Trong quá trình phát triển sự nghiệp, có những lúc thăng lúc trầm, có những lúc được thăng chức thì cũng có lắm lúc bị giáng chức. Vậy khi bị giáng chức thì nên làm gì?

Mới ra trường thì có nên đòi hỏi lương cao?

Mới ra trường thì có nên đòi hỏi lương cao?

Sau khi tốt nghiệp THPT hoặc đại học thì các bạn học sinh, sinh viên chính thức bước vào thị trường lao động. Với nhiều cám dỗ, các bạn liệu có nên đòi hỏi lương...

1. Đón nhận tin dữ

Bạn có thể bị giáng cấp bởi nhiều lý do như: cắt giảm bớt vị trí trùng lặp sau khi sáp nhập công ty, tái cơ cấu bộ máy nhân sự, sắp xếp lại công việc để xử lý tình trạng hiệu suất thấp, hoặc tệ nhất là do bạn kém năng lực, không đạt yêu cầu... Với mọi trường hợp, có lẽ trong lòng bạn đều vẫn luôn là sự thất vọng, mất mát, lo lắng và cảm giác bị tổn thương lòng tự trọng.

Trong tất cả những việc cần làm khi đón nhận tin không vui, điều quan trọng hàng đầu chính là đối diện với cảm xúc của bản thân. Mọi thứ đều có thể để sau, riêng cảm xúc bạn phải làm chủ ngay lập tức, trước khi gây nên những sai lầm đáng tiếc. Đối diện nghĩa là bạn nhận thức tình hình và hành xử thích hợp.

Tất nhiên là cảm xúc đang dâng trào của bạn cần được giải toả. Chắc hẳn bạn rất muốn gào to lên, đập bàn ghế hoặc trách cứ ai đó. Lời khuyên là đừng bao giờ cố gạt bỏ cảm xúc này sang một bên, bởi nó sẽ bật ra vào lúc không ngờ nhất, khiến bạn bối rối và làm hình ảnh bạn càng thê thảm, kém chuyên nghiệp hơn thôi. Cũng đừng “giận cá chém thớt” mà trút sự bực dọc lên sếp hay đồng nghiệp. Hãy cho phép cảm xúc bộc lộ ở nơi an toàn và riêng tư, thậm chí nếu bạn muốn khóc thì hãy cứ khóc! Khoa học đã chứng minh rằng nước mắt không hề xấu, nó có thể giúp bạn cân bằng lại tâm trạng, bớt buồn đau, bớt giận dữ.

Khi bị giáng chức thì nên làm gì? - Ảnh 1

Khi bị giáng chức thì nên làm gì?

2. Tìm sự động viên và chia sẻ

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ hợp lý từ gia đình hoặc bạn bè. Bị giáng cấp là một nỗi đau, vì cảm giác bị từ chối, giảm tín nhiệm, không ghi nhận nỗ lực. Hãy liên lạc với những người bên ngoài công việc mà bạn tin tưởng và nể trọng để kể lại sự việc. Mục đích không phải nhằm lên án công ty hay tìm đồng minh bênh vực cùng bạn chửi bới “cuộc sống bất công”, mà là có thêm sự tham khảo và tư vấn cần thiết để có thể ứng xử với lời chỉ trích trong trường hợp ai đó lợi dụng tình huống để khích bác bạn chẳng hạn. Nên cần tìm những người thâm trầm, chín chắn, khách quan rồi chia sẻ và lắng nghe họ tư vấn, khuyên nhủ. Ngay cả khi thông tin mù mờ đến nỗi người thân không thể giúp bạn tìm ra được hướng đi tích cực thì sau thời gian trút nỗi lòng, bạn cũng sẽ bình tĩnh lại. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể tự mình cân nhắc và giải quyết vấn đề.

3. Tìm hiểu nguyên nhân thất bại

Nếu bạn gặp thất bại trong công việc, trước tiên bạn phải tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn thất bại. Đó là cách để bạn khắc phục những thiếu sót, sai lầm của mình và không vấp phải nó một lần nữa trong công việc. Nhiều người thất bại trong công việc mà không biết lý do tại sao? Khi đó, bạn liền đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đó chỉ là sự chống chế vô căn cứ.Bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai về sự thất bại của mình. Vì bạn sẽ không học hỏi được gì từ những sai lầm đó. Phải biết chấp nhận thất bại để đi lên từ nó, xem nó là một bài học quý cho bản thân. Sai lầm là vô giá, hãy nghiên cứu chúng, học hỏi và tận dụng chúng, chắc chắn bạn sẽ thành công.

4. Rút ra bài học kinh nghiệm quý báu

Đừng bao giờ để những thất bại trong quá khứ ám ảnh bạn suốt một thời gian dài. Vẫn còn rất nhiều cơ hội đang chờ đón bạn ở phía trước. Hãy đứng dậy để nắm bắt ngay những cơ hội vàng này thay vì cứ mãi than thở về những sai lầm đã qua. Những lời khuyên từ sếp và các đồng nghiệp thân cận sẽ giúp bạn nhận ra mình đã phạm sai lầm ở đâu và nên làm gì để tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Và bạn cũng không nên đổ thừa thất bại của mình cho bất kỳ ai khác.

5. Đứng lên và vững bước

Người ta vẫn nói: “Thất bại là mẹ của thành công”, nếu bạn thất bại ở đâu bạn đứng lên ở đấy. Bởi vì, cuộc đời chẳng bao giờ có ngõ cụt, trong công việc cũng vậy. Có chăng cái khác đó chính là cái cách mà bạn giải quyết thất bại đó như thế nào mà thôi. Bạn hãy đứng dậy và tìm ra hướng giải quyết; hãy bình tĩnh và sáng suốt để tìm ra phương án khắc phục tốt nhất cho sai lầm của bạn. Có vấp ngã, có đớn đau nhưng hãy biến vết đau đó thành sức mạnh cho những bước đi tiếp theo thì bạn sẽ thành công thôi.

Có lẽ bạn đã biết nhưng lại quên rằng, bị giáng chức chưa phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp. Đó chỉ là nốt trầm trong bản nhạc cuộc đời bạn mà thôi. Nếu bạn làm việc hiệu quả hơn thì trong tương lai không xa, bạn sẽ có cơ hội để trở lại vị trí ban đầu hoặc may mắn hơn sẽ được thăng chức ở một vị trí khác đấy!

6. Cân nhắc trước khi bắt đầu bất cứ việc gì

Nhiều người do quá hấp tấp, nóng vội mà mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Do đó, đứng trước mọi việc, bạn cần tỉnh táo để tìm cho mình con đường đúng đắn nhất. Hãy tìm hiểu kỹ mọi việc rồi mới đi đến quyết định. Bạn không nên bỏ qua bất kì điều gì dù là nhỏ nhất. Hãy lấy thất bại lần trước để nhắc nhở mình phải luôn thận trọng.

Các bạn ạ, đừng bao giờ bỏ rơi thất bại khi bạn đã vượt qua mà hãy lượm nhặt nó lại như một vật báu cuộc đời, có những lúc chúng ta sẽ cần đến nó như chìa khóa của cánh cửa thành công. Đằng sau sự thất bại là cánh cửa mở ra sự thành công, Vì thế hãy tự tin đứng lên và bước tiếp, tới cuối con đường và mỉn cười thật tươi.

> Nên lựa chọn công việc lương cao hay công việc phù hợp?

> Khi kí hợp đồng lao động thì bạn cần chú ý điều gì?

Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh