Câu chuyện định hướng tương lai, định hướng nghề nghiệp cho con chưa bao giờ là câu chuyện lỗi thời trong nhịp sống hiện đại ngày nay.

Phương pháp dạy con rèn luyện sự tự tin

Phương pháp dạy con rèn luyện sự tự tin

Dạy con về sự tự tin là một trong những bài học vỡ lòng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần phải dạy con ngay từ thuở ấu thơ.

1. Chọn nghề cho con hay cho cha mẹ?

Hiểu đúng sở trưởng, đam mê và tình hình thị trường việc làm là những yếu tố cốt lõi để các bậc phụ huynh và con em mình không mắc sai lầm trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho các bạn trẻ.

Đối với học sinh lớp 12, chọn ngành nghề là một trong những quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai. Trong giai đoạn này, các bạn thường khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.

Chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, Trần Hồng Thắm, học sinh lớp 12 Trường THPT Yên Định 1 (Thanh Hóa), cho biết: “Mình đăng kí vào khoa Luật thuộc Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Bố mẹ cũng góp ý cho mình rất nhiều khi chọn ngành này, một phần bởi gia đình có người làm nghề nên cũng sẽ tốt hơn trong việc chia sẻ, phần khác thì do mình vẫn còn cảm thấy một chút mông lung và chưa rõ bản thân thật sự muốn gì, thích gì, nên mình đã quyết định nghe theo".

Hướng nghiệp cho con hay tạo áp lực cho con? - Ảnh 1

Hướng nghiệp cho con hay tạo áp lực cho con?

Không may mắn như Thắm, nhiều bạn trẻ có mong muốn theo một nghề nghiệp cụ thể, song không nhận được sự ủng hộ của cha mẹ. Thậm chí, họ phải chịu áp lực nặng nề, là thi vào trường nào, học nghề gì theo sự áp đặt của các phụ huynh.

Bạn Lê Nguyễn Huyền My (học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) chia sẻ: “Mình muốn chọn ngành liên quan đến Quản trị nhà hàng – khách sạn, nhưng bố mẹ mình thì phản đối gay gắt khi mình chọn ngành này và có cái nhìn 'tiêu cực' với nó. Bố mẹ ép mình phải theo ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin hoặc Ngân hàng, vì cả dòng họ mình không ai theo ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn. Trong khi, mình học ban xã hội (Ban C - Văn, Sử, Địa), mình biết bản thân mình yếu kém các môn tự nhiên khối A, B và không có năng lực ở lĩnh vực mà cha mẹ mong muốn. Mặc dù mình đã thuyết phục, học ngành này sau khi có bằng đại học, trau dồi thêm kiến thức về ngoại ngữ, thì có thể xin việc dễ dàng, nhưng cha mẹ vẫn kiên quyết, bảo thủ với suy nghĩ tiêu cực đó, đánh đồng ngành Nhà hàng – khách sạn gắn với nhậu nhẹt và bia ôm. Mình cảm thấy bất lực và chán nản trước quyết định đó của cha mẹ, nhưng lại không thể làm gì khác ngoài việc nghe theo".

2. Bố mẹ tự học “hướng nghiệp” cho con như thế nào?

2.1. Tìm hiểu về thị trường lao động nhiều hơn.

Khi chọn một ngành nghề cho con, việc làm đầu ra là yếu tố mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, sự quan tâm đó không được thể hiện bằng hành động cụ thể. Việc bố mẹ và các bạn trẻ không tìm hiểu rõ về nhu cầu nhân lực của thị trường thường dẫn đến việc mọi người bị cuốn theo những ngành nghề “hot”, vì vậy mà bỏ lỡ nhiều cơ hội tiềm năng. Các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến vấn đề này hơn, một cách nghiêm túc và trực quan. 

2.2. Tìm hiểu nghề nghiệp một cách thực tế hơn

Khi các bạn trẻ đang mơ mộng với “đam mê” của mình, bố mẹ cần là người giữ được tính thực tế để giúp các bạn chọn nghề chính xác hơn. Nhiều người trẻ hiện nay chọn nghề một cách rất mơ hồ, dẫn đến sự thất vọng khi thực tế học và làm nghề. Nỗi thất vọng ấy sẽ khiến người trẻ dễ rơi vào trạng thái “chán nản” và bỏ việc. Trong hoàn cảnh đó, điều bố mẹ cần làm chính là sống thực tế hơn bao giờ hết. Phụ huynh cần tìm hiểu rõ về thực tế nghề nghiệp hơn, dựa vào kinh nghiệm sống, hỏi han người trong nghề hay tìm kiếm thông tin trên các trang mạng,… Những thực tế đó sẽ vẽ ra một bức tranh chân thực hơn để các bạn trẻ nhìn nhận được vấn đề và chọn được nghề phù hợp với mình.

2.3. Khách quan trong cách giao tiếp

Hướng nghiệp với lứa tuổi này không phải là đưa ra một nghề nghiệp cụ thể, mà là xác định các thế mạnh kiến thức và kỹ năng của các bạn. Những thế mạnh đó chính là cơ sở để các bạn định hình được ngành học phù hợp với bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, để hiểu và cùng con cái chia sẻ vấn đề học hành, nghề nghiệp, đối với nhiều bậc cha mẹ, đó là điều rất khó khăn. Vấn đề mà các phụ huynh hay gặp phải nhất chính là “áp đặt suy nghĩ” của bản thân lên con cái. Mọi lý giải đều luôn có cùng một lý do:”Bố mẹ là người lớn, bố mẹ biết.” Chính sự thiếu khách quan đó tạo nên những mâu thuẫn ngầm trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Những lý giải thực tế, có lý lẽ và minh chứng cụ thể sẽ là cách “thuyết phục” hiệu quả nhất đối với những bạn trẻ trong độ tuổi học sinh. Đưa ra một lời khuyên hợp tình hợp lý chính là điều mà bố mẹ cần làm cho con mình trong hoàn cảnh như vậy.

2.4. Không quên dạy con những kỹ năng sống hằng ngày

Tâm sự với con cái nhiều hơn về cuộc sống chính là cách hiệu quả để bố mẹ giáo dục kỹ năng sống cho con mình. Thông qua những câu chuyện thực, phụ huynh cần dạy cho các bạn trẻ sự kiên nhẫn, và sự mạnh mẽ đối mặt với xã hội,… Những kỹ năng nhỏ này sẽ giúp tinh thần sống của các bạn thêm kiên cường và lạc quan. Chúng sẽ giúp các bạn không bị gục ngã khi gặp phải những khó khăn hay thất bại. Những bức tranh màu hồng thuộc về tuổi thơ, người trẻ bây giờ phát triển tư duy rất nhanh nhờ sự phát triển của công nghệ và kết nối xã hội. Vậy nên khi đến một độ tuổi nhất định, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn.

> Phương pháp dạy con nuôi dưỡng ước mơ

> 7 cách để giúp trẻ phát triển tính tự lập

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp