Bạn thích viết lách? Bạn muốn đi xa hơn trong ngành biên tập sách? Vậy thì hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu về nghề biên tập sách nhé!

TOP 5 công việc freelancer có thu nhập cao

TOP 5 công việc freelancer có thu nhập cao

Ngày nay, xu hướng làm việc freelancer đã và đang rất thịnh hành tại Việt Nam. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, freelancer đang là lựa chọn ưu tiên của thế hệ gen Z.

1. Biên tập viên sách là công việc gì?

Biên tập viên sách là công việc hỗ trợ tác giả xây dựng nội dung, hoặc chỉnh sửa nội dung tùy thuộc vào chất lượng bản thảo của tác giả. Nếu là một biên tập viên sách, bạn có thể tham gia sâu vào nội dung sách.

Công việc của biên tập viên sách cũng có thể gồm cả sửa chính tả, nhưng đó không phải mục tiêu chính yếu. Ở một số đơn vị xuất bản nhỏ, hai vị trí biên tập viên sách và người đọc chính tả có thể chập làm một. Tại các đơn vị xuất bản vừa và lớn, những nơi đó thường có ban đọc chính tả riêng và được coi như một bộ phận của khối làm hình thức cuốn sách, trong khi biên tập viên là khối làm nội dung.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về nghề biên tập sách - Ảnh 1

Tất tần tật những điều bạn cần biết về nghề biên tập sách

2. Khái quát công việc của một biên tập viên sách

Các công việc của biên tập viên sách có thể khái quát 6 đầu việc chính sau:

– Biên tập viên sách tìm kiếm bản thảo. Việc tìm kiếm dựa vào hai cách chính:

+ Tìm đến các tác giả tốt, phù hợp. Có thể là tác giả tự viết trọn vẹn một bản thảo, hoặc có thể biên tập viên đề xuất ý tưởng và tìm kiếm tác giả thực hiện ý tưởng đó.

+ Duyệt các bản thảo gửi đến, dựa trên các tiêu chí nhất định của đơn vị xuất bản. Biên tập viên sách sẽ luôn luôn phải đặt bản thảo trong bức tranh tổng thể, của đơn vị xuất bản, của thị trường nói chung để có thể định vị bản thảo, xem nó có khả năng xuất bản hay không.

– Ký kết bản quyền.

+ Bản thảo nếu được duyệt thì biên tập viên sách sẽ tổ chức ký hợp đồng bản quyền với tác giả.

– Biên tập bản thảo.

+ Việc chỉnh sửa một bản thảo thường có nhiều cấp độ khác nhau. Có những bản thảo biên tập viên sách phải tham gia đặt những viên gạch đầu tiên. Có những bản thảo cần sửa câu cú, diễn đạt cho sáng sủa mạch lạc và cũng có những bản thảo chỉ cần sửa chính tả. Dù sửa chữa ở mức độ cao hay mức độ đơn giản vẫn cần một biên tập viên sách theo dõi cả quy trình một cuốn sách ra đời.

– Kiểm soát thiết kế & bìa.

+ Biên tập viên sách sẽ làm việc với họa sĩ thiết kế để kiểm soát thiết kế có chuẩn xác, phù hợp hay không.

– Truyền thông khi sách phát hành.

+ Biên tập viên sách cung cấp các thông tin về tác giả và nội dung sách cho phòng truyền thông, tham gia làm sự kiện ra mắt, tọa đàm, trả lời phỏng vấn của báo chí, hỗ trợ truyền thông cá nhân của tác giả.

– Theo dõi đường đi của cuốn sách.

Sau khi sách phát hành, biên tập viên cần theo dõi phản hồi của độc giả, sức bán,… làm cơ sở cho quyết định khai thác tác giả và đề tài sau này.

3. Mức lương của một biên tập viên sách

Nếu như bạn cam kết là một biên tập viên sách toàn thời gian, thu nhập của bạn sẽ đến từ nhiều nơi.

– Thu nhập chính thức của biên tập viên sách trong đơn vị xuất bản, bao gồm: mức lương cố định cho vị trí của bạn; lương sản phẩm dựa trên các bản thảo bạn xử lý; doanh thu cuối năm dựa trên những đầu sách bán tốt.

– Thu nhập không chính thức: đến từ việc làm cộng tác viên cho báo chí, cộng tác viên website, diễn giả tại các sự kiện, thành viên các dự án văn hóa, chuyên gia tư vấn dự án sách, giảng viên thỉnh giảng cho các đơn vị tổ chức, hoặc các khóa học tự tổ chức,…

– Những bạn mới bước chân vào nghề biên tập viên sách có thể nhận được mức lương cứng từ 6 – 8 triệu đồng. Sau 2 đến 3 năm, lương của bạn có thể là 8 – 10 triệu đồng, và tăng dần qua các năm, tất nhiên phụ thuộc vào việc bạn cống hiến cho công việc đến đâu.

4. Những kĩ năng và trình độ cần có của một biên tập viên sách

Điều kiện đầu tiên với một biên tập viên là khả năng ngôn ngữ tốt, sử dụng từ ngữ, ngữ pháp chuẩn, linh hoạt, vốn từ rộng, hiểu được các từ cổ, ít dung cũng như những biến thể mới của ngôn ngữ hiện đại. Bởi vậy, phần lớn các biên tập viên của các đơn vị xuất bản đề có trình độ học đại học trở lên, thường là bằng chuyên ngành ngữ văn hoặc các ngành xã hội – nhân văn khác.

Để biên tập sách chuyên môn, người biên tập cần có năng lực về chuyên môn đó. Ví như sách về khoa học kĩ thuật thì một biên tập viên dù có tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngữ văn loại ưu cũng khó mà biên tập được. Khi biên tập các tác phẩm nghệ thuật, yêu cầu biên tập viên phải có độ nhạy cảm ngôn ngữ, hình tượng như người sáng tác. Bởi vậy, chúng ta thường thấy những biên tập viên văn chương thường cũng là một nhà văn, nhà thơ.

Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau.

Ngoài ra, cần phải bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận dễ dàng với kho sách của nhân loại, từ đó cho ra đời những cuốn sách có giá trị quốc tế.

Việc biên tập ở các công ty thường được làm theo nhóm, nhờ vậy, các biên tập viên sẽ tự tin hơn, nhưng cũng dễ nảy sinh bất đồng do các bạn trẻ thường đặt "cái tôi" cao nên nhiều khi làm việc cũng căng thẳng. Để hạn chế điều này các bạn nên tập lắng nghe nhiều hơn và tập chọn kết quả công việc theo số đông. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc nhóm.

> Làm sao để xác định công ty tuyển dụng lừa đảo?

> 9 mẹo để tăng sự tự tin

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp