Bước vào trường đời thì có đến 1001 câu chuyện thị phi khác nhau mà bạn sẽ gặp phải. Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu về 10 tuyệt chiêu hạ gục đồng nghiêp xấu tính nhé!
1. Thẳng thắn góp ý
Khi nhìn nhận sự việc đang đi xa với thực tế của nó thì bạn cần tiếp nhận nguồn thông tin chính xác thẳng thắn đối diện trực tiếp với cá nhân công kích bạn. Vì lời nói thẳng nói thật không những giải quyết được mâu thuẫn mà còn giúp hiểu nhau hơn. Biết đâu sau này hai bạn là đồng nghiệp tốt của nhau thì sao.
Nếu như bạn rơi vào trường hợp bị người đồng nghiệp thân thiết nói xấu, cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ hành xử như vậy trước khi “bù lu bù loa” nhé. Hiểu nguyên nhân vì sao họ nói như vậy? Những lời họ nói về bạn có đúng sự thật hay chỉ là vu khống? Hoặc cũng rất có thể là bạn đã gây ra hiểu lầm trong mối quan hệ này.
Nói chung việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ là cách tốt nhất giúp bạn biết mình nên giải quyết như thế nào. Vì thế, hãy thẳng thắn hỏi trực tiếp người bạn đồng nghiệp đó và cùng nhau troa đổi lại về hành vi của người bạn đó. Nếu lỗi phần lớn đến từ phía bạn, bạn cũng có thể góp ý để người đồng nghiệp xấu tính đó có cách cư xử đúng mực hơn thay vì việc lôi tật xấu của bạn ra để đi nói cho một người thứ ba nào khác.
2. Kêu gọi người bị hại
Rõ ràng với bản tính một người hay ngồi lê đôi mách tọc mạch chuyện đời tư thì đối tượng nói xấu không chỉ dừng lại ở mình bạn. Hãy “tập hợp” tất cả người bị hại cùng đi giải quyết chuyện một lần để các tin đồn thất thiệt không lan nhanh lan xa. Đồng nghiệp xấu sẽ rơi vào tình thế “bị đánh úp” và chắc chắn sau lần đó sẽ không dám dùng chiếc miệng xinh đẹp nhắc đến cuộc sống của người khác với thái độ mỉa mai phóng chuyện được nữa. Nhưng cách này đồng nghĩa với việc bạn và người đồng nghiệp ấy sẽ chẳng bao giờ cùng chung chiến tuyến. Có khi sự cạnh tranh sẽ tăng cao hơn trong công việc.
Bạn biết không, một khi đồng nghiệp của bạn đã “khó ở”, thì họ sẽ “khó ở” với rất nhiều người chứ không phải mỗi mình bạn đâu! Vì vậy, bạn sẽ không phải cô đơn vì trong công ty, sẽ có vài cô bạn/anh bạn đồng nghiệp thấu hiểu nỗi khổ sở của bạn. Thường thì chúng ta hay có xu thế “âm thầm chịu đựng” khi rắc rối chỉ xảy ra với riêng mình, nhưng chúng ta dường như có thêm dũng khí, kiên cường đối mặt hơn khi có “đồng minh” bên cạnh. Do đó, khi xảy ra mâu thuẫn, dù là ở bất cứ tình huống nào, nếu bạn dám đứng lên phản đối, góp ý với “đồng nghiệp xấu tính” thì chắc chắn các “đồng minh” sẽ đứng về phía bạn và bảo vệ bạn nếu có thể.
TOP 7 tuyệt chiêu hạ gục đồng nghiệp xấu tính
3. Không chấp tiểu nhân
Đây còn được hiểu theo dạng: Không quan tâm, mặc kệ ai nói gì đồn gì hãy cứ là chính mình. Chứng minh lời đồn đại, nói xấu vô căn cứ ấy bằng thực lực của mình là cách đáp trả văn minh nhất đối với những kẻ luôn muốn hạ bệ bạn.
Sức chịu đựng của mỗi người chỉ có giới hạn, bạn không thể cứ mãi im lặng và chịu đựng sự lấn lướt của những người không có thiện cảm với mình.
Ví dụ, nếu đồng nghiệp vẫn liên tục “quấy rối” và không tôn trọng bạn, hãy thẳng thắn góp ý khéo léo khi chỉ có hai người. Bên cạnh đó, bạn cần thể hiện được thái độ nghiêm túc, dứt khoát của mình và nói cho họ biết hậu quả sẽ ra sao nếu như họ tiếp tục cư xử không phù hợp ở những lần hợp tác sau.
4. Luôn cẩn trọng trong mọi trường hợp
Trong môi trường công sở việc ganh đua thiệt hơn không chỉ dừng lại ở việc nói xấu mà còn đi xa hơn đó là chơi xấu. Hãy luôn cẩn trọng với những kế hoạch bạn làm. Đề phòng kẻ gian cao nhất có thể. Đừng tạo cơ hội cho những người đối đầu vs bạn có cơ hội hạ gục bạn.
5. Sếp – Vị cứu tinh cần thiết nhất
Sau tất cả dù đã dùng 77 – 49 phương pháp nhưng những kẻ nói xấu và có hành động xấu vẫn chứng nào tật nấy thì hãy nhờ “chiếc phao cứu sinh” cuối cùng đó là sếp của bạn. Bày tỏ một cách khéo léo về tình trạng trong công ty với sếp. Dù kẻ xấu tính ấy có thủ đoạn cỡ nào thì đứng trước sếp cũng chỉ đơn giản hóa thành một chú cừu non dạ dạ vâng vâng. Nếu không thì dĩ nhiên hậu quả xảy ra không lường trước được.
6. Luôn là người đi trước
Hãy chắc chắn rằng, bản thu hoạch sau chuyến công tác cả tháng trời mà bạn vất vả ngược xuôi đã được cất giữ và sao lưu kỹ càng. Bởi nếu không cẩn thận rất có thể người đồng nghiệp xấu sẽ nhân cơ hội để ăn cắp hoặc phá hoại thành quả của bạn. Phải luôn cẩn trọng và đặc biệt là không nên tiết lộ bí mật hoặc những điều bạn không muốn công khai, với những người đồng nghiệp xấu.
Đây là một trong những nguyên tắc ứng xử thông minh trong bộ ứng xử văn hóa với đồng nghiệp. Trước khi tạo điều kiện để họ có thể chơi xấu chúng ta thì tốt nhất bạn nên cẩn thận để họ không còn cơ hội, cũng coi như là việc bạn không còn cơ hội để có thể nghĩ xấu về họ,. Vì thế, nếu như có tài liệu quan trọng nào mà bạn đã phải vất vả ngược xuôi để hoàn thành nó, hãy lưu trữ copy và cất giữ cẩn thận để đề phòng trường hợp có người chơi xấu sau lưng, phá hủy đi thành quả của bạn. Không thể tránh xa người đồng nghiệp xấu bởi bạn phải làm việc chung với họ hành ngày, nhưng bạn vẫn có cách để tránh xa những thủ đoạn không lành mạnh của họ. Chớ tiết lộ điều gì quan trọng hoặc bí mật cho những người bạn không tin cậy để tránh mang họa vào mình trong công việc.
7. Nhân hậu là vàng
Mỉm cười là cách “giải trừ vũ khí” quan trọng nhất nhằm vào đối phương mà bạn có thể sử dụng khi đối phó với những đồng nghiệp xấu tính. Sự việc đã đành, thay vì tức giận, mắng mỏ đồng nghiệp xấu, bạn nên tỏ thái độ tích cực để nhìn nhận vấn đề. Nếu làm được điều này, có lẽ đồng nghiệp xấu sẽ không còn nói được bạn nữa.
Cuối cùng, dù là đối phó với đồng nghiệp hay đối phó với sếp xấu tính, thì tốt nhất bạn nên thực hiện chân lý “nhân từ”. Mỉm cười và cho qua mọi chuyện là cách hay nhất, cũng là thứ vũ khí sắc bén nhất nhằm vào đối phương. Nếu như đồng nghiệp của bạn đã kịp tạo ra những điều không hay thì bạn nên nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn bởi dù sao thì việc cũng đã rồi. Nếu bạn tức giận và để những thù hằn vướng bận trong tâm lý thì người tổn thất lớn nhất vẫn là bạn chứ không phải một ai khác. Thay vào đó, hãy tích cực và vui vẻ khắc phục khó khăn. Kẻ đồng nghiệp xấu tính sẽ rất ngỡ ngàng, khó hiểu khi mục đích hạ gục bạn của họ không thành công.
8. Học cách đòi hỏi
Trong buổi thảo luận, nếu bạn bị tổn thương do người khác cư xử thiếu lịch sự, hãy hít thở thật sâu, giữ trạng thái bình tĩnh nhất có thể. Bước tiếp theo là “đòi hỏi” họ phải đưa ra những ý tưởng, giải pháp về những vấn đề mà trước đó họ đã “cười nhạo” bạn. Nếu họ không làm được, họ sẽ tự cảm thấy thẹn thùng vì cách hành xử của mình. Nếu họ đưa ra được đề xuất hay, điều này sẽ giúp ích cho “team” của bạn, và điều bạn cần làm là triển khai chiến thuật khác ngay.
9. Cạnh tranh hay thù địch?
Một ít sự cạnh tranh luôn được coi là liều thuốc tốt và đáng mong đợi để kích thích năng suất lao động và tạo ra mục tiêu phấn đấu. Nhưng nếu quá nhiều cạnh tranh thì dễ dẫn đến đổ vỡ và thù địch. Mẫu đồng nghiệp này sẵn sàng đánh bại bạn để tiến thân, hãy cẩn thân, đừng chơi quá thân và để lộ cho họ biết nhiều điểm yếu của bạn.
Để tránh biến mình thành nạn nhân của mẫu người này, bạn cần rất tế nhị khi chia sẻ vinh quang trong công việc với họ, nếu không, ngay lập tức bạn sẽ biết thế nào là câu: “Hãy đợi đấy!”. Bạn hãy giúp họ nhận thấy điểm mạnh của chính họ, giúp họ có cái nhìn tốt hơn về bản thân. Điều này sẽ giúp họ bớt dần sự cạnh tranh trong mọi điều bạn nói hay làm.
10. Xem xét xem bạn có thể có lợi ích gì nếu hợp tác làm việc với đồng nghiệp xấu hay không?
Hãy dành một vài phút để suy nghĩ kỹ về tình huống mà bạn đang rơi vào với đồng nghiệp xấu, nghĩ về tình huống đó thật khách quan. Chuyên gia Achor gợi ý, bạn có thể tự hỏi bản thân: Liệu anh/cô ấy (đồng nghiệp xấu tính) thực sự là một mối đe dọa đối với bạn hay thực ra, bạn có thể một vài điều từ một người cơ hội?
“Nếu anh/cô ấy thực sự là một mối đe dọa, tốt nhất bạn nên tránh. Nhưng nếu không, tại sao không thử hợp tác, làm việc cùng”, ông Achor nói. “Kẻ thù ngày hôm nay chưa chắc đã là kẻ thù vào ngày mai”.
> Nhờ vả đồng nghiệp như thế nào cho đúng cách?
> 10 cách giúp bạn cải thiện hiệu suất công việc
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp