Bước chân vào thị trường lao động thì bạn cần phải hiểu về nhiều vấn đề khác nhau, một trong số đó là lương thưởng. Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu về một trong các loại lương: lương khoán nhé!
1. Định nghĩa về lương khoán
Lương khoán là một thuật ngữ quen thuộc đối với các doanh nghiệp hợp tác thời vụ hoặc với người lao động làm việc theo hình thức freelancer. Với hình thức trả lương khoán thì đây là hình thức người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019. Ngoài ra, hình thức trả lương khoán là một trong những hình thức được pháp luật công nhận và hoàn toàn hợp pháp về các mặt đính kèm trong bộ luật.
Theo Bộ luật Lao động 2019 thì lương khoán là hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc mà người lao động kí kết với doanh nghiệp. Do vậy, lương khoán sẽ được áp dụng cho các công việc mang tính chất tạm thời hoặc thời vụ đấy!
Những điều bạn cần biết về lương khoán
2. Các loại hợp đồng giao khoán
Trên thực tế khi đi vào công việc thì sẽ phát sinh tương đối nhiều trường hợp. Do vậy, hợp đồng giao khoán sẽ được hiểu là sự thỏa thuận của 2 bên miễn là nhận được sự đồng ý của các bên và theo đúng Bộ luật Lao động.
Ngoài ra, bạn sẽ thường thấy có 2 loại hợp đồng khoán phổ biến nhất được áp dụng tại Việt Nam: hợp đồng giao khoán công việc toàn bộ và hợp đồng giao khoán công việc từng phần.
2.1. Hợp đồng giao khoán công việc toàn bộ
Khi ký kết hợp đồng này thì đồng nghĩa với việc bên giao khoán sẽ trả cho bên nhận khoán tất tần tật các chi phí liên quan để hoàn thành công việc. Phải kể đó là chi phí cơ sở vật chất, chi phí nhân công và các chi phí phát sinh khác mà có thể giúp bên nhận khoán thực hiện được công việc một cách toàn diện nhất.
Ngoài ra, các khoản tiền trên sẽ được ghi rõ trong hợp đồng giao khoán và sẽ nhận được sự thỏa thuận từ các bên trước khi tiến hành chính thức.
2.2. Hợp đồng giao khoán công việc từng phần
Đây là hợp đồng mà người nhận khoán phải tự lo về các công cụ làm việc hay nói đúng hơn là các cơ sở vật chất để thực hiện công việc. Và về phía người giao khoán thì họ sẽ chỉ chi trả tiền khấu hao về công cụ lao động và phần tiền công cho người lao động khi họ ký kết hợp đồng khoán.
Lấy ví dụ thực tế khi bạn nhận một project về viết bài trên website của doanh nghiệp. Điều này tương đương, bạn sẽ phải chuẩn bị laptop cá nhân để làm việc - chi phí cơ sở vật chất. Và bạn sẽ viết bài lên website của công ty rồi nhận nhuận bút cho các bài viết đã hoàn thành - chi phí nhân công trong thời hạn đã kí. Công việc này là một loại công việc có thể đưa vào hợp đồng giao khoán công việc từng phần.
3. Cách tính lương khoán
Để tính được lương khoán thì phải căn cứ vào khối lượng công việc đã hoàn thành theo đúng thời gian, đơn giá và chất lượng đã nêu rõ trong hợp đồng. Bạn có thể áp dugj công thức sau để tính mức lương khoán:
Lương khoán = Số lượng x Đơn giá lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành
Mình sẽ lấy lại ví dụ phía trên. Bạn được thuê viết bài cho công ty trong vòng 3 tháng. Với mỗi bài bạn sẽ được trả 75.000 đồng (nhuận bút trung bình đối với 1 bài viết mới).
Do vậy, nếu bạn hoàn thành được 200 bài trong một tháng thì bạn sẽ được hưởng: 200 x 75.000 x 100% = 15.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu bạn hoàn thành được 200 bài trong một tháng nhưng trong đó, có 1 bài bạn chỉ mới hoàn thành được 50% khi đã hết thời hạn hợp đồng thì bạn sẽ được hưởng: 199 x 75.000 x 100% + 1 x 75.000 x 50% = 14.962.500 đồng
Vì vậy, khi bạn kí kết hợp đồng giao khoán thì cần chú ý đến mức đơn giá lương khoán để có thể tính ra thành quả lao động cũng như nhuận bút mà mình được hưởng nhé.
> Nhờ vả đồng nghiệp như thế nào cho đúng cách?
> 10 cách giúp bạn cải thiện hiệu suất công việc
Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh