Cha mẹ nào cũng đều muốn nuôi dạy những đứa trẻ có trách nhiệm. Vậy, làm thế nào để cha mẹ có thể dạy con chịu trách nhiệm về những lựa chọn của chúng?
1. Chỉ con biết thế nào là có trách nhiệm
Trước tiên, cha mẹ hãy chứng minh cho con thấy làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ nhỏ. Chẳng hạn, nếu con trai bạn muốn ăn vặt, hãy hỏi con xem quả táo đó lấy từ đâu ra và trước khi ăn cần phải rửa sạch, hoặc con gái bạn có thói quen luôn ném quần áo bẩn trên sàn, hãy làm một bảng thông báo gắn trong phòng con và yêu cầu những công việc mà bạn mong đợi con hoàn thành.
Trước tiên, cha mẹ hãy chứng minh cho con thấy làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ nhỏ
2. Dạy con biết phân biệt đúng sai
Đôi khi, chính trẻ không biết được hành vi của mình là sai nên trẻ cũng không chịu thừa nhận lỗi lầm của mình. Chính vì vậy, bạn cần phải dạy trẻ biết phân biệt đúng, sai. Bé cần được giáo dục về hành vi và những điều đúng điều sai trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bé hiểu ra và biết được hành động của mình là sai hay đúng để có thể tự mình nhận lỗi lầm. Bài học đầu tiên bạn nên dạy bé là phải luôn luôn biết nói cảm ơn với người khác khi nhận được sự giúp đỡ từ họ. Và hành vi vô lễ với người lớn là sai, bé cần phải luôn luôn lễ phép với những người lớn xung quanh bé.
Để có thể dạy được bé phân biệt đúng sai, bố mẹ không những phải luôn nhắc nhở con mà cũng cần quan sát và làm gương cho con để con ghi nhớ và học hỏi theo bố mẹ. Bạn cũng cần phải luôn luôn là người bố người mẹ công tâm, đứng ra chỉ cho con lỗi sai trong các hành vi ứng xử của con và yêu cầu con nên nhận lỗi cho hành vi sai đó.
3. Dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề
Khi con cố gắng đổ lỗi cho người khác về những sai lầm và vấn đề của mình, cha mẹ hãy chuyển sự tập trung trở lại vào những lựa chọn của trẻ trong cách con phản ứng. Ví dụ, khi trẻ nói: “Con bị điểm kém trong bài tập vì giáo viên không giải thích cách làm”. Lúc đó, phụ huynh hãy hỏi: “Con có thể làm gì với điều đó?”. Tiếp theo, cha mẹ cần nói về cách con có thể yêu cầu làm rõ hoặc tìm kiếm sự trợ giúp, thay vì đổ lỗi cho giáo viên bởi điểm số kém.
“Điều quan trọng là con có thể nhận ra rằng, mình có các lựa chọn trong cách phản ứng. Nếu em gái đá con, trẻ không nên đánh em. Thay vào đó, con có thể yêu cầu giúp đỡ, bảo em gái dừng lại hoặc tự thoát khỏi tình huống này. Hãy dạy con rằng, đối với bất kể điều gì xảy ra xung quanh, đến cuối cùng, con vẫn là người phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn của bản thân”, bà Amy Morin cho biết.
Khi con cố gắng đổ lỗi cho người khác về những sai lầm và vấn đề của mình, cha mẹ hãy chuyển sự tập trung trở lại vào những lựa chọn của trẻ trong cách con phản ứng
4. Nhấn mạnh việc học từ sai lầm
Bên cạnh đó, phụ huynh được khuyến khích dạy con rằng, sai lầm là một cơ hội học hỏi. Khi trẻ coi sai lầm là cách giúp chúng học hỏi, con sẽ ít có khả năng cố gắng che đậy lỗi của mình hoặc đổ trách nhiệm cho người khác. Phụ huynh cần cho trẻ thấy rằng, phạm sai lầm không phải là xấu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải học hỏi từ những sai lầm đó để bản thân không lặp lại lỗi sai.
Cũng theo nữ chuyên gia này, phụ huynh không nên quên đưa ra những lời khen ngợi con vì đã nói sự thật hoặc chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Khi trẻ nói những câu như: “Con sẽ không đánh em nếu em không làm con nổi điên”, cha mẹ cần nhẹ nhàng nhắc trẻ. Phụ huynh hãy giải thích để con hiểu rằng, không ai bắt con làm bất cứ điều gì. Vì vậy, con hãy tự chọn cách mình cư xử. Sau đó, khi trẻ bình tĩnh, cha mẹ hãy nói về những điều con có thể làm khác đi trong lần tiếp theo nếu tình huống đó tái diễn.
5. Động viên và khen ngợi trẻ khi trẻ biết nhận lỗi
Việc nhận lấy lỗi lầm của mình không phải dễ dàng gì, vì vậy bé xứng đáng nhận được một lời khen mỗi lần bé biết nhận lỗi lầm của mình. Bạn hãy luôn luôn ở bên để khích lệ, động viên con mỗi lần con nhận lỗi sai để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi nói ra lời xin lỗi.
Bạn hãy luôn đưa cho con những ví dụ về những người lớn cũng đôi khi mắc phải sai lầm và họ đã hành xử ra sao khi biết mình mắc lỗi lầm đó và mọi người đã phản ứng thế nào sau khi nhận được lời xin lỗi từ người đó.
Bạn không cần phải lúc nào cũng khen bé, tuy nhiên hãy chỉ cho bé rằng nói thật là điều nên làm để bé tự giác nói thật.
6. Bố mẹ chính là tấm gương để con noi theo
Trẻ con rất dễ học theo những điều chúng thấy hàng ngày. Đặc biệt, khi con còn nhỏ, con luôn cho rằng bố mẹ chính là người mình đáng học hỏi nhất. Chính vì vậy mà bé luôn luôn quan sát và học theo những gì mà cha mẹ làm hàng ngày. Nếu khi cha mẹ phạm lỗi nhưng cả hai lại không chịu nhận lỗi lầm mà cứ đổ thừa cho nhau sẽ khiến bé cảm thấy rằng bản thân không có trách nhiệm phải nhận lấy lỗi lầm về mình và sẽ chối bỏ trách nhiệm như những gì cha mẹ đã làm.
Vì bố mẹ đã luôn dạy con phải biết nhận lỗi và xin lỗi thì chính bố mẹ cũng phải là người nhận lỗi khi làm sai. Kể cả việc bạn là người lớn hơn trong gia đình thì việc nói lời xin lỗi với con khi bạn phạm sai lầm cũng là điều nên làm.
> Phương pháp dạy con yêu lao động
> Nên dạy con học nấu ăn từ sớm hay không?
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp