻ em vui chơi ngoài trời

7 lợi ích mà cha mẹ nên biết khi để trẻ em vui chơi ngoài trời

Hoạt động vui chơi là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhỏ. Thế nhưng nhiều cha mẹ lại chưa chú trọng đến những lợi ích khi cho trẻ vui chơi ngoài trời.

1. Những điều cơ bản bố mẹ cần biết về việc lắng nghe trẻ

Nói chuyện và lắng nghe con cái đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ và phát triển niềm tin của trẻ vào bố mẹ. Lắng nghe cải thiện sự gắn kết trong một mối quan hệ và xây dựng sự tự tin của một đứa trẻ. Không nhiều bậc cha mẹ có kỹ năng "lắng nghe", nhưng với ý thức và sự nỗ lực, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể cải thiện kỹ năng này. 

Khi muốn giao tiếp với trẻ, bạn nên:

  • Khuyến khích con bạn bộc lộ suy nghĩ của chúng bằng cách giao tiếp.
  • Hãy kiên nhẫn và thật sự lắng nghe. Bạn cần biết và tôn trọng khi trẻ đang đặt cảm xúc, suy nghĩ của chúng vào những điều đang được truyền tải.
  • Hãy phản hồi một cách đầy cảm xúc nhưng mềm mỏng với những điều con bạn nói, dù đó là một thông tin tốt hay xấu.
  • Tập trung cả vào ngôn ngữ cơ thể hoặc các hành động của trẻ lúc nói để hiểu được hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ.

Làm thế nào để cha mẹ có thể tăng cường kỹ năng lắng nghe con trẻ? - Ảnh 1

Hãy lắng nghe con trẻ một cách tích cực

2. Làm sao để các bậc cha mẹ có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe con trẻ?

Có khá nhiều phụ huynh, khi nghe thấy những phát biểu của con trẻ, dễ dàng trở nên nổi nóng và mạnh mẽ áp đảo trẻ bằng câu nói phủ định: “Không, con sai rồi!”. Điều này thật sự không tốt bởi có thể khiến trẻ cảm thấy buồn và dần khép kín hơn. Trẻ con hoàn toàn ngây thơ, việc chúng chưa có nhận thức đầy đủ sẽ làm chúng truyền tải mọi thứ chúng hiểu qua góc nhìn chưa hoàn chỉnh.  Đó có thể là những điều ngược với quan điểm, niềm tin của người đã trưởng thành. Vì thế, việc tăng kỹ năng lắng nghe là một điều quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu ở các bậc cha mẹ. Dưới đây sẽ là một số cách để cải thiện kỹ năng này:

  • Luyện tập việc lắng nghe một cách tích cực và cố gắng tập trung vào điều trẻ đang nói. Đừng tỏ ý chỉnh sửa hoặc phản bác trẻ lúc chúng đang nói.
  • Đặt mình vào vị trí của con trẻ. Thử tưởng tượng mà xem, bạn sẽ làm gì khi đang cố gắng truyền đạt thông tin nhng người đối diện chẳng buồn bận tâm? Con bạn cũng sẽ có cảm giác tương tự như vậy khi bạn phớt lờ chúng.
  • Thể hiện sự hiện hữu trong mọi phương diện. Thật hụt hẫng khi ai đó có thái độ “lời qua tai phải lại lọt tai trái” hoặc không dừng được công việc trên tay lại để lắng nghe chúng. Hãy để con bạn cảm nhận được bạn đang dành sự tập trung ưu tiên cho chúng thay vì khiến trẻ có cảm giác bạn chỉ đang “thuận tiện” nên mới lắng nghe.
  • Quan sát ngôn ngữ cơ thể của con bạn và giải mã những điều không lời mà chúng đang cố gắng bày tỏ.
  • Thể hiện sự tôn trọng và tò mò với một tâm trí cởi mở. Đừng phán xét những điều trẻ thể hiện trong lúc bạn nghe.

Làm thế nào để cha mẹ có thể tăng cường kỹ năng lắng nghe con trẻ? - Ảnh 2

Khi bạn phớt lờ con trẻ, chúng cũng sẽ học được cách phớt lờ bạn

3. Tác hại của việc không lắng nghe con trẻ.

Hành vi thường ngày của bạn có thể ảnh hưởng đến con bạn theo nhiều cách. Thậm chí, những điều đó có thể định hình tính cách tương lai của trẻ mà bạn chẳng hề hay biết. Là cha mẹ, bạn nên biết rõ sự ảnh hưởng của mình đối với con trẻ.

Từ ngữ điệu, câu từ mà bạn sử dụng, con bạn dần hình thành được những kỹ năng khi giao tiếp cùng bạn. Dân gian có câu: “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”, việc bạn không lắng nghe cũng sẽ biến con bạn trở thành người không lắng nghe. Con bạn sẽ dần có nỗi ám ảnh rằng việc chúng truyền đạt làm mất thời gian và sự chú ý của bố mẹ. Dần dà, điều này sẽ tạo nên rào cản giao tiếp vì chúng nghĩ mình không xứng đáng được phát ngôn. Mọi điều chúng suy nghĩ hay cảm nhận đều sẽ là những điều tiêu cực.

Việc một đứa trẻ thường xuyên bị chỉ trích và đánh giá sẽ dần cảm thấy mất đi hứng thú khi chia sẻ và giao tiếp với người khác. Điều này có thể gây ra tính tự bế và chứng sợ hãi xã hội. Mất đi tự tin và lòng tự trọng sẽ khiến đứa trẻ khó phát triển từ những ngày thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

> Những thời điểm nhạy cảm cha mẹ không nên mắng con 

> Phương pháp dạy con không cần đòn roi 

Theo Being Parent