Trong những cuộc phỏng vấn yêu cầu sử dụng Tiếng Anh, bên cạnh khả năng nói lưu loát , việc dùng vốn từ chuẩn xác cũng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
1. Tính từ miêu tả tính cách
Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đang tìm hiểu xem bạn sẽ phù hợp hay không phù hợp với đội ngũ hiện tại của họ. Vì vậy, đây là thời gian bạn cho họ thấy mình là ai và tại sao lại là người tuyệt vời để làm việc cùng. Dưới đây là một số tính từ để sử dụng:
- Easy-going: Thoải mái, dễ hòa đồng.
- Hard-working: Chăm chỉ, không lười biếng.
- Committed: Trung thành với một dự án hoặc ai đó.
- Trustworthy: Đáng tin cậy, có thể dựa vào.
- Honest: Trung thực, luôn nói sự thật.
- Focused: Tập trung, không dễ bị phân tâm.
- Methodical: Có phương pháp làm việc một cách hợp lý.
- Proactive: Chủ động, luôn thực hiện các bước để hoàn thành nhiệm vụ mà không cần giám sát.
Ví dụ, bạn có thể nói: "T'm a/an easy-going person/employee/worker".
Nếu muốn nhấn mạnh hơn vào tính cách nào đó, bạn có thể dùng thêm các từ như "very" (rất), "extremely" (cực kỳ), "really" (thực sự). Chẳng hạn "I'm very trustworthy" hay "I'm an extremely focused employee".
Mô tả điểm mạnh
Nhà tuyển dụng cũng muốn biết bạn mạnh về cái gì và tại sao bởi công việc bạn đang ứng tuyển đòi hỏi những kỹ năng nhất định. Một số điểm tích cực mà các nhà quản lý muốn tìm kiếm bao gồm:
- Organization: Kỹ năng tổ chức.
- The ability to multitask: Khả năng đa nhiệm (giải quyết nhiều nhiệm vụ).
- Perform to a deadline: Thực hiện đúng kỳ hạn công việc.
- Solve problems: Giải quyết vấn đề.
- Communicate well: Giao tiếp tốt.
- Work in an international environment and with people from all over the world: Làm việc trong môi trường quốc tế và với mọi người từ khắp nơi trên thế giới.
- Speak foreign languages: Nói tiếng nước ngoài.
- Enthusiasm: Hăng hái, nhiệt tình.
Bạn có thể sử dụng một số cụm từ như "I'm good at" (Tôi giỏi ở...),"I'm skilled at multitasking/working under pressure" (Tôi có kỹ năng đa nhiệm/chịu áp lực tốt).
Sử dụng Tiếng Anh lưu loát khi phỏng vấn sẽ làm nhà tuyển dụng ấn tượng
2. Miêu tả kinh nghiệm
Nếu từng làm ở một vài nơi trước khi xin việc ở chỗ này, tùy vào vị trí công việc ứng tuyển, bạn có thể sử dụng một số cấu trúc dưới đây để mô tả kinh nghiệm:
- I have five years' experience as a teacher. (Tôi có 5 năm kinh nghiệm làm giáo viên).
- I worked in retail for seven years and was promoted to manager in my second year. (Tôi làm việc trong ngành bán lẻ đã 7 năm và được thăng chức lên quản lý vào năm thứ hai).
- I studied at the University of Queensland. (Tôi đã học tại Đại học Queensland).
- I worked for Anderson and Assoc. as a lawyer. (Tôi làm việc cho Anderson and Assoc. như một luật sư).
Kinh nghiệm làm việc có thể đã được chỉ ra trong CV nhưng bạn cũng nên tận dụng cơ hội ở buổi phỏng vấn để thảo luận về những gì đã ghi trong đó và cung cấp cho nhà tuyển dụng nhiều chi tiết hơn.
3. Miêu tả định hướng
Có thể là bạn muốn làm công việc này vì muốn tích luỹ thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, học kỹ năng cụ thể nào đó, tin rằng bạn rất phù hợp với công ty hoặc đặc biệt tôn trọng họ. Những cách diễn đạt dưới đây có thể giúp bạn:
- I'm looking to further my skills as a childcare worker. (Tôi đang tìm cách nâng cao các kỹ năng của mình như một nhân viên chăm sóc trẻ).
- I'm want to further my career in physiotherapy. (Tôi muốn tiếp tục sự nghiệp của mình trong ngành vật lý trị liệu).
- I believe your company is an important player in its industry. (Tôi tin rằng công ty của bạn có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp của nó).
- I feel my skills set is a perfect fit for your team and I can contribute by... (Tôi cảm thấy bộ kỹ năng của mình rất phù hợp với nhóm của bạn và tôi có thể đóng góp bằng cách...).
Hãy cố gắng để nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự có khả năng và phù hợp với vị trí họ đang cần. Tất nhiên, bạn không nên nói quá.
Theo VnExpress