Lương thưởng là mối quan tâm của hầu hết những người đi làm. Thế nhưng, đứng trước nhà tuyển dụng, không ít người cảm thấy ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề này. Hãy cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu xem làm cách nào để bạn có thể đàm phán mức lương mong muốn với nhà tuyển dụng một cách chuyên nghiệp nhé!

Những điều ứng viên cần làm sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn

Những điều ứng viên cần làm sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn

Khi quá trình phỏng vấn kết thúc, ứng viên cần gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng, đồng thời gửi các tài liệu bổ trợ, chẳng hạn như công việc từng nêu trong cuộc...

1. Đàm phán lương (deal lương) là gì?

Đàm phán lương (hay deal lương), là sự thương lượng về mức lương, những khoản phụ cấp và phúc lợi mà nhà tuyển dụng sẽ chi trả cho ứng viên khi làm việc tại công ty. Bước này thường nằm ở phần cuối trong buổi phỏng vấn, ý kiến sẽ được đưa ra và thảo luận giữa cả hai bên cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng sau khi ứng viên và nhà tuyển dụng đã giải đáp các vấn đề công việc khác.

2. Tại sao phải deal lương?

Nếu không ứng cử với vai trò tình nguyện viên, không ai mong muốn bản thân phải lao động không công hay được trả một mức lương quá thấp. Việc deal lương là một hành động thực tế để bạn thể hiện giá trị của bản thân với công ty hoặc thể hiện sự hài lòng với mức sẽ được trả. Khi không phải bận tâm về tiền lương, bạn sẽ dốc lòng làm việc cũng như sớm xây dựng được kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân.

Kỹ năng đàm phán lương: Những điều bạn nên học - Ảnh 1

Đàm phán lương là một kỹ năng cần thiết cho người đi làm

3. Làm sao để đàm phán lương thành công?

Để có thể đàm phán lương một cách thành công, ứng viên cần xây dựng một chiến lược đàm phán với 4 bước:

Tìm hiểu trước các thông tin và trả lời các câu hỏi

Trước khi phỏng vấn, bạn cần nắm rõ các công việc mình sẽ làm. Hãy thử tìm hiểu mức lương thị trường cho vị trí bạn đang quan tâm trung bình là bao nhiêu. So sánh thử mức lương đề xuất từ phía công ty với mức lương thị trường là bằng, cao hay thấp hơn. So với mức lương của công việc cũ, bạn thấy mức lương cho công việc mới này có xứng đáng hay không? Có thể cùng một tính chất công việc, thế nhưng vị trí mới có thể áp lực hơn, khối lượng làm việc cao hơn, đây sẽ là cơ sở để bạn có thể yêu cầu một mức lương trả bạn cho là tương xứng. Ngoài ra, bên cạnh đó bạn cũng cần quan tâm mức thưởng và các phúc lợi kèm theo trong công việc. Một công ty có lương khởi điểm chưa cao nhưng các phúc lợi tốt, thưởng nhiều và xét tăng lương định kỳ vẫn là một lựa chọn tuyệt vời.

Xác định các căn cứ, luận điểm và luyện tập trước cho buổi phỏng vấn

Sau khi có các thông tin cho vị trí tuyển dụng, bạn cần trả lời một số câu hỏi cho bản thân. liệu bạn đã có nhiều kinh nghiệm làm việc? Bạn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu và hoàn thành xuất sắc công việc được giao hay chỉ giải quyết chúng theo một cách bình thường? Bạn có thể đóng góp cụ thể điều gì cho công ty? Nên nhớ năng lực của bạn mới chính là cơ sở để bạn đàm phán cùng nhà tuyển dụng về vấn đề lương bổng. 

Để có thể tự tin hơn, bạn hãy thử diễn tập một kịch bản phỏng vấn. Nhờ một người thân thiết hoặc có kinh nghiệm đóng vai người tuyển dụng và để họ hỏi những câu hỏi có thể xảy ra. Đây sẽ là một điều tuyệt vời để giúp bạn luyện phản xạ ghi nhớ các luận điểm của bản thân cũng như điều chỉnh các thái độ phù hợp.

Thái độ trong lúc phỏng vấn

Ngày phỏng vấn đã đến, bạn bước vào căn phòng với sự tự tin và đầy đủ sự chuẩn bị. Hãy nở một nụ cười chuyên nghiệp và bình tĩnh trả lời các câu hỏi. Quan sát tình hình buổi phỏng vấn để cân nhắc việc deal lương. Liệu các yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra bạn có thể đáp ứng hoàn hảo hay chỉ một phần? Nếu cảm thấy tự tin, hãy mạnh dạn bày tỏ rằng bạn muốn mức lương cao hơn đề xuất. Còn nếu cảm thân bản thân chưa quá xuất sắc thì hãy đưa ra một mức lương tương xứng. Thông thường, khi chuyển sang một vị trí mới, ứng viên có thể đề xuất tăng từ 10-30% so với mức lương trước đây của bản thân hoặc 10-20% mức lương được đề xuất

Kỹ năng đàm phán lương: Những điều bạn nên học - Ảnh 2

Mức lương bạn có thể đàm phán với nhà tuyển dụng có thể tăng khoảng 10-20%

Trên thực tế, những nhà tuyển dụng đầy kinh nghiệm rất dễ dàng thuyết phục được ứng viên với nhiều lý lẽ. Hành động này hòng giảm mức lương của bạn xuống mức thấp nhất để tiết kiệm chi phí cho nhân sự của công ty. Bạn cần bình tĩnh và ghi nhớ những luận điểm của bản thân. Tuy nhiên, hãy cư xử chuyên nghiệp, việc bạn cần là tỏ ra tự tin chứ không phải tự cao. Hãy bày tỏ quan điểm một cách mạch lạc và lịch sự, đừng khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu khi phải phỏng vấn bạn.

Các điều cần tránh khi đàm phán lương

Đừng nói quá nhiều yêu cầu về quyền lợi. Trong suốt buổi phỏng vấn, bạn có thể đặt các câu hỏi khéo léo về thưởng KPI, các phúc lợi, phụ cấp,... để có các thông tin tổng quát rồi đưa ra các yêu cầu còn lại. Việc nói nhiều về các phần lợi cho bản thân sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang quá nhấn mạnh bạn là người chỉ biết nhận mà không chịu cho đi.

Đừng chủ động nói về mức lương cũ. Chỉ khi nhà tuyển dụng hỏi bạn mới nên khéo léo trả lời chúng. Nếu nhà tuyển dụng biết được có thể mức lương mới cao hơn nhiều so với mức lương cũ của bạn, một trong số họ có thể suy nghĩ hạ mức lương xuống thấp hơn đề xuất mà vẫn khiến bạn hài lòng.

Kỹ năng đàm phán lương: Những điều bạn nên học - Ảnh 3

Đừng chủ động nhắc về mức lương cũ với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Đừng hỏi thẳng ra rằng: “Mức cao nhất tôi có thể nhận được là bao nhiêu?”. Thay vào đó, bạn nên tập trung đàm phán các mức thưởng. Mỗi một công ty sẽ có mức tiền thưởng khác nhau, có công ty thưởng một đến tháng, nhưng cũng có công ty thưởng lên đến bốn hoặc sáu tháng. Trong trường hợp này, bạn cần tìm hiểu kỹ và có thể đàm phán mức lương theo năm thay vì theo tháng để phù hợp với ngân sách của công ty.

Trên đây là một số cách giúp bạn thỏa thuận thành công mức lương mong muốn. Hy vọng bài viết Kỹ năng đàm phán lương: Những điều bạn nên học mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích và hiệu quả.

> Bỏ túi những từ vựng Tiếng Anh được sử dụng nhiều khi đi phỏng vấn 

> Hướng dẫn viết Email khi bị nhà tuyển dụng từ chối 

Theo Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh