Một doanh nghiệp muốn phát triển không ngừng thì việc quản trị nguồn nhân lực phải được thực hiện một cách đồng bộ và công bằng. Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu về HR Dept để biết rõ hơn về công việc của một người quản lý nhân sự nhé!
1. HR department là gì?
HR department (Human Resources department) là bộ phận hành chính nhân sự của doanh nghiệp được thành lập với các nhiệm vụ như: đảm bảo nhân viên của tổ chức được quản lý, đưa ra các chính sách và quy định để đảm bảo quyền lợi của người lao động Bên cạnh đó, bộ phận này cũng chịu trách nhiệm tuyển dụng, sa thải và thực thi các chính sách, quy định dành cho cán bộ nhân viên.
2. Các chức năng chính của Hr department
2.1. Tuyển dụng và đào tạo
Tuyển dụng và đào tạo là một trong những nhiệm vụ chính mà HR phải đảm nhiệm. Công việc này thường yêu cầu nhân sự phải đăng tin tuyển dụng trên các kênh social, các kênh tuyển dụng chuyên nghiệp,… Bên cạnh đó, đào tạo nhân viên mới cũng là nhiệm vụ chính mà một người làm HR phải đảm nhiệm. Bộ phận nhân sự thường xuất bản các tài liệu đào tạo bao gồm các cuốn sổ tay hướng dẫn chi tiết tất cả các khía cạnh của công việc.
HR Dept là gì? Vai trò và công việc của HR Dept trong doanh nghiệp
2.2. Lưu trữ hồ sơ nhân sự
Mỗi người lao động sẽ có một bản hồ sơ nhân sự, sơ yếu lý lịch riêng,.. Vì vậy, bộ phận hành chính nhân sự chính là người đảm nhận vai trò lưu trữ và quản lý tệp dữ liệu này cả giấy tờ lẫn dữ liệu trực tuyến.
2.3. Thực hiện truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ chính là phương thức giúp gắn kết mối quan hệ của nhân viên – nhân viên, nhân viên – lãnh đạo. Khi có tranh chấp hoặc hiểu lầm giữa các nhân viên hoặc giữa nhân viên và người quản lý, thì các cán bộ nhân sự là người đứng ra hòa giải. Nhân viên được khuyến khích đưa các vấn đề liên quan đến sự chú ý của nhân viên phòng nhân sự để giải quyết.
2.4. Kế hoạch cải thiện hiệu suất của người lao động
Để tối đa hóa năng suất của người lao động, việc đào tạo thường được thực hiện thường xuyên hoặc khi sản phẩm mà doanh nghiệp được cải tiến. Bộ phận hành chính có thể thực hiện đào tạo tại chỗ hoặc thuê các chuyên gia về đào tạo để nâng cao nhận thức của nhân viên và nhà quản trị.
2.5. Cập nhật, thay đổi các chính sách của doanh nghiệp
Thị trường kinh doanh sẽ thay đổi theo thời gian và các chính sách mà doanh nghiệp đề ra cho mọi nguồn lực trong quy trình vận hành của mình cũng luôn phải thay đổi, cập nhật. Làm HR department chính là đưa ra các bản cập nhật mới khi các chính sách cũ không còn tối ưu trong thời điểm hiện tại và phổ biến nó cho người lao động, tới các phòng ban cụ thể.
Đôi khi một chính sách nên được cập nhật như một phản ứng đối với một sự kiện xảy ra. Nhân sự phải luôn được tham gia và tham khảo ý kiến về những quyết định này.
3. Mô tả công việc của HR Dept
HR Dept mang tính dài hạn, ảnh hưởng trực tiếp tới con người. Do đó, cơ cấu của phòng nhân sự thường chia thành các bộ phận nhỏ hơn, đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả, gồm: Bộ phận tuyển dụng, tiền lương, quản lý hợp đồng, bảo hiểm, đào tạo. Tùy thuộc vào từng bộ phận mà các nhân viên nhân sự của phòng HR Dept sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Cụ thể là:
3.1. Công việc của bộ phận tuyển dụng
- Lập kế hoạch, triển khai công tác tuyển dụng.
- Tiếp cận truyền thông để đưa thông tin tuyển dụng tới các ứng viên tiềm năng.
- Tạo mối liên kết với các nguồn cung ứng nhân lực chất lượng: Trường Đại học, Cao đẳng, trường đào tạo nghề,… phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của từng đơn vị.
- Đề xuất với cấp trên ý tưởng nhằm nâng cao chất lượng công việc của nhân viên công ty và bộ phận nhân sự.
- Trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp lý tuyển dụng.
3.2. Công việc của bộ phận tiền lương
- Tính toán tiền lương, chế độ chính sách phúc lợi liên quan tới nhân viên công ty.
- Tính toán, quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên có mức thu nhập đóng thuế theo đúng quy định pháp luật.
- Thông báo quy định, chính sách: Ca làm việc, Khen thưởng, kỷ luật,…. tới nhân viên.
3.3. Công việc của bộ phận quản lý hợp đồng
- Phụ trách quản lý hợp đồng lao động cho nhân viên.
- Hướng dẫn nhân viên mới nắm rõ hợp đồng lao động, tiền lương, chính sách phúc lợi tại công ty.
- Theo dõi, thực hiện chế độ nghỉ việc, hết hạn hợp đồng lao động.
- Báo cáo định kỳ, thực hiện các công việc khác theo chỉ thị của cấp trên.
3.4. Công việc của bộ phận bảo hiểm
- Phụ trách công việc đăng ký, trích nộp tiền bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… cho nhân viên.
- Thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan tới các trường hợp ốm đau, thai sản cho nhân viên.
- Rà soát, làm thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên theo đúng quy định.
- Báo cáo định kỳ cho cấp trên và các công việc khác theo yêu cầu.
3.5. Công việc của bộ phận đào tạo
- Lập kế hoạch, triển khai đào tạo cho nhân viên, nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Đảm bảo kế hoạch đào tạo diễn ra đúng thời hạn, chất lượng.
- Đưa ra giải pháp với mục tiêu nâng cao chất lượng nhân viên.
- Hướng dẫn, đào tạo quy định, văn hóa doanh nghiệp cho các nhân viên mới.
4. Mức lương của HR Dept
Mức lương của HR Dept tùy thuộc vào vị trí làm việc tại phòng. Đối với những sinh viên mới ra trường, bắt đầu làm việc trong ngành nhân sự sẽ có thu nhập trung bình rơi vào khoảng từ 5 triệu đồng.
Đối với các vị trí cao hơn trong phòng nhân sự thì mức lương có thể lên tới 20-30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để nhận được mức lương này các bạn cần phải là người có kinh nghiệm và trình độ quản trị nhân lực.
5. Lộ trình thăng tiến
Tại Phòng nhân sự, các vị trí sẽ tương ứng với năng lực, kinh nghiệm làm việc của từng cá nhân. Lộ trình phát triển của nhân viên từ: Nhân viên, đến chuyên viên, giám sát, phó phòng và trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận những trọng trách lớn liên quan tới mảng nhân sự của doanh nghiệp.
Để thăng tiến tới các vị trí cao hơn tại HR Dept, các cá nhân cần nỗ lực rèn luyện trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng. Thông thường, đối với vị trí chuyên viên các bạn sẽ cần 2-5 năm, thậm chí 10-25 năm để đảm nhận được vị trí Giám đốc nhân sự, đủ khả năng để giải quyết các vấn đề liên quan tới nhân sự của doanh nghiệp.
6. HR department trong thời đại 4.0
6.1. Hoạch định và triển khai chiến lược nhân sự
Trước đây, công việc hoạch định chiến lược và triển khai là nhiệm vụ của phòng ban kế hoạch cũng các bộ phận thực thi khác. Nếu coi chiến lược được vạch ra là một bức tranh hoàn chỉnh, thì HR – với nhiệm vụ tìm kiếm nhân sự cho kế hoạch – sẽ chỉ được coi là một “mảnh ghép” hay một “chi tiết tô điểm” thêm cho bức tranh đó.
Tuy nhiên, trước diễn biến mới này, HR phải tham gia ngay từ đầu vào việc hoạch định chiến lược của tổ chức và phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để tạo nên khung chiến lược hoàn chỉnh, chứ không chỉ là người được cầm tay chỉ việc như trước nữa.
Bởi lẽ, HR Department là bộ phận làm việc trực tiếp với nhân viên, họ chính là những người thấu hiểu nhân viên rõ nhất. Mọi ý tưởng dù ít, nhiều cũng đáng được trân trọng, khi được tham gia trong quá trình xây dựng, họ có thể kịp thời góp ý để các nhà hoạch định đi đúng hướng với câu chuyện nhân viên thay đổi quá nhanh như hiện nay.
6.2. Chuyên gia trong lĩnh vực hành chính
Từ bao đời nay công việc của HR được nhìn nhận chủ yếu là chuyên viên hành chính, nhưng giáo sự Ulrich cho rằng họ cần phải được thăng cấp thành chuyên gia hành chính. Bởi họ không chỉ đóng vai trò là người thực thi kế hoạch sao cho đúng, là người làm theo chỉ đạo cấp trên để tăng cái này, giảm cái kia khiến cho nhân viên luôn cảm thấy HR là bộ phận cản trở, phiền nhiễu.
Thay vào đó, HR đã được tạo điều kiện nâng cao năng lực và vai trò của mình trong công ty, bằng cách tư vấn để các bộ phận khác hiểu rõ cách làm việc hiệu quả, cảm thấy thật sự hài lòng với chính sách doanh nghiệp. Bộ phận HR vừa là chuyên gia tư vấn, lại vừa là chuyên gia tâm lý.
6.3. Thúc đẩy động lực nhân viên
“Thu phục” nhân tài trong thời đại nào cũng khó, nhưng một, hai năm trở lại đây, vấn đề này càng trở nên nhức nhối. Đại dịch COVID-19 bùng bổ khiến doanh nghiệp phải cắt giảm lương thưởng, nhưng yêu cầu dành cho nhân viên lại nhiều hơn, nếu không thể cân bằng giữa hai yếu tố này, nhân viên có thể sẽ rời đi.
Để duy trì một guồng máy hiệu quả, HR càng cần phải tập trung vào nhiệm vụ tạo động lực, truyền cảm hứng, giúp nhân viên hiểu được ý nghĩa công việc mình đang làm – sự cống hiến nào cũng sẽ được đáp trả. Đồng thời, họ cũng chính là người đại diện cho tiếng nói của nhân viên, để các nhà quản lý thấu hiểu tâm tư của người làm thuê. Không nói quá, HR Department chính là chiếc cầu nối gắn kết nhân viên và các cấp quản lý.
6.4. Thúc đẩy sự tiến lên của doanh nghiệp
“Thay đổi hay là chết” – một khẩu hiệu mà mọi doanh nghiệp trên toàn cầu đều phải chú trọng. Bởi toàn cầu hóa, công nghệ tân tiến – chỉ riêng hai thứ lớn lao ấy cũng đã khiến cuộc sống con người thay đổi nhanh đến chóng mặt và các chỉ số kinh doanh cứ thế biến động theo từng phút, từng giờ.
> HR Director là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về HR Director
> HR Assistant là gì? Công việc chính và kỹ năng của HR Assistant
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp