Hợp đồng lao động đóng vai trò quan trọng khi bạn làm việc ở bất cứ công ty nào. Nếu bạn không để ý, bạn có thể mất các quyền lợi trong công việc vì vậy sau đây là những lưu ý bạn nên biết khi kí hợp đồng lao động.

Khi kí hợp đồng lao động thì bạn cần chú ý điều gì? - Ảnh 1

Những điều có thể bạn không biết về hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động hiện nay gồm mấy loại?

Hiện nay, hợp đồng lao động chỉ gồm 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Các loại hợp đồng này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động như sau:

Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy, hợp động lao động được phân loại dựa trên thời hạn của hợp đồng, từ đó phân thành loại có thời hạn hoặc không có thời hạn. Trong đó, với loại hợp đồng lao động có thời hạn thì thời hạn tối đa được thỏa thuận là 36 tháng, tương đương 03 năm.

Người lao động và người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào nhu cầu về thời hạn làm việc đối với công việc đang tuyển dụng mà lựa chọn loại hợp đồng lao động phù hợp.

2. Nội dung hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu như sau:

Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

Công việc và địa điểm làm việc;

Thời hạn của hợp đồng lao động;

Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

Chế độ nâng bậc, nâng lương;

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

3. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về thời gian thử việc.

Căn cứ theo điều 27 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian thử việc:

Điều 27. Thời gian thử việc

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.”

Thứ nhất, cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về thời gian thử việc

Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên.

30 ngày đối với trình độ trung cấp.

6 ngày đối với các công việc khác.

Thứ hai, cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về lương thử việc

Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.

Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ.

Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức, ví dụ lương chính thức 10 triệu thì lương thử việc ít nhất là 8.5 triệu.

Thứ ba, cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về thời hạn trước khi kết thúc thử việc

Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc.

Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.

Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

Nếu vi phạm quy định về thử việc doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 95/2013:

Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

4. Chú ý mức lương trong hợp đồng

Trong quá trình phỏng vấn, bạn sẽ được thông báo mức lương theo một trong hai phương án: mức lương gross hoặc net. Lương gross là tổng thu nhập của người lao động gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, … trong đó có cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Lương net là số tiền người lao động nhận được sau khi đã trừ hết các loại khoản chi phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân.

 Nhiều khi, doanh nghiệp sẽ thuyết phục bạn ký hợp đồng với mức lương thấp hơn mức bạn sẽ được nhận để giảm mức đóng các loại phí bảo hiểm. Với hình thức này, số tiền thực nhận hàng tháng của bạn (lương net) có thể cao hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đóng mức bảo hiểm càng cao, quyền lợi của người lao động sẽ càng được đảm bảo trong những trường hợp như thất nghiệp, nghỉ thai sản,… Vì vậy, bạn nên hiểu rõ bản chất của những đề nghị như vậy để có những quyết định phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về giấy tờ, bằng cấp của người lao động.

   Căn cứ theo điều 20 và điều 183 Bộ luật lao động 2012 quy định:

   Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

    Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

“1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.”

    Vậy người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

    Nếu vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động ( căn cứ theo điều 5 nghị định 59/2013/NĐ-CP)

5. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về tiền lương làm thêm giờ

    Căn cứ theo điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định:

    Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

   Vậy người lao động cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về vấn đề tiền làm thêm giờ.

Ngày thường = 150% lương.

Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương.

Ngày lễ, Tết = 400% lương.

   Với tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

Ngày thường = 210% lương.

Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.

Ngày lễ, Tết = 490% lương.

    Nếu người sử dụng lao động không trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

6. Khi có tranh chấp, người lao động nên làm gì? 

Trong quá trình làm việc, tranh chấp về quyền lợi và trách nhiệm thực hiện theo đúng hợp đồng lao động diễn ra khá phổ biến. Bị công ty nợ lương, bị cho nghỉ việc đột ngột, bị phạt/trừ lương vô lý hay quấy rối tại nơi làm việc là một số tranh chấp thường gặp. Trên lý thuyết, nếu người lao động thu thập đủ chứng cứ rằng doanh nghiệp đã vi phạm các điều khoản hợp đồng và luật lao động, người lao động có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục khởi kiện khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, nếu có thể, người lao động nên chọn cách trao đổi với bên sử dụng lao động và hòa giải nội bộ nếu xảy ra tranh chấp. 

Từ kinh nghiệm nghiệp vụ và cá nhân của mình, luật sư Hùng đưa ra lời khuyên tới các bạn sinh viên: “Đừng im lặng. Các bạn hãy giao tiếp rõ ràng bằng văn bản như email hay thư góp ý với doanh nghiệp khi có vấn đề tranh chấp. Điều này vừa cho thấy thiện chí muốn cải thiện vấn đề của bạn, vừa có lợi hơn cho bạn trong quá trình hòa giải hoặc làm chứng trước tòa.” 

Những điều bạn cần biết về lương khoán

Khi kí hợp đồng thời vụ thì bạn cần chú ý điều gì?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp