Phương pháp dạy con không cần đòn roi là một trong những phương pháp dạy con hiện đại mà được các chuyên gia, bác sĩ công nhận và đưa vào tư vấn cho các bậc phụ huynh. Sau thời gian triển khai thì hầu hết các bậc phụ huynh công nhận những giá trị tích cực trong việc áp dụng phương pháp này để dạy trẻ. 

Hãy đồng hành cùng Kênh tuyển sinh để nắm bắt rõ về tác hại tiêu cực của phương pháp dạy con truyền thống và những giá trị tích cực mà các bậc phụ huynh đạt được trong cách dạy con bằng phương pháp không đòn roi nhé.

6 lời phụ huynh cần tránh để trẻ vượt qua nỗi sợ

6 lời phụ huynh cần tránh để trẻ vượt qua nỗi sợ

Khi trẻ đối diện với nỗi sợ hãi, cha mẹ nên là người đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ bình tĩnh và cùng trẻ giải quyết vấn đề. Hạn chế nói những lời gây tổn...

1. Tác hại của việc dùng đòn roi dạy con

Dạy con không đòn roi được nhiều người áp dụng bởi cách dạy truyền thống có rất nhiều tác hại như sau:

  • Tạo thói quen xấu cho trẻ. Khi không có đòn roi trẻ trở nên vô cùng ương bướng.
  • Gây đau đớn về thể xác.
  • Gây rối loạn về mặt tâm sinh lý dài lâu. Khiến trẻ tổn thương về mặt tinh thần.
  • Ảnh hưởng đến tình cảm giữa con cái và cha mẹ rất đáng kể.
  • Trẻ thường không dám bày tỏ, tâm sự với cha mẹ do lo sợ bị đánh.
  • Cho trẻ cảm thấy bạo lực là giải pháp tối ưu, có thể giải quyết tất cả. Khiến bé chỉ thích dùng bạo lực, không hiểu lý lẽ và không có sự cảm thông.

Những tác hại trên đã được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì thế mà các bậc phụ huynh cần ngừng ngay việc dạy con bằng bạo lực.

Tác hại dạy con bằng đòn roi

Tác hại dạy con bằng đòn roi

2. Vì sao trẻ con thường không nghe lời?

Có rất nhiều nguyên nhân trong việc trẻ không nghe lời bạn, có cả vấn đề khách quan lẫn bên trong trẻ. Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân trẻ không nghe lời để dạy con không đòn roi và có cách dạy tốt hơn.

Một số nguyên nhân chính trong việc trẻ không vâng lời:

  • Trẻ không thấy lời của bạn

Đôi khi bạn nói nhỏ hay bé đang quan tâm chuyện khác nên không thể nghe được lời bạn nói. Đừng vội vã kết luận con bướng bỉnh. Hãy hỏi bé có nghe bạn nói gì hay không hoặc lặp lại lời nói của bạn. Nếu trường hợp này xảy ra quá thường xuyên thì chúng tôi khuyên bạn nên cho trẻ đi kiểm tra về thính lực.

  • Trẻ không hiểu lời bạn nói

Não của trẻ em hoạt động khác với chúng ta. Bộ não chưa phát triển toàn diện thường không thể hiểu hết được tất cả những vấn đề. Đối với trẻ nhỏ, quá nhiều thông tin được đưa ra cùng lúc sẽ có thể không xử lý kịp. Cố gắng nói đơn giản hơn, ngắn gọn, đủ ý và hỏi trẻ có hiểu hoàn toàn không sẽ là cách giải quyết tốt cho bạn.

  • Trẻ không muốn làm theo bạn

Có đôi khi bạn sẽ trẻ làm một điều gì đó mà trẻ thật sự không muốn. Hãy đặt bản thân vào bé, thừa nhận cảm xúc của con mình trước khi ép buộc bé làm việc gì. Sau đó nhẹ nhàng giải thích cho con của bạn hiểu là nếu cha mẹ chỉ muốn tốt cho bé. Như vậy, bé sẽ vui vẻ nghe theo lời của bạn và có tính ngoan ngoãn và sự cảm thông.

Con trẻ ương bướng và không nghe lời của bạn không phải do những nguyên nhân trên? Hãy tìm hiểu một số cách dạy con không đòn roi ngay sau đây.

3. Phương pháp dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi là phương pháp không bạo lực về mặt thể xác lẫn tinh thần của bé. Nhiều người nhầm lẫn rằng phương pháp này sẽ nuông chiều và làm hư trẻ. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Có một số cách dạy con ngoan ngoãn nhẹ nhàng vô cùng hiệu quả. Những cách này sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tâm lý, tạo nên tiền đề tốt cho cuộc sống sau này.

Phương pháp dạy con không đòn roi

Phương pháp dạy con không đòn roi

  • Điều chỉnh cảm xúc bản thân, kiên nhẫn quan sát và dẫn dắt trẻ

Rất nhiều bậc phụ huynh mẹ sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực ra ngoài khi con không nghe lời. Muốn dạy con không đòn roi, trước tiên bạn cần tự kiềm chế cảm xúc bản thân.

Không nóng giận ngay lập tức mà hãy kiên nhẫn quan sát con trẻ. Sau đó dẫn dắt bé làm theo lời mình từng chút một để bé hiểu hết và có động lực nghe theo.

Ví dụ như: Thay vì bảo là “Con nhặt đồ chơi ngay” thì hãy dẫn dắt “Đồ chơi của con rơi trên sàn kìa, giờ phải làm sao đây?”. Khi nghe một lời nói động viên như vậy, trẻ sẽ tự động nghe theo bạn. Nếu còn còn chưa rõ, bạn có thể hướng dẫn con bỏ đồ vào thùng. Như vậy, những lần sau đó, bẽ sẽ tự động hiểu phải làm gì.

Để trẻ sẽ cảm thấy bản thân có nhiều quyền quyết định, được tin tưởng hơn sẽ khiến trẻ chủ động làm theo mong muốn của bạn. Phương pháp này áp dụng rất tốt cho những bé bướng bỉnh và thường xuyên không nghe lời.

Bạn cũng nên tự kiểm điểm bản thân xem có thể hiện thái độ tiêu cực hay trách sai con không. Như vậy, bạn sẽ kiểm soát tốt cảm xúc tốt hơn, thành công trong việc dạy con. Bạn là tấm gương cho con noi theo, nếu bạn làm tốt, bé sẽ phát triển tốt về mặt tâm lý hơn.

  • Lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm

Như đã nói ở trên, cách để dạy con không đòn roi mà vẫn ngoan ngoãn là bạn phải biết lắng nghe. Cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và lắng nghe lời của con mình. Khi bạn đã hiểu rõ được bé muốn gì, hãy thể hiện sự đồng cảm. Sau đó, từ tốn giải thích vì sao mà bạn lại yêu cầu khác với mong muốn của bé.

Hãy đặt bản thân vào vị trí của bé để hiểu được bé cần và mong muốn những gì. Dành thời gian nói chuyện, tìm hiểu và chia sẻ với bé mỗi khi có cơ hội cũng sẽ khiến bé yêu thương bạn nhiều hơn. Sự kết nối này sẽ giúp hình thành nên tính cách tốt cho trẻ. Giúp dễ dàng bước chân vào đời, được nhiều người yêu quý.

  • Dùng từ “nên” và “không nên”

Việc bạn yêu cầu không được làm gì đó sẽ khiến não bộ của trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin. Bạn chỉ nên hãy đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng cho bé và không dùng từ nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc tiêu cực.

Ví dụ như: Thay vì nói “Đừng vứt đồ chơi lung tung”, bạn hãy nói rằng “Con nên bỏ đồ chơi vào thùng đồ chơi cho gọn gàng nhé”.

  • Đặt ra khen thưởng và hình phạt rõ ràng

Việc đưa quy tắc rõ ràng sẽ giúp bạn trẻ hiểu rõ được bản thân nên làm gì. Với mỗi quy định, bạn cũng nên có những khen thưởng cũng như hình phạt phù hợp.

Luôn nhớ hình phạt phải đi đôi với khen thưởng. Mỗi khi bé làm đúng, bạn đừng tiếc lời khen nhưng cũng phải phạt nặng khi bé làm sai. Như vậy, bé sẽ có động lực nghe lời hơn.

Bên cạnh đó, khi bé thất bại, bạn không nên chỉ trích mà phải an ủi trước tiên. Khuyên bảo và chỉ dẫn để trẻ có thể làm tốt hơn vào những lần sau. Việc chỉ trích là một cách bạo lực tâm lý mà bạn cần tránh làm. Bởi điều này không khiến bé tốt hơn và chỉ làm bé không dám tiếp tục cố gắng.

Ở cách dạy con không đòn roi này cũng có một lưu ý nhỏ về hình phạt. Đôi khi hình phạt này hiệu quả với đứa trẻ khác chứ không phải là con của bạn. Hãy tìm hiểu và chọn hình phạt có đủ tính răn đe riêng dành cho con mình. Hình phạt phải có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau để bé biết rõ và tránh phạm sai lầm. Điều này sẽ giúp bé ngoan ngoãn và không bị nuông chiều thành tính xấu như tự cao.

Dạy con không đòn roi không phải đơn giản, đòi hỏi bậc phụ huynh phải cực kỳ kiên nhẫn. Việc dạy con là việc cả đời, hãy chăm lo cho bé đúng cách để bé phát triển tốt và toàn diện. Chúc bạn thành công trong việc nuôi dạy con mình! 

> Làm sao để dạy con biết quan tâm, chia sẻ với mọi người

> Tổng hợp 7 câu nói cha mẹ không nên nói với con trai

Theo Seoul Academy