Bạn đã đặt một cuộc hẹn cho buổi phỏng vấn trên website của CampusFrance. Buổi phỏng vấn thường kéo dài khoảng 20 phút tại chính văn phòng của CampusFrance.
1. Nội dung phỏng vấn du học Pháp
Nội dung trong buổi phỏng vấn sẽ là các câu hỏi chủ yếu sẽ xoay quanh những thông tin bạn đã điền trên web của CampusFrance. Như: quá trình học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp đã làm, dự định học tập và dự định nghề nghiệp của bạn trong tương lai.
Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng các vấn đề để có những câu trả lời thông minh và thống nhất. Hãy cố gắng thể hiện cho họ thấy mong muốn đi du học ở Pháp thực sự của bạn. Bạn có thể phỏng vấn bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh (tùy chương trình học mà bạn chọn). Khi đi phỏng vấn, bạn phải mang theo bản gốc và bản dịch công chứng tất cả các giấy tờ cần thiết. Cuối buổi phỏng vấn Campusfrance. Bạn sẽ nhận giấy chứng minh đã trải qua buổi phỏng vấn. Và giấy này là bắt buộc trong hồ sơ xin thị thực (visa du học Pháp).
2. Những câu hỏi có thể gặp khi phỏng vấn
2.1 Câu hỏi về giới thiệu bản thân (Présentation générale)
Để bắt đầu, người phỏng vấn có thể đưa ra một số câu hỏi đơn giản để bạn tự giới thiệu bản thân như dưới đây:
- Pourriez-vous vous présenter? / Présentez-vous, s’il vous plaît! (Giới thiệu qua về bạn)
- Vous avez quel âge? (Bạn bao nhiêu tuổi)
- Quelle est votre date de naissance / Quel est votre lieu de naissance? (Ngày sinh của bạn )
- Quelle est votre profession? / Quel est votre métier? (Nghề nghiệp của bạn là gì)
- Quelle est votre adresse? / Où habitez-vous? (Bạn sống ở đâu?)
- Quels sont vos loisirs préférés? / Qu’est-ce que vous aimez? (Sở thích của bạn?)
- Quelles sont vos coordonnées? (telephone, adresse, mél) (Địa chỉ liên lạc của bạn : số điện thoại, mail)
Đôi khi bạn sẽ gặp những câu hỏi yêu cầu bạn phải trình bày sâu hơn về bản thân như:
- Qu’est-ce qui vous révolte dans la vie et comment y réagissez – vous? Điều gì làm bạn phẫn nộ hoặc kích động, trong trường hợp phẫn nộ đó bạn thường phản ứng như thế nào? Câu hỏi này để thử xem cách bạn điều chỉnh tâm lý và hành xử trong cuộc sống, bạn phản ứng với sự giận dữ của mình như thế nào? Câu hỏi này cũng để hiểu hơn về mối quan tâm của bạn đối với những vãn đề mà bạn quan tâm.
- Avez – vous déjà confronté à un échec et quelle leçon en avez – vous tiré? Bạn đã từng gặp những thất bại nào và bạn rút ra được bài học gì sau thất bại đó ?
- Citez une personalité publique qui vous inspire et pourquoi? Nhân vật công chúng nào khơi nguồn cảm hứng cho bạn hay có sức ảnh hưởng đến bạn nhất và tại sao?
- Quel trait de caractère vous definit le mieux? Parlez-moi d`une situation où il vous a été utile? Hãy nêu một tính cách đặc trưng nhất của bạn và hãy kể về một tình huống mà bạn thấy tính cách đõ hữu ích cho bạn.
Hãy có sự chuẩn bị cho những câu hỏi để buổi phỏng vấn xin visa du học Pháp thành công
Với câu hỏi này, bạn hãy nêu lên một điểm mạnh trong tính cách đã giúp bạn thành công trong một thời khắc quan trọng nào đó.
- Qu`est ce qui vous passionne dans la vie? Điều gì làm bạn say mê trong cuộc sống?
- Dans la vie de tous les jours, quelles sont les valeurs importantes pour vous? Et quelles sont celles indispensables dans le monde de l`entreprise? Bạn trân trọng những giá trị gì trong cuộc sống và theo bạn, những giá trị nào là không thể thiếu trong một doanh nghiệp?
2.2 Câu hỏi về năng lực học tập, trình độ học vấn, kinh nghiệm cá nhân (Formation antérieures et expériences)
Phần chắc chắn sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn sẽ là những câu hỏi liên quan đến quá trình học tập, cũng như kinh nghiệm cá nhân của bạn.
- Présentez votre parcours scolaire.
- Etes-vous diplômé? / En quelle année? (Bạn tốt nghiệp chưa? Năm nào)
- Quelle est votre université? / votre école? (Bạn học trường Đại học nào ?)
- Quelle est votre spécialité? / Qu’est-ce que vous avez fait comme études? (Chuyên ngành bạn theo học)
- Quelles sont les disciplines que vous apprenez à l’université? / dans votre département? votre faculté? (Bạn học khoa nào, môn học đã học)
- Quelles sont vos expériences dans le domaine X (Domaine d’études en France)? (Bạn đã có kinh nghiệm về chuyên ngành đã học)
- Avez-vous déjà une expérience internationale (voyages, culturelles….)?
- Avez-vous déjà une expérience professionnelle (que ce soit un stage, du bénévolat, un job d` été) et pouvez-vous me preciser ce qu`elle vous a apporté?
- Pouvez-vous me parler d`un projet marquant auquel vous avez participé (associatif, scolaire, extra-scolaire ..ect) et le rôle que vous y avez joué?
Có lẽ phần quan trọng chắc chắn bạn sẽ được hỏi đó là động lực theo học tại Pháp. Riêng phần này, bạn sẽ phải lưu ý cách trả lời. Hãy cho họ thấy động lực thật sự của bạn đối với chương trình học và con đường bạn chọn khi đến Pháp.
Bạn hãy chứng minh động lực thực sự được du học Pháp của bạn trong buổi phỏng vấn
2.3 Câu hỏi về dự định tương lai khi ở Pháp (Motivation pour les études en France)
- Quelle est votre motivation pour faire des études en France? / Pour quelles raisons avez-vous choisi la France? Comment vous y preparez -vous? (Động lực nào khiến bạn muốn du học Pháp và bạn đã chuẩn bị cho việc du học của mình như thế nào? )
- Qu’est-ce que vous étudiez en France? / Pourquoi choisissez-vous cette spécialité? / ce domaine? (bạn sẽ học gì tại Pháp?)
- Quelle formation allez-vous faire en France? (licence, master 1, 2, doctorat) / Quel est votre programme d’études? (Bạn muốn du học Pháp ở bậc nào” Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ)
- Pourquoi avez-vous choisi l’Université X? Que attendez-vous de cette université (Bạn đã chọn trường Đại học nào tại Pháp, tại sao? Bạn chờ đợi gì từ trường đại học này?)
- Comment prenez-vous contact avec cette université? (Làm thế nào để bạn liên lạc với trường)
- Pourquoi vous ne cherchez pas toute de suite de travail au Vietnam? Vì sao bạn không kiếm việc tại Việt Nam
- Quel est votre projet d’études en France? / Qu’est-ce que vous allez faire après les études en France ? / Quel est votre projet dans 5 ans? / Quel est votre projet professionnel? (Dự định học tập và nghề nghiệp của bạn ?
- Quelles difficultés envisagez-vous lors de vos études en France? Những khó khăn bạn có thể sẽ gặp khi đến Pháp
- Quels sont les avantages et les inconvénients de la vie d’étudiants étrangers en France? Bạn đánh giá về thuận lợi và bất lợi của 1 sinh viên nước ngoài khi học tập tại Pháp.
Bạn cũng có thể gặp những câu hỏi mang tính chuyên sâu về lĩnh vực bạn sẽ theo học hoặc những vấn đề thời sự mà bạn quan tâm như:
- Le mot ‘tourisme” est un terme générique. Que signifie-il pour vous? “Du lịch” là một khái niệm rất rộng, đinh nghĩa về ngành “du lịch” của bạn là gì?
- Pouvez-vous nous citer un fait d`actualité récente, francais ou international, qui vous a particulièrement marqué et pourquoi? Hãy nêu 1 sự kiện thời sự của Pháp hoặc quốc tế mà bạn ấn tượng nhất và giải thích tại sao.
3. Những lỗi khiến bạn trượt visa du học Pháp
Thông thường du học sinh thường mắc phải những lỗi sau đây khi xét duyệt hồ sơ xin Visa:
3.1 Chọn sai trường và nộp hồ sơ muộn
Khác với các nước khác bạn sẽ phỏng vấn với Campus Franch chứ không phỏng vấn với Đại sứ quán trước. Nên việc chọn sai trường sẽ khiến bạn bị từ chối nhập học và không cấp thư mời để xin Visa du học.
Ngoài ra nộp hồ sơ muộn thì người tuyển sinh sẽ có ấn tượng không tốt với hồ sơ của bạn. Nên trong vòng phỏng vấn của bạn sẽ không được ấn tượng tốt sẽ ảnh hưởng đến việc xét visa sau này.
3.2 Không đáp ứng được yêu cầu về năng lực và khả năng tiếng
Để học đại học tại Pháp bạn cần có chứng chỉ tiếng TCF > 350 hoặc bằng DELF từ B2 trở lên. Cộng thêm điểm trung bình GPA phải từ 6.5 trở lên.
Nếu không đủ yêu cầu vào khóa học khả năng từ chối Visa khá cao.
3.3 Hồ sơ xin visa sơ sài, không ấn tượng, chỉn chu
Đại sứ quán sẽ chú ý tới CV và Lettre de Motivation của bạn. Bạn sẽ ghi được điểm cao hơn trong quá trình xin visa với CV ấn tượng.
Ngoài ra một bộ hồ sơ kỹ càng đầy đủ thông tin, trình bày mạch lạc và ấn tượng. Sẽ mang lại thành công cho bạn trong quá trình xin Visa.
3.4 Thông tin hồ sơ thiếu trung thực
Đây là điều kiện tiên quyết trong xin visa du học ở bất cứ quốc gia nào.
Ngay cả khi hồ sơ học tập của bạn cực kỳ xuất sắc. Bạn vẫn có thể bị trượt visa nếu thông tin bạn cung cấp không chính xác.
Hãy khai báo thành thật, nếu có vấn đề không thể làm rõ ràng. Hãy xin lời khuyên từ đơn vị tư vấn du học uy tín để chuẩn bị hồ sơ của mình thật tốt bạn nhé!
Những lỗi như sai thông tin, sơ sài, thiếu trung thực,... là những lỗi phổ biến khiến bạn trượt visa du học Pháp
> Lời khuyên hữu ích khi săn học bổng du học Pháp
> Du học ngành Quản trị Kinh doanh tại Pháp và những điều cần biết
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp